ngominhdat82

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Link tải miễn phí Luận văn: Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Trần, Nhân Tông
Phật giáo
Tinh thần nhập thế
Triết học
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Phân tích quan niệm và tinh thần nhập thế của Phật giáo Ấn Độ. Phân tích tư tưởng nhập thế của Phật giáo Trần Nhân Tông. Góp phần làm rõ logic phát triển của tinh thần nhập thế của Phật giáo
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO ..................... 10
1.1. Nhập thế - một xu hướng chung của tôn giáo................................ 10
1.2 Tinh thần nhập thế trong tư tưởng phật giáo Ấn Độ..................... 16
1.2.1 Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Đức Phật ................................ 16
1.2.2 Điển hình nhập thế của Phật giáo thời vua Asoka ........................ 25
1.3 Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam................................... 31
1.3.1 Nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong đạo đức, văn hoá, giáo dục 32
1.3.2 Nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong chính trị, ngoại giao ...... 39
Chương 2: TRẦN NHÂN TÔNG VỚI TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA
PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN ........................................................................... 49
2.1 Phật giáo đời Trần với khuynh hướng nhập thế ............................ 49
2.1.1 Sự lựa chọn tích cực của Phật giáo đời Trần ................................ 49
2.1.2 Tinh thần nhập thế của Trần Thái Tông (1218 - 1277 )................ 54
2.1.3 Tinh thần nhập thế của Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 - 1291)...... 61
2.2 Trần Nhân Tông và một số biểu hiện tinh thần nhập thế của ông 66
2.2.1 Trần Nhân Tông và một số tư tưởng nhập thế căn bản................. 66
2.2.2 Nhập thế của Phật giáo trong chính trị, ngoại giao....................... 74
2.2.3 Nhập thế của Phật giáo trong giáo dục đạo đức, văn hóa ............ 88
KẾT LUẬN .................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà nhân loại đạt được trong
nền văn minh vật chất thì những giá trị văn hoá tinh thần, tôn giáo không hề
bị xem nhẹ, mà ngược lại càng được coi trọng hơn. Trong điều kiện lịch sử
mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi bản thân mình để phù hợp với sự
thay đổi của xã hội. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp
thêm phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, giữa các quốc gia. Vì vậy việc nghiên cứu tinh thần nhập thế của
tôn giáo không thể bỏ qua.
Nhân loại hiện nay đang bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, hay nền
văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đời sống kinh tế rất phát triển
với một khối lượng của cải vật chất đồ sộ do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang
lại, thì đời sống tinh thần của con người trong xã hội hiện đại đang phải đối
mặt với những khổ nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và
xung đột, ô nhiễm môi trường, và sự tha hóa về mặt đạo đức lối sống… Đối
mặt với những khổ nạn ấy, Phật giáo với giá trị nhân bản trong việc giải
thoát cho con người dường như đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh, khoảng
trống và nỗi thất vọng trong lòng con người. Bằng khả năng điều chỉnh sự
cân bằng trong nội tâm, Phật giáo có thể giúp con người sống hài hòa trong
thế giới này.
Phật giáo là một tôn giáo lớn, và ngày nay chúng ta không khỏi ngạc
nhiên khi thấy nhân loại, đặc biệt là các nước phương Tây đang có trào lưu
hướng về châu Á, hướng về đạo Phật. Điều này có thể lý giải một phần từ
những giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo. Hơn nữa, Phật giáo đã thực sự
nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngay cả các hoạt động kinh tế
kinh doanh. Phật giáo không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm thần,
làm thánh hay xuất gia làm hòa thượng trong chùa chiền, nơi rừng sâu, mà
Phật giáo hướng tới cải tạo xã hội, cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho
loài người tiến bộ và nhân văn hơn.
Ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập vào từ rất sớm và đã nhanh chóng
hòa quyện với tín ngưỡng bản địa của người Việt, trở thành một tôn giáo dân
tộc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Phật giáo luôn đồng
hành cùng dân tộc. Các thiền sư Việt Nam, đặc biệt dưới các triều đại Đinh,
Tiền Lê, Lý, Trần đã nhập thế tích cực khi đem tài năng và trí tuệ của mình
phục vụ đất nước, dân tộc; nhưng không hề cầu màng danh lợi, quyền uy mà
luôn giữ thái độ xuất thế. Phật giáo do vậy còn tạo nên những yếu tố quan
trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trải suốt hơn 2000 năm qua,
tuy có lúc được thể hiện rõ, có lúc chưa được làm sáng tỏ nhưng điều quan
trọng là vẫn liên tục phát triển và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Tinh thần nhập thế ấy càng được thể hiện
rõ dưới thời kỳ nhà Trần, đặc biệt trong tư tưởng “Cư trần lạc đạo” của Trần
Nhân Tông.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông là điển hình nhập thế trong lịch sử tư
tưởng Phật giáo Việt Nam - Người đã ứng dụng rất linh hoạt tinh thần Phật
giáo trong đường lối trị quốc, an dân, bình thiên hạ. Ông là nhà lãnh đạo tài
ba sớm thấy được vai trò nhập thế của Phật giáo nên đã nhường ngai vàng
cho con, lên Núi Yên Tử thành lập Thiền phái Trúc Lâm để thống nhất một
Phật giáo Đại Việt với tư cách quốc giáo.
Với phương châm: “đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, ngày nay
Phật giáo vẫn đồng hành cùng dân tộc trong tiến trình xây dựng xã hội chủ
nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác -Lênin và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chúng
ta cần tiếp tục khai thác vai trò nhập thế đã từng thành công của Phật giáo
vào mục đích chung của dân tộc hôm nay. Trong bối cảnh đất nước, xã hội
và con người Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu tinh thần nhập thế của
Phật giáo, với điển hình là tư tưởng Phật giáo nhập thế của Trần Nhân Tông
sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về một giá trị văn hoá dân
tộc để có thái độ đối xử và kế thừa đúng đắn, góp phần xây dựng thành công
xã hội mới.
Với những lý do trên, cùng với sự yêu thích và say mê nghiên cứu Phật
giáo Việt Nam, tui đã chọn đề tài: “Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật
giáo của Trần Nhân Tông” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo là một tôn giáo - triết học lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có một khối lượng khá đồ sộ các
công trình nghiên cứu tổng quan về Phật giáo hay các khía cạnh khác nhau
của Phật giáo. Riêng nghiên cứu vấn đề nhập thế của Phật giáo nói chung và
tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông nói riêng
cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, mà chủ yếu là
rất nhiều các bài viết đề cập tới vấn đề này từ các góc độ khác nhau song
chưa thành một mạch hệ thống.
*Về khái niệm nhập thế và tinh thần nhập thế của Phật giáo cũng đã
có nhiều bài viết nghiên cứu, tiêu biểu là Đỗ Quang Hưng với “Phật giáo
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa” (tạp chí Khoa học xã hội
số 9/2006, tr. 58-66). Trong bài viết này, tác giả đã rất đề cao vai trò của
Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung
cho phù hợp với thời đại mới, từ đó chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai
đoạn hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo
nhập thế. Khái niệm “nhập thế” được tác giả phân tích, chứng minh là không
đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của Phương Tây. Xu hướng nhập thế
của Phật giáo được tác giả khảo cứu qua Phật giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc
và Phật giáo Việt Nam. Tác giả Đới Thần Kinh (Trần Nghĩa Phương dịch)
với “Thế tục hóa và thần thánh hóa” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 4/2007,
tr. 11-17) đã xuất phát từ phân tích khái niệm thế tục hóa của tôn giáo nói
chung khi các tôn giáo đều có xu hướng chuyển từ lấy thần thánh làm trung
tâm sang lấy con người và xã hội loài người làm trung tâm, từ đó đi đến
khẳng định xu hướng của Phật giáo ở Châu Á là Phật giáo nhập thế. Tác giả
dường như đã đồng nhất khái niệm “nhập thế” với khái niệm “thế tục hóa”
và kết luận “dưới sự chỉ đạo của tinh thần nhập thế, các tôn giáo tích cực
tham gia bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy các công cuộc phát triển xã hội,
phục vụ xã hội”.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Phật giáo dân gian: con đường
nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 8/2008,
tr. 25-32) đã phân tích rất cụ thể khái niệm nhập thế dưới góc độ chức năng,
nhiệm vụ của tăng ni, phật tử và đi đến kết luận, Phật giáo nhập thế là Phật
giáo từ bi và đắc dụng. Sau đó tác giả phân tích, làm rõ tinh thần nhập thế
của Phật giáo dân gian Việt Nam. Tác giả Trần Hồng Liên với “Chức năng
của Phật giáo đối với vấn đề Kinh tế” (tạp chí Khoa học xã hội số
9+10/2007, tr. 81-89) và “Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề xã hội”
(tạp chí Khoa học xã hội số 5/2008, tr. 55-65) đã phân tích và làm rõ vai trò,
chức năng của Phật giáo ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế, xã hội.
Tác giả đi đến khẳng định Phật giáo trong xã hội hiện đại là Phật giáo nhập
thế, thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng là Phật giáo từ bi và trí tuệ.
KẾT LUẬN
Nhập thế hiện nay là xu hướng chung trong sự phát triển của các tôn
giáo hiện đại và đặc biệt biểu hiện rõ nét trong Phật giáo - một tôn giáo xuất
thế nhưng trong nội tại đã hàm chứa tính chất nhập thế rất rõ ràng. Cả cuộc
đời, Đức Phật đi tầm cầu giảng đạo chỉ với một mục đích duy nhất là diệt
khổ, đem lại hạnh phúc, an vui tự tại cho chúng sinh. Người đã làm một cuộc
cánh mạng khi đề xướng tôn giáo mới với nội dung bình đẳng - phi thần
quyền tiến bộ, phủ nhận chế độ đẳng cấp tôn giáo nghiệt ngã của Bà La Môn
giáo. Đức Phật chỉ cho chúng ta con đường đi đến giác ngộ, giải thoát đó là
sự nỗ lực học pháp và hành pháp của mỗi cá nhân, mỗi chúng sinh; mỗi
người phải tự tu tập, khai mở trí tuệ, tự đoạn trừ vô minh và đau khổ.
Trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Asoka là một điển hình của nhập thế.
Ông đã chiến thắng được chính bản thân mình, chuyển “mê” khai “ngộ” và
ứng dụng lời Phật dạy vào xây dựng, thống nhất một quốc gia Ấn Độ rộng
lớn nhất từ trước đến nay. Những hoạt động nhập thế thiết thực của ông
không chỉ mang lại một Quốc gia Ấn Độ thịnh vượng mà còn góp phần phát
triển mạnh mẽ Phật giáo trong và ngoài xứ Ấn Độ.
Sau thời đại Asoka, Phật giáo đã phát triển rộng khắp thế giới, trong đó
có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Với tinh thần từ bi, hỷ hả, cứu khổ cứu
nạn…Phật giáo đã được người Việt tiếp thu một cách tự nguyện. Phật giáo
khi du nhập vào Việt Nam đã tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế của Phật
giáo Ấn Độ. Các thiền sư Việt Nam không xa lánh cuộc đời mà luôn hòa
nhập vào cuộc sống, bằng giáo dục đạo đức, dạy chữ, chữa bệnh…cho dân
chúng, giúp họ sống an vui, hạnh phúc. Các thiền sư Khuông Việt, Pháp
Thuận, Vạn Hạnh… dưới các triều Đinh, Tiền Lê, Lý đã nhập thế tích cực
khi làm cố vấn chính trị, quân sự, ngoại giao cho các nhà vua, trực tiếp cùng
các vua bàn bạc, hoạch định kế sách dựng nước và giữ nước, song luôn giữ
thái độ xuất thế cho nên họ là những người có uy tín và rất được trọng dụng.
Nhập thế cũng là một sự lựa chọn tích cực của Phật giáo đời Trần, tiêu
biểu như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, song
người nhập thế thiết thực nhất phải là Trần Nhân Tông. Ông tiếp thu tinh
thần này từ vua ông, vua cha và thầy dạy của mình ứng dụng Phật giáo vào
chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục và đem lại những kết quả vi
diệu. Ông không chỉ đem lại một xã hội Việt Nam hòa bình, dân chúng âm
no, hạnh phúc mà còn có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam đem lại lợi lạc
cho con cháu Việt Nam muôn đời sau.
Việc Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái Phật giáo Việt Nam
thành một thiền phái duy nhất - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã đưa Phật
giáo Việt Nam trở thành quốc giáo chính thức. Trần Nhân Tông không chỉ
đem đạo Phật đi vào cuộc đời để giáo hóa dân chúng, dạy dân chúng sống
tiết hạnh, đức độ… mà ông còn dùng chính cuộc đời để thực hành đạo. Tất
cả tư tưởng và hành động của ông trước và sau khi xuất gia đều có sự soi
đường chỉ lối của triết lý nhà Phật. Ông là một trong những nhân vật kiệt
xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, đã làm nên một thời đại anh dũng
lấy Thiền Phật giáo làm điểm dựa tinh thần. Tư tưởng “Cư trần lạc đạo”,
“tức tâm tức Phật” của Trần Nhân Tông đã tạo cho Phật giáo Việt Nam một
thế đứng vững chắc, lâu bền trong lòng xã hội Việt Nam.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, trong cơ chế thị trường của Việt
Nam thời đổi mới, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đang hồi sinh,
chấn hưng trở lại. Tiếp nối truyền thống nhập thế, cứu khổ cứu nạn, Phật
giáo Việt Nam hôm nay hướng tới những hành động hiện thực, góp phần vào
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, giải
thoát tâm linh cho con người. Phật giáo không ngừng dấn thân vì một xã hội
Việt Nam ngày càng tốt đẹp, giàu mạnh, văn minh hơn. Vai trò nhập thế của
Phật giáo ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại và trở thành
nhu cầu tinh thần thiết yếu của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân
Việt Nam. Có thể nói, Phật giáo vẫn xứng đáng với vai trò Quốc giáo trong
xã hội Việt Nam hiện nay.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top