Ăn mặn ở đây được hiểu là ăn nhiều muối (natri clorua -NaCl) hay các sản phẩm chứa muối mặn như mắm tôm tép, cua cáy, nước mắm... Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều muối là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tăng huyết áp. Theo nghiên cứu mới đây cho thấy: những người ăn dưới 1,6g muối/ngày thì rất ít bị tăng huyết áp; trong khi những người ăn 1,6-8g muối/ngày thì có 15% bị tăng huyết áp, và những người ăn trên 8g muối/ngày có đến 30% bị tăng huyết áp. Trong cơ thể, nước chiếm từ 60-70% khối lượng, muối có vai trò điều hòa lượng nước của cơ thể, giúp kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp, giúp bắp thịt co duỗi... Khi ăn nhiều muối, áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên khiến lượng nước vào máu phải tăng lên, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, thận hư nhiễm mỡ... Theo khoa học, nhu cầu muối hằng ngày là: người bình thường 4-6g, với người tăng huyết áp thì chỉ dùng 2-4g, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỷ lệ ít hơn. Bạn nên tuân thủ chế độ điều trị bệnh tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ và rất cần hạn chế ăn mặn chứ không cần kiêng hoàn toàn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top