daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Abstract

Nội dung nghiên cứu của đề tài là Thứ nhất, luận án làm rõ các yếu tố tác động đến sự chuyển biến của nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn cụ thể. Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng hệ thống giáo dục trên hai phương diện là tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và các cấp học trên cơ sở tư liệu lưu trữ, đặc biệt là số liệu thống kê, định lượng. Thứ ba, luận án phân tích thực trạng hệ thống chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn qua các giai đoạn cụ thể, gắn với vai trò điều tiết của chính quyền nhằm chuyển đổi nền giáo dục từ hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Pháp sang hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Hoa Kỳ. Luận án làm rõ những biện pháp của chính quyền trong từng giai đoạn để khắc phục thực trạng giáo dục. Luận án chỉ ra sự tác động của các nhân sĩ, trí thức và các thành phần xã hội trong đánh giá hiệu quả thực thi và điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với việc vận động và thực hiện các cuộc cải tổ giáo dục
Keywords
Bộ máy quản lý giáo dục, Chế độ Việt Nam cộng hòa, Chính quyền Sài Gòn, Hệ thống giáo dục, Mô hình giáo dục Pháp, Mô hình giáo dục Mỹ, Chính sách cải cách giáo dục MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 4 DANH MỤC BIỂU ................................................................................................. …..5 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 11 5. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 14 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 16 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ................................................................... 17 1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................................... 17 1.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 20 1.3. Kết quả và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 27 Chƣơng 2: BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) ......................................................................................................... 32 2.1. Dấu ấn của giáo dục Pháp tại Miền Nam ............................................................ 32 2.2. Tình hình chính trị - xã hội Miền Nam (1954-1975) ........................................... 40 2.3. Tác động của viện trợ quốc tế đối với giáo dục Miền Nam ................................ 48 Tiểu kết ...................................................................................................................... 52 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM DƢỚI THỜI CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN .................................................................. 54 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục ........................................................................ 54 3.2. Bậc tiểu học ......................................................................................................... 59 3.3. Bậc trung học ....................................................................................................... 73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn là một thực thể lịch sử tồn tại cách ngày nay hơn nửa thế kỷ, một khoảng thời gian vừa đủ để có thể nhận thức tương đối khách quan về một đối tượng lịch sử. Trải qua 21 năm tồn tại và phát triển (1954-1975), nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn đã để lại những di tồn với những cách nhìn nhận khác nhau. Một mặt, nền giáo dục này được xem như sản phẩm của chế độ cũ, của ngụy quyền Sài Gòn và vì vậy cần phê phán, xóa bỏ. Nhưng trên một phương diện khác có thể thấy chính hệ thống giáo dục ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, trong đó có những trí thức tinh hoa trên nhiều lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội, giáo dục, văn học - nghệ thuật..., nhiều trong số đó đã thành danh trong và ngoài nước, góp phần xây dựng, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Nhìn từ góc độ lịch sử, giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn (1954-1975) là một hệ thống có tính kế thừa, tôn chỉ phát triển được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản. Đây là nền giáo dục có cơ cấu đa dạng, hiện đại và tính hội nhập quốc tế tương đối cao. Trong quá trình phát triển, nền giáo dục Miền Nam thường xuyên cải tổ để hiện đại hóa, mà rõ rệt nhất là quá trình chuyển đổi từ học tập mô hình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Mỹ tân tiến hơn. Giáo dục ở Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn là một đề tài có ý nghĩa khoa học trước hết vì nó đáp ứng yêu cầu nhận thức khoa học về một nội dung thiết yếu của một giai đoạn lịch sử cần có sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện. Sẽ vô cùng thiếu sót nếu nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1954-1975 mà thiếu hụt những luận giải khoa học về đời sống văn hóa - giáo dục, không có những phân tích khách quan về hệ thống giáo dục, hoạt động dạy và học cũng như những hoạt động ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên và tầng lớp học sinh, sinh viên… Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Việt Nam đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những lý luận và giải pháp mới đưa ra dưới ánh sáng của Nghị quyết 29, kinh nghiệm quốc tế và trong nước, cả thành công và thất bại đều có giá trị hết sức quý báu trong quá trình đổi mới. Nghiên cứu giáo dục Miền Nam thời kỳ này không chỉ làm rõ về một đối tượng của khoa học lịch sử mà còn có thể góp phần khai thác những kinh nghiệm hữu ích từ thực tiễn các di sản về giáo dục của Miền Nam, phục vụ công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Chính vì vậy mà đã từng có không ít các công trình nghiên cứu theo hướng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay chủ yếu đi sâu vào một vài vấn đề cụ thể của nền giáo dục hay tập trung vào việc đánh giá, hay đưa ra các nhận định mang tính khái quát. Dường như còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống dựa trên những nguồn tư liệu xác thực. Trên cơ sở một khối lượng tư liệu phong phú thu thập được từ các kho lưu trữ ở phía Nam, tác giả luận án cố gắng bổ sung cho thiếu hụt này. Trên cơ sở phân tích một cách khách quan các tư liệu lưu trữ, kết hợp với những thông tin thu thập qua các cuộc phỏng vấn những nhân chứng, luận án đã tái hiện quá trình phát triển của giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn, và chỉ ra những kinh nghiệm có thể tham khảo cũng như những hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra những kiến giải và đề xuất, góp phần đóng góp vào việc xây dựng cơ sở khoa học, làm tài liệu tham khảo cho công việc đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là tái hiện và phân tích thực trạng hệ thống giáo dục và chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam thời kỳ 1954-1975. Đặc biệt, luận án lượng hóa thực trạng nền giáo dục bằng các số liệu thống kê, định lượng từ số liệu gốc rút ra từ tư liệu lưu trữ. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ quá trình chuyển biến nền giáo dục Miền Nam từ hệ thống chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Pháp sang hệ thống chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Hoa Kỳ dưới tác động của các chính sách và cuộc cải tổ giáo dục. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án làm rõ các yếu tố tác động đến sự chuyển biến của nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn cụ thể. Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng hệ thống giáo dục trên hai phương diện là tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và các cấp học trên cơ sở tư liệu lưu trữ, đặc biệt là số liệu thống kê, định lượng. Thứ ba, luận án phân tích thực trạng hệ thống chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn qua các giai đoạn cụ thể, gắn với vai trò điều tiết của chính quyền nhằm chuyển đổi nền giáo dục từ hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Pháp sang hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Hoa Kỳ. Luận án làm rõ những biện pháp của chính quyền trong từng giai đoạn để khắc phục thực trạng giáo dục. Luận án chỉ ra sự tác động của các nhân sĩ, trí thức và các thành phần xã hội trong đánh giá hiệu quả thực thi và điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với việc vận động và thực hiện các cuộc cải tổ giáo dục. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nền giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn, từ năm 1954 đến năm 1975. Trong ý nghĩa này, giáo dục cách mạng trong các vùng giải phóng, một nội dung rất rộng lớn, không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án này. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu, do nền giáo dục Miền Nam dưới chế độ Sài Gòn có nội dung rộng lớn, nên luận án này chỉ tập trung vào ba vấn đề quan trọng nhất là: bối cảnh tác động đến nền giáo dục; thực trạng hệ thống giáo dục; chính sách giáo dục. Luận án nghiên cứu thực trạng hệ thống giáo dục về tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và 3 cấp: tiểu học, trung học và đại học, chuyên nghiệp. Trong mỗi cấp học, luận án tập trung nghiên cứu 3 vấn đề quan trọng là nhà trường, giáo chức và học sinh, sinh viên. Luận án không nghiên cứu cụ thể các loại hình giáo dục; chúng tui sẽ trở lại vấn đề vô cùng thú vị và phức tạp này trong những nghiên cứu tiếp sau. Luận án tập trung vào thực trạng chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn gắn với sự chuyển đổi mô hình của hệ thống giáo dục. Đồng thời, chính sách giáo dục cũng là các biện pháp của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực trạng của hệ thống giáo dục đó. Luận án đánh giá hiệu quả thực thi chính sách thông qua nhãn quan của các học giả, giới chức lãnh đạo giáo dục Miền Nam đương thời. Luận án trình bày khái quát quá trình và kết quả của các cuộc cải tổ giáo dục do chính quyền Sài Gòn tiến hành nhằm chuyển đổi mô hình giáo dục và đáp ứng các cuộc vận động của giới trí thức, giáo chức. Về thời gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong suốt thời gian tồn tại của nó, từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Xét về mô hình tổ chức hệ thống, nền giáo dục được phân kỳ thành hai giai đoạn chính: mô hình giáo dục Pháp (1954-1969), mô hình giáo dục Hoa Kỳ (1969-1975). Mốc phân kỳ căn cứ vào Sắc lệnh số 660-TT/SL ngày 1 tháng 12 năm 1969 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) về sự chuyển đổi hệ thống giáo dục. Tương ứng, chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn cũng được phân làm hai giai đoạn lớn: từ năm 1954 đến năm 1969, từ năm 1969 đến năm 1975. Trong từng giai đoạn cụ thể, chính quyền thi hành nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề của thực trạng hệ thống giáo dục, từng bước chuyển đổi mô hình và đi tới ban hành chính sách tổ chức lại hệ thống giáo dục theo mô hình Hoa Kỳ vào năm 1969. Do đó, chính sách giáo dục được chia làm 4 giai đoạn nhỏ: giai đoạn đầu thời chính quyền Sài Gòn (1954-1961); giai đoạn (1961-1964); quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Hoa Kỳ (1964-1969); nền giáo dục theo mô hình Hoa Kỳ (1969-1975). Mốc phân kỳ năm 1969 chỉ thể hiện sự chuyển đổi mô hình hệ thống giáo dục trên phương diện chính sách. Trên thực tế, đến năm 1975, nền giáo dục Miền Nam vẫn mang đậm dấu ấn của nền giáo dục theo mô hình Pháp. Do đó, thực trạng hệ thống giáo dục được luận án khắc họa chủ yếu qua các tư liệu lưu trữ, đặc biệt là hệ thống số liệu thống kê, định lượng diễn tiến theo trục dọc thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Về không gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu nền giáo dục nằm trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Ranh giới của nền giáo dục dưới chế độ Sài Gòn và nền giáo dục vùng giải phóng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, sau là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát, được xem là trùng lặp với ranh giới hành chính và quân sự của Miền Nam thời kỳ này. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án là các tư liệu lưu trữ; tư liệu sưu tầm được trong và ngoài nước về giáo dục dưới thời chính quyền Sài Gòn (bao gồm sách, tập san, báo, tranh, ảnh về giáo dục đương thời; nhật ký, hồi ký, tư liệu ghi âm)… - Các tư liệu gốc được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II như sắc lệnh, dự luật, nghị định, thông tư, công văn, thống kê, báo cáo, diễn văn, đơn từ… của chính quyền Sài Gòn và các cơ quan quản lý giáo dục. - Các tư liệu lưu trữ tại những thư viện có lịch sử lâu đời, được tiếp quản kho tư liệu từ những thư viện lớn nhất thời chính quyền Sài Gòn như: Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh), Viện Khảo cổ (nay là Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện Đại học Sư phạm Sài Gòn (nay là Thư viện Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện Viện Đại học Huế (nay là Thư viện Đại học Huế). Ngoài ra, còn có nguồn tư liệu lưu trữ tại các thư viện và các trường đại học của Pháp và Mỹ. - Các thông tin về giáo dục Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 đăng trên Công báo Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) cho phép hệ thống các sự kiện lịch sử giáo dục một cách đầy đủ, chi tiết. Các bài đăng về bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong ngành giáo dục giúp tiếp cận phương diện nhân vật lịch sử. - Các luận văn tốt nghiệp về đề tài giáo dục của Học viện Quốc gia Hành chính. - Các nghiên cứu giáo dục của các học giả đường thời như Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Duy Cần, Lê Thanh Hoàng Dân, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Quỳnh Dao, Mai Tâm, Thích Minh Châu, Đoàn Viết Hoạt… được xuất bản thành sách hay công bố trên các các tạp chí như: Tư Tưởng, Vạn Hạnh, Bách Khoa, Đại Học, Giáo khoa nguyệt san, Giáo dục nguyệt san, Văn hóa nguyệt san… - Các tư liệu từ báo chí như các tờ: Điện Tín, Thần Phong, Công Luận, Hòa Bình, Sóng Thần, Đại Dân Tộc, Đồng Nai, Tiền Tuyến, Độc Lập… - Tư liệu về các dự án viện trợ giáo dục của Mỹ tiến hành ở Miền Nam Việt Nam khai thác online tại The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive thuộc Texas Tech University, Mỹ. - Tư liệu phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử… Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và quan trọng nhất để thực hiện luận án này là phương pháp mô tả lịch sử. Để có đủ cơ sở cho việc thực hiện phương pháp này, sử liệu giữ vai trò quyết định. Tác giả luận án đã dành nhiều công sức cho việc thu thập và xử lý tư liệu. Nguồn tư liệu thu thập được hết sức đa dạng và phong phú, nhưng lại có dung lượng quá lớn nên đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp và kỹ năng xử lý tư liệu rất phức tạp. Luận án đã kết hợp nhiều phương pháp như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh tư liệu một cách tỉ mỉ, kỹ càng để tìm ra các luận chứng chính xác, tin cậy và sử dụng một cách hợp lý. Tập trung vào tư liệu lưu trữ, nhưng luận án cố gắng khai thác linh hoạt các nguồn tư liệu khác; đồng thời, thực hiện tổng hợp, đối chiếu, so sánh nhiều nguồn tư liệu. Trên cơ sở khối lượng lớn tư liệu đã được xử lý kỹ càng, luận án thực hiện mô tả nền giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong cấu trúc hệ thống giáo dục và phân kỳ lịch sử, bằng tư duy biện chứng để liên kết các yếu tố của nền giáo dục một cách chặt chẽ, logic. Luận án vận dụng phương pháp thống kê, định lượng trong nghiên cứu lịch sử nhằm lượng hóa thực trạng nền giáo dục bằng các con số cụ thể, chính xác. Số liệu dùng để thống kê là các số liệu gốc được rút ra từ tư liệu lưu trữ như số liệu thống kê của các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Giáo dục Sài Gòn; từ Việt Nam niên giám thống kê (1954-1972) của Bộ Kinh tế Quốc gia; từ các báo cáo về giáo dục của chính quyền, của Bộ Giáo dục Sài Gòn. Các số liệu gốc này đều được đối chiếu, phê phán để tìm ra con số chính xác nhất. Luận án thực hiện thống kê, định lượng từ hàng nghìn số liệu lưu trữ cho ra kết quả là hơn 50 bảng, biểu và khối lượng lớn số liệu được trình bày khá dày trong nội dung, Phụ lục luận án. Hệ thống số liệu chi tiết, liên tục từ năm 1954 đến năm 1975, minh họa thực trạng giáo dục Miền Nam thời chính quyền Sài Gòn, trong đó đi sâu vào nhiều khía cạnh cụ thể của nền giáo dục. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của số liệu thống kê, định lượng, luận án thực hiện kiểm chứng số liệu bằng cách đối chiếu với số liệu trong các nghiên cứu đã công bố về nền giáo dục này và phê phán số liệu thông qua phỏng vấn nhân chứng lịch sử. Luận án kết hợp khai thác tư liệu lưu trữ với nhân chứng lịch sử. Khai thác nhân chứng lịch sử được thực hiện trên hai khía cạnh: tư liệu nhật ký, hồi ký và phỏng vấn sâu nhân chứng lịch sử. Việc khai thác tư liệu nhật ký, hồi ký chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp phê phán sử liệu viết. Phương pháp phỏng vấn sâu nhân chứng chọn mẫu là các học giả từng học tập và giảng dạy trong nền giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn. Phỏng vấn được thực hiện trực tiếp, có ghi âm. Đối với một số học giả ở nước ngoài, không thể gặp trực tiếp, tác giả luận án thực hiện phỏng vấn qua email và điện thoại. Ngoài ra, chúng tui thực hiện phỏng vấn lấy thông tin từ nhiều học sinh, giáo chức miền Nam thời chính quyền Sài Gòn đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thức của nhân chứng lịch sử được khai thác tập trung vào các khía cạnh về thực trạng chính sách giáo dục của chính quyền đương thời và tác động của chính sách đối với hệ thống giáo dục. Tư liệu phỏng vấn nhân chứng lịch sử chủ yếu được chúng tui sử dụng làm căn cứ để phân kỳ lịch sử giáo dục Miền Nam thời kỳ này phù hợp và khách quan nhất, tránh bị chi phối bởi các sự kiện chính trị. Đ củng cố được các cơ sở hiện hữu, đồng thời chấn chỉnh Đại học Y khoa Huế, khuếch trương Viện Đại học Cần Thơ với sự thiết lập trường Cao đẳng Nông nghiệp và chỉnh đốn các cư xá sinh viên Minh Mạng và Trần Quý Cáp. Mặt khác, để cải tổ cơ cấu và đi tới một Quy chế Đại học hợp lý và hợp thời, tiếp theo chuyến công du của các Viện trưởng Viện Đại học, các Khoa trưởng được gửi đi quan sát tại ngoại quốc [45]. Đối với ngành kỹ thuật và chuyên nghiệp, chính quyền chủ trương phát triển tối đa ngành học kỹ thuật và nông lâm súc nhằm bắt kịp các nước tiên tiến. Bộ Văn hóa Giáo dục đã cải thiện tổ chức các ngành học này, dành ưu tiên ngân sách cho việc thực hiện các chương trình cấp bách như việc lập nông trại Thủ Đức. Tuy nhiên, vì ngân sách dành cho ngành này rất ít ỏi, năm 1968, chỉ được 380 triệu đồng (ngân sách giáo dục là 5.751.455.000đ [112]), nên tỷ lệ thực hiện chưa được 1/10 so với nhu cầu cấp thiết nhất [45]. 4.4.5. Vấn đề trường tư thục Tư thục đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của VNCH, trước hết là vì ngân sách quốc gia không đủ để mở số trường cần thiết và điều hành các trường này cho số trẻ em Miền Nam tăng rất nhanh. Thêm vào đó là tình trạng an ninh bấp bênh ở nhiều vùng quê, thiếu giáo chức dạy học trầm trọng ở các ngành và các cấp…[157]. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phát triển, dù tồn tại từ ngày đầu xây dựng nền giáo dục quốc gia, vị trí của trường tư vẫn rất thấp trong chính sách giáo dục. Hiện tượng phân biệt đối xử giữa trường công và trường tư, coi trọng trường công và xem nhẹ trường tư vẫn rất phổ biến, bị nhiều học giả phán xét nặng nề là “sự bất công và bất bình đẳng do sự phân chia và kỳ thị” [157]. Trong các quy chế không có các điều khoản rõ ràng về giúp đỡ tài chính cho tư thục. Đội ngũ giáo chức tư thục không được tham gia các khóa tu nghiệp để nâng cao trình độ [157]. Về mặt quản lý, do không nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của trường tư, nên chính quyền đã có những áp đặt quan liêu như đặt tư thục dưới quyền kiểm soát của trường công, đặt vị Hiệu trưởng công lập tỉnh làm Thanh tra tư thục tỉnh, nhiều khi không am hiểu về hoạt động của trường tư thục [157]. Về kiểm soát học đường, cũng từ nhận thức trên mà chính quyền cấp phép mở trường bừa bãi cho những người không đủ khả năng, tinh thần cũng như kinh nghiệm khiến những hiện tượng tiêu cực xảy ra, đặc biệt là tệ nạn thương mại hóa giáo dục, lừa gạt học sinh đóng học phí theo học nhưng lại cung cấp dịch vụ giảng dạy yếu kém, mua thầy bán điểm… [157] 4.4.6. Tình hình du học Ngày 27-3-1967, Chính phủ ban hành Nghị định số 504-GD/PC/NĐ cải biến Sở Du học thành Nha Học bổng và Du học. Nha này có nhiệm vụ cứu xét, cấp các loại học bổng; giải quyết các vấn đề xuất ngoại du học và tu nghiệp của học sinh, sinh viên, viên chức và tư nhân; thi hành các kế hoạch đào tạo chuyên viên cho các ngành [7]. Từ năm 1967, khi nền Cộng hòa thứ hai được thiết lập, xã hội Miền Nam bắt đầu đi vào ổn định, du học sinh Pháp tăng trở lại về số lượng, nhưng so với tỷ lệ du học sinh thì đạt dưới mức 10%. Thậm chí, từ năm 1970 trở về sau, tỷ lệ này còn giảm xuống dưới mức 0,5% (năm 1970 đạt 0,09% và năm 1971 chỉ còn 0,33%) (thống kê số liệu từ [25, tr.69]; [26, tr.147]; [27, tr.119]; [28, tr.103]; [29, tr.61]). Đến đây, Pháp gần như không còn sức hấp dẫn với học sinh du học cũng như việc liên kết với Pháp về du học đã gần như không còn vị trí quan trọng trong chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn. Từ năm 1967, các trường công dạy tiếng Pháp chuyển sang dạy tiếng Việt và tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Sự kiện này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn du học Pháp. Con đường du học Pháp dường như chỉ dành cho một thiểu số con cái gia đình thượng lưu vẫn muốn kế thừa nền văn hóa được coi là tinh hoa mà cha ông họ được thụ hưởng thời Pháp thuộc. Trong khi đó, du học sinh Mỹ luôn chiếm tỷ lệ cao. Nếu tính gộp cả 15 năm (1957-1971), tổng số du học sinh sang Mỹ gấp hơn 2,2 lần số du học sinh Pháp, nhưng trung bình chỉ đạt mức 1/4 toàn bộ số du học sinh. Tuy nhiên, tổng số du học sinh của cả Pháp và Mỹ chỉ chiếm khoảng 1/3, còn lại 2/3 là du học sinh tại nhiều nước khác như Bỉ, Canada, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Italia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore… Từ năm 1966, số du học sinh các nước ngoài Pháp và Mỹ tăng nhanh, riêng năm này, chiếm đến 81,06 % tổng số du học sinh toàn Miền Nam (thống kê số liệu từ [25, tr.69]; [26, tr.147]; [27, tr.119]; [28, tr.103]; [29, tr.61]). VNCH được sửa đổi thành một hệ thống duy nhất và liên tục 12 lớp trong 12 năm. Hệ thống được tham khảo từ Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia và được sự khuyến cáo của Đại hội nghị UNESCO [187]. Bộ Giáo dục tiếp tục áp dụng mô thức cộng đồng cho bậc tiểu học, tổng hợp cho bậc trung học và cộng đồng cho bậc đại học. Các trường từ tiểu học tới đại học được gắn liền với thực tại, với kinh tế, xã hội đất nước. Bộ Giáo dục kêu gọi sự đóng góp của dân chúng vào công tác phát triển giáo dục và kết quả rất khả quan, nhiều trường trung, tiểu học đã được thiết lập do phần lớn tiền đóng góp của phụ huynh học sinh. Tất cả các trường tiểu học do Bộ Giáo dục quản trị đều đã được cộng đồng hóa. Bộ Giáo dục nghiên cứu cải tiến dần các trường trung học phổ thông công lập thành trường trung học tổng hợp. Năm 1972, toàn Miền Nam có 12 trường trung học tổng hợp. Bộ Giáo dục xúc tiến thành lập tại mỗi tỉnh lỵ một trường trung học kỹ thuật, một trường trung học nông lâm súc hay ngư nghiệp. Ngoài ra, Bộ Giáo dục nghiên cứu thực hiện dự án huấn luyện giáo chức trung, tiểu học cho ngành tư thục [178]. Đối với ngành kỹ thuật, Bộ trang bị bổ túc các trường kỹ thuật nhằm biến cải thành những trường đệ nhị cấp; Thiết lập thêm 1 số trường kỹ thuật mới tại địa phương với sự đóng góp 1 phần của quần chúng; đồng thời thiết lập những ngành giảng huấn đi sát với nhu cầu để ngành kỹ thuật thu hút được sĩ số cần thiết [110]. Đối với ngành nông lâm súc, thiết lập tại các tỉnh theo nhịp độ 3 trường mới cho một năm; Tu bổ, trang bị các trường sở cũ; Tu nghiệp giáo chức nông lâm súc tại Bình Dương [110]. Sự phát triển của đại học chính là điểm nổi bật trong bức tranh giáo dục Miền Nam giai đoạn 1969-1975. Viện đại học cộng đồng được thiết lập. Viện đại học cộng đồng có đặc điểm là đi sát với nhu cầu địa phương và việc xây cất cơ sở một phần lớn do dân chúng địa phương đảm trách [178]. Năm 1973, Bộ Giáo dục dành ngân khoản 60 triệu đồng để xây cất 2 Viện Đại học cộng đồng Tiền Giang và Duyên Hải và năm 1974 dành ngân khoản 268.000.000đ đầu tư cho mỗi đại học [54]. Năm 1974, Bộ dành 25 triệu đồng xây cất Viện Đại học cộng đồng Quảng Đà [154]. Bắt kịp xu hướng nền đại học thế giới, coi trọng và phát triển đại học bách khoa kỹ thuật trong lúc cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ hai bùng nổ, chính quyền đầu tư xây dựng Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức theo mô hình đại học bách khoa kỹ thuật của Mỹ. Ngân sách dành cho Đại học này cao thứ hai trong ngân sách đại học, 1.014.000.000đ năm 1974, chỉ đứng sau Viện Đại học Sài Gòn - Viện Đại học Quốc gia có quy mô lớn nhất, lâu đời nhất và thay mặt cho gương mặt đại học của Miền Nam trước năm 1975 (2.174.000.000đ năm 1974) [54]. Các viện nghiên cứu phục vụ nghiên cứu khoa học tại bậc đại học cũng được quan tâm đầu tư như Nguyên tử lực cuộc, Hải học viện Nha Trang, Hội đồng Khảo cứu khoa học với số ngân sách từ 40.000.000đ đến 76.000.000đ năm 1974 [54]. Một trong những điểm nổi bật trong thời kỳ này là sự phát triển mạnh của giáo dục tư thục nói chung và đại học tư nói riêng. Sự phát triển có những tác động mạnh mẽ của chính sách giáo dục cả về chủ trường và sự hỗ trợ trong hoạt động. Chính phủ tích cực hỗ trợ các viện đại học tư thực hiện kế hoạch trù liệu nguồn giáo chức cho trường đồng thời mời các giáo sư và chuyên viên Miền Nam ở ngoại quốc về nước cộng tác. Bộ Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong điều phối để viện đại học tư và đại học công bổ túc cho nhau, tránh tình trạng ngành thừa, ngành thiếu và khuyến khích chú trọng vào những ngành xã hội đang cần… [9] Mặt khác, Bộ Giáo dục khuyến khích sự cạnh tranh giữa các đại học công với công, công với tư, tư với tư, một sự cạnh tranh lành mạnh, lợi ích cho sự phát triển của đại học. Sự cạnh tranh của đại học tư và đại học công thể hiện chủ yếu ở tổ chức đào tạo, chất lượng đào tạo liên quan đến giá trị văn bằng [9]. Nhờ chủ trương chú trọng phát triển đại học mà trong vòng 6 năm (1968-1974), ngân sách đầu tư cho đại học đã tăng từ 612.516.000đ lên 7.008.000.000đ (gấp hơn 11 lần) [54]. Từ năm 1971, chính quyền lại có chính sách đầu tư cho các trường tư thục nên ngân sách tăng rất nhanh. Từ năm 1971 đến năm 1974, tăng trung bình trên 1 tỉ đồng/ năm (thống kê số liệu từ [54]). Nguồn: Bộ Văn hóa Giáo dục và Thành niên, Nha Sưu tầm và Nghiên cứu (1974), Giáo dục đại học và phát triển quốc gia, phông Nha Sưu tầm và Nghiên cứu, hồ sơ 111, TTLTQGII. Về đại thể, ngân sách đại học phần lớn vẫn dành cho các đại học công. Năm 1970, ngân sách cho đại học công chiếm 99,1%. Năm 1974, tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức 74,24% (thống kê số liệu từ [54]). 4.5.2.2. Thiết lập cơ cấu tổ chức tản quyền và địa phương hóa Thực hiện cơ chế tản quyền, không tập trung toàn bộ quyền hành vào Bộ Giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục địa phương, trao nhiều quyền hành và sự tự chủ cho địa phương, tiến tới sự tự chủ của các cơ sở giáo dục. Theo Thông tư số 510-GD/PhTT ngày 26-06-1970 của Bộ Văn hóa Giáo dục, các trường công lập ở mỗi địa phương sẽ thuộc quyền sở hữu của địa phương. Ban Quản trị của những trường này được phép nhận tài trợ của tư nhân, hiệp hội trong và ngoài nước; được phép thu học phí theo giá biểu của mỗi địa phương tự ấn định, để tu bổ, trang bị, xây cất, ân thưởng, đài thọ lương bổng và phụ cấp cho phần nhân viên do trường trực tiếp tuyển dụng. Các nhân viên thường xuyên (hiệu trưởng, giám học, giám thị, giáo chức) vẫn tiếp tục được Bộ Giáo dục đài thọ lương bổng và phụ cấp [105]. Bộ Giáo dục thành lập 48 Sở Học chính tại các tỉnh thị và bãi bỏ các Ty Tiểu học nhằm mục đích thống nhất quản lý tại địa phương [187]. Cùng năm đó, Bộ Giáo dục thành lập 4 Khu Học chính tương ứng với 4 Quân khu [173] làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các Ty Giáo dục, giải quyết các vấn đề liên quan đến học vụ [138]. Ty Giáo dục ở các tỉnh có nhiệm vụ quản lý về mặt nhà nước các cơ sở giáo dục. Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục tư thục phát triển bình đẳng với giáo dục công lập. Tận dụng tiềm lực kinh tế, vốn xã hội của giới trung
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Tải đủ 4 phần rồi giải nén



 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc việt nam (qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học) Luận văn Sư phạm 0
T Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi một số tỉnh của Việt Nam Luận văn Sư phạm 2
G Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và gi Luận văn Sư phạm 0
O Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc Văn hóa, Xã hội 0
B Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện n Kinh tế chính trị 0
M Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hộ Lịch sử Việt Nam 0
L Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam : Luận Luận văn Sư phạm 0
S Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua d Luận văn Sư phạm 0
K Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hi Luận văn Luật 0
T Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top