luandon_bigben

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra từ rất sớm, nó gắn liền với các cuộc hành trình khám phá thế giới của con người. Có nghĩa là thế giới ngày càng phát triển, tầm nhìn của loài người ngày càng được mở rộng, thì việc giao lưu nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng giữa các quốc gia, các vùng miền ngày càng trở nên phổ biến.
Sau một thời gian đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một cột mốc đặc biệt quan trọng, từ đó nền kinh tế VN đã được định hướng đi theo xu hướng chung của thế giới, đó là xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, hay nói cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thay đổi mạnh mẽ. Góp phần vào sự thay đổi trên phải kể đến thành phần kinh tế tư nhân. Chính sự mạnh dạn, năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân này đã thổi một luồng sinh lực mới vào nền kinh tế nước nhà. Trong số những doanh nghiệp tư nhân đó, có công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương.
Công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương tên viết tắt là Sunhouse JSC, có tiền thân là công ty TNHH Phú Thắng được thành lập năm 2000, là một doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng, với những sản phẩm mang tính đột phá trong công nghệ sản xuất đồ gia dụng như Chảo Chống Dính, Bộ Nồi Inox, Bộ Nồi Nhôm, đặc biệt hiện nay công ty đang sản xuất một mặt hàng cao cấp, Bộ Nồi Anod với công nghệ Anodized lạnh tiên tiến của thế giới và dây chuyền Anodized của Sunhouse đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến nay, công ty đã có ba nhà máy sản xuất đồ gia dụng tại khu công nghiệp Láng Hòa Lạc, công ty đã giải quyết trên 300 việc làm cho người lao động và đạt doanh thu trên 200 tỷ đồng.
Với quy mô lớn và công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm đồ gia dụng cao cấp mang nhãn hiệu Sunhouse đã có được vị trí vững mạnh trên thị trường nội địa. Mấy năm gần đây, công ty đã vươn ra thị trường nước ngoài, đó là các nước Iran, Irac, Arap Xeut.
Tuy nhiên so với tiềm lực sẵn có thì thị trường quốc tế của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương còn khá giới hạn. Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…hoàn toàn có thể trở thành thị trường của công ty. Trong định hướng chiến lược thời gian tới, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng là một trong những mục tiêu lớn của công ty. Muốn đạt được mục tiêu trên, CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương phải tích cực phát huy những lợi thế của mình, xây dựng thêm nhiều giải pháp kinh doanh và tìm kiếm sự ủng hộ hơn nữa từ các chính sách của Nhà nước, để không những mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn phải duy trì được vị trí của mình trên thị trường nội địa.
Với những cơ sở lý luận được trang bị trong thời gian học tập tại trường ĐH KTQD, cùng với những kiến thức thực tiễn trong quá trình thực tập tại CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là “Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương đến năm 2015.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài này có 3 nhiệm vụ chính, đó là:
Làm rõ lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Vận dụng lý thuyết để phân tích thực trang hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng đồ gia dụng của CTCP Ngôi Nhà Ánh Dương, từ đó đánh giá được những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của công ty.
Nêu rõ phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của công ty, đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mặt hàng đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương.
Để phục vụ cho đề tài này, em đã sử dụng những số liệu của công ty từ năm 2000 đến 2008, và các định hướng, giải pháp đề xuất cho đến 2015.
4 Kết cấu của đề tài
Đề tài này được chia thành ba chương chính:
Chương I. Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2000 - 2008
Chương III. Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương trong điều kiện mới



CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
Trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những thuật ngữ như “ xuất khẩu”, “thị trường xuất khẩu”, hay “mở rộng thị trường xuất khẩu” đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Nhưng không phải ai cũng hiểu được một cách chính xác thế nào hoạt động xuất khẩu; thị trường xuất khẩu có những đặc trưng gì; hay hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu có những nội dung nào.
Chương I sẽ hệ thống hóa những lý luận chung về thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Gồm có: (1.1) Khái quát chung về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu; (1.2) các vấn đề về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp; (1.3) sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. Sau đây là nội dung chi tiết:
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm về xuất khẩu. Chẳng hạn như trong cuốn Kinh tế học, Paul A Samuelson nhận định: “Xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và bán sang nước khác”. Mặc dù quan điểm này đã nêu rõ đối tượng xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ, nhưng lại chỉ là những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế lại cho rằng: “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác”. Quan điểm này đã khắc phục quan điểm trên là nó không giới hạn về mặt không gian, do đó hàng hóa và dịch vụ có thể được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu hay được quốc gia đó nhập khẩu từ một quốc gia khác (hay còn được gọi là tái xuất).
Luật thương mại của Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Như vậy, bản chất của xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm cách thanh toán. Đó là việc mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước với nước ngoài. Một khi nền sản xuất phát triển, tiềm lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ dư thừa thì việc tìm một thị trường mới cho sản phẩm là một nhu cầu hết sức cần thiết, điều đó chỉ có thể thông qua hoạt động mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hay nói cách khác là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu mà sắp tới sẽ được đề cập.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 4
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.1.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu 5
1.1.2 Phân loại và phân đoạn thị trường xuất khẩu 6
1.1.2.1 Phân loại thị trường xuất khẩu: 6
1.1.2.2 Phân đoạn thị trường xuất khẩu: 8
1.2 MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.2.1 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu 10
1.2.2 Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 10
1.2.2.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế 10
1.2.2.2 Xúc tiến xuất khẩu 11
1.2.2.3 Các lựa chọn đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 12
1.2.2.4 Đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu 13
1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế 13
1.2.3 Các cách mở rộng thị trường xuất khẩu 14
1.2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng 14
1.2.3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu 15
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 16
1.2.4.1 Nhân tố khách quan: 16
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 19
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 21
1.2.5.1 Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm 21
1.2.5.2 Tốc độ tăng trưởng thị trường xuất khẩu thực mới bình quân 22
1.2.5.3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn 23
1.2.5.4 Bình quân của tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu 24
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 24
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 27
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 27
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 27
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương: 27
2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty: 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 30
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 30
2.1.2.2 Bộ máy quản trị của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 31
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần Ngôi Nhà Ánh Dương 35
2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 35
2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 36
2.1.3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. 37
2.1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu. 38
2.1.3.5 Đặc điểm về vốn 40
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2008 41
2.3.1 Phân tích tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 41
2.2.1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu đồ gia dụng của CTCP Ngôi Nhà Ánh Dương 41
2.3.1.2 Cơ cấu các sản phẩm thuộc nhóm hàng đồ gia dụng được xuất khẩu giai doạn 2005-2008 43
2.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng giai đoạn 2005-2008 44
2.3.2 Phân tích các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 45
2.3.2.1 Xúc tiến xuất khẩu 45
2.3.2.2 Thâm nhập thị trường nước ngoài 47
2.3.2.3: Nghiên cứu dự báo và lựa chọn thị trường xuất khẩu 47
2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương thời gian qua 48
2.3.3.1 Số lượng thị trường thực mới hàng năm 49
2.3.3.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu thực mới bình quân 50
2.3.3.3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn 50
2.3.3.4 Bình quân của tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu 52
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2008 52
2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 52
2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương giai đoạn 2005-2008 53
2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại trên 54
2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: 54
2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước: 55
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 57
3.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 58
3.1.1 Những ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương 58
3.1.2 Những ảnh hưởng của bối cảnh trong nước đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương 59
3.2 NHỮNG THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG ĐẾN 2015 60
3.2.1 Những thời cơ của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương đến 2015 61
3.2.2 Những thách thức đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gia dụng của CT CP Ngôi Nhà Ánh Dương đến 2015 62
3.3 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 63
3.4 MỤC TIÊU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG ĐẾN 2015 64
3.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỒ GIA DỤNG CỦA CT CP NGÔI NHÀ ÁNH DƯƠNG 65
3.5.1 Giải pháp đối với công ty 65
3.5.1.1 Xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty 65
3.5.1.2 Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường quốc tế 66
3.5.1.3 Xây dựng chiến lược marketing và tăng cường hoạt động marketing của công ty 66
3.5.1.4 Thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành 67
3.5.1.4 Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm 68
3.5.2 Giải pháp từ phía Nhà nước 69
3.5.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại về đồ gia dụng 69
3.5.2.2 Tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng .....70
3.5.2.3 Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gia dụng 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
NHẬN XÉTCỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉTCỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu của chi nhánh công ty Hà Phú An Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường và tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty đá Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty Gốm và Xây dựng Hợp Thịnh- Vĩnh Phúc Khoa học Tự nhiên 0
C Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược Marketing - Mix với việc mở rộng thị trường ở Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top