daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
bài thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm
tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1
tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ
số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra
học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra
đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại
chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng môn học
bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài
kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KT tx theo hình thức
trắc nghiệm hay có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hay số thập phân
được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Ngô Ngọc Hợp

Page 9


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm

5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2
điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức,
kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm
tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hay bị nhận xét
mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn
thành trong từng học kỳ hay cuối năm học.
Điều 9. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các
môn học
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung
bình các môn học thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính
điểm trung bình môn học đó.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các bài KT tx,
KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:
TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk =
Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3
- TĐKTtx:Tổng điểm của các bài KT tx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk
-ĐKThk: Điểm bài KThk
b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của ĐTB mhkI với

ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn =
3
c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hay số thập phân được lấy đến chữ số thập phân
thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:

Ngô Ngọc Hợp

Page 10


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều
8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học
kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hay học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II
xếp loại Đ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hay học kỳ I xếp loại Đ,
học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học
bạ.
3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của
học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình

môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTB cn) là trung bình cộng của điểm trung
bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hay cả năm học là số nguyên hay số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Điều 12. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ
thuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)
1. Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương
trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính,
bị khuyết tật, bị tai nạn hay bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hay giấy
chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hay tai nạn chỉ áp
dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hay thương tật lâu
dài được áp dụng cho cả năm học hay cả cấp học.
4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm
nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hay cả năm học. Nếu được miễn học cả năm
học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm
học; nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ
đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Đối với môn GDQP-AN:

Ngô Ngọc Hợp

Page 11


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
Thực hiện theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học

tập môn GDQP-AN
Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý
thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2
môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2
môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2
môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm
trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hay ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này
nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên
học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hay ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhk hay ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hay ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hay ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

Ngô Ngọc Hợp

Page 12


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
V/ Tìm hiểu một số thông tin về lớp 11B4 – Năm học: 2014 – 2015
1. Giáo viên chủ nhiệm: Cô Lê Thị Ánh
2. Tổng số học sinh: 40 (22 nữ, 18 nam)
3. Danh sách cán bộ lớp:
- Lớp trưởng: Nguyễn Thị Tiểu My
- Lớp phó học tập: Cao Võ Hoàng Lâm
- Lớp phó lao động: Phạm Tuấn Thiện
- Lớp phó đời sống: Nguyễn Thị Mỹ
- Bí thư: Trương Minh Thuận
- Phó bí thư: Cao Võ Hoàng Lâm
- Ủy viên: Nguyễn Đình Nghĩa
- Các tổ trưởng:
+ Tổ trưởng tổ 1: Huỳnh Thị Thanh Nhàn
+ Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
+ Tổ trưởng tổ 3: Đặng Thị Mỹ Lệ
+ Tổ trưởng tổ 4: Dương Phương Thảo
4. Đặc điểm tình hình của lớp:

* Những thuận lợi:
- Đa số ở trên địa bàn Hương Thủy.
- Có ý thức trong việc thực hiện nề nếp.
- Được sự giảng dạy của nhiều thầy, cô giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, với
học sinh.
- Có 2 em đã từng là học sinh giỏi, 13 học sinh khá luôn cố gắng để tiến bộ, đạt kết
quả cao hơn.
- Các em có ý thức tập thể tốt, hòa đồng. Đội ngũ cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình.
- Lớp được sự quan tâm, theo dõi tận tình, sát sao của GVCN.
- Trong thời gian qua, hầu hết các học sinh có ý thức học tập, ngoan ngoãn, biết
kính trọng thầy, cô.
* Những khó khăn:
- Nhiều học sinh ở xa trường gây khó khăn cho việc đi lại của các em.
- Một số học sinh có ý thức tập thể chưa cao.
- Một số em mất bố hay mẹ, bố mẹ đi làm ăn xa.
5. Thành tích học tập của các em ở lớp 10:
- Học tập: 2 HS giỏi
13 HS khá
18 HS trung bình
4 HS yếu
1 HS kém
- Hạnh kiểm: 20 HS tốt
15 HS khá
Ngô Ngọc Hợp

Page 13


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
2 HS trung bình

6. Danh sách thầy, cô bộ môn
Bộ môn
Toán

Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
GDCD
Tin
Công nghệ
Thể dục
Anh văn

Họ tên giáo viên
Thầy Trương Văn Tùy
Thầy Ngô Hữu Tài
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà
Cô Trương Thị Thúy Hà
Cô Nguyễn Thị Thúy Thanh
Cô Nguyễn Thị Sở
Cô Nguyễn Thị Thúy Ngần
Cô Lê Thị Ánh
Thầy Lê Văn Cự
Thầy Đoàn Văn Hòa
Cô Thúy Lan

7. Danh sách ban thay mặt cha mẹ học sinh
Chi hội trưởng: Võ Thị Hồng

Chi hội phó: Đặng Văn Khánh
Ủy viên: Lê Văn Ty
8. Danh sách học sinh lớp 11B4 – Năm học 2014 – 2015
Họ và tên
Địa chỉ
Lê Thị Thúy Nga
Thủy Châu
Nguyễn Văn Nhất
Tổ 12 – Thủy Phương
Phan Văn Tuấn
Thủy Thanh
Lê Thị Diệu Phúc
Tổ 9 – Thủy Dương
Nguyễn Thị Khuyến
Phú Lương
Lê Văn Tường
Thủy Vân
Nguyễn Viết Tĩnh
Tổ 3 – Thủy Phương
Huỳnh Thị Thanh Nhàn
Tổ 3 – Thủy Châu
Nguyễn Đình Nghĩa
Tổ 13 – Thủy Phương
Đào Thị Ngọc Anh
Tổ 6 – Thủy Châu
Hồ Thị Cẩm Trang
Thủy Châu
Nguyễn Thị Yến Nhi
Tổ 14 – Thủy Dương
Lê Viết Nhật Tân

Thủy Dương
Cao Võ Hoàng Lâm
Tổ 8 - Thủy Phương
Ngô Thị Kiều Ngân
Tổ 16 – Thủy Dương
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Tổ 4 - Thủy Phương
Ngô Ngọc Hợp

Page 14

Tổ
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
Ngô Viết Kha
Hoàng Thị Kiều Nhi
Phạm Tuấn Thiện
Phạm Bảo Nguyên
Lê Quý Nhật Quang
Ngô Quang Thành
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Quang Hiếu
Đặng Thị Mỹ Lệ
Bạch Thị Hoài Nhi
Trần Thị Thảo
Lê Danh Kiệt
Lê Viết Thành Tâm
Trần Thị Ngọc Ti
Huỳnh Thị Thu Thảo
Dương Phương Thảo
Nguyễn Thị Mỹ
Trương Minh Thuận
Lê Công Trung
Lê Thị Ngọc
Nguyễn Thị Phương Nhung
Nguyễn Quang Lanh
Nguyễn Thành Thắng
Nguyễn Thị Tiểu My

Thủy Thanh
Thủy Dương
Phú Hồ
Thủy Dương

Thủy Dương
Tổ 14 – Thủy Phương
Tổ 12 – Thủy Phương
Thủy Thanh
Thủy Thanh
Phú Hồ
Thủy Dương
Tổ 8 – Thủy Phương
Tổ 18 – Thủy Dương
Tổ 16 – Thủy Phương
Thủy Thanh
Tổ 3 – Thủy Phương
Tổ 16 – Thủy Phương
Thủy Dương
Tổ 15 – Thủy Phương
Thủy Dương
Tổ 1 – Thủy Phương
Thủy Thanh
Thủy Phương
Phú Sơn

2
2
2
2
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4

VI/ Tự đánh giá, rút kinh nghiệm và phương hướng phấn đấu.
1. Tự đánh giá bản thân.
- Qua thời gian kiến tập tại trường THPT Hương Thủy, được sự quan tâm giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm cô Lê Thị Ánh, bản thân em đã luôn cố gắng và
em tự đánh giá mình có những điểm mạnh và điểm yếu:
- Tinh thần, thái độ, ý thức:
+ Em được tiếp xúc với cô hướng dẫn chủ nhiệm Lê Thị Ánh, đã kịp thời tìm hiểu
nhiều thông tin về công tác chủ nhiệm, tình hình lớp học và dự giờ sinh hoạt chủ
nhiệm lớp 11B4, em ý thức được nhiệm vụ được giao là tham gia đầy đủ các buổi dự
giờ và soạn đề cương giáo án đầy đủ.
+ Rút được kinh nghiệm quý báu qua từng tiết dự giờ, tiếp thu nhiều kiến thức cho
bản thân.
+ Chấp hành đầy đủ nội quy của Ban chỉ đạo kiến tập sư phạm, nội quy trường kiến
tập.


Ngô Ngọc Hợp

Page 15


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
- Mặt yếu:
+ Nắm bắt chưa đầy đủ nội dung quá trình giảng dạy của giáo viên.
+ Chưa bám sát lớp học, ít tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các
em.
2. Một số thu hoạch qua đợt kiến tập chủ nhiệm.
Qua công tác kiến tập chủ nhiệm lớp em đã đúc kết một số kinh nghiệm cho bản
thân đó là:
+ Hiểu hơn đặc điểm tâm sinh lý của các em lứa tuổi THPT, từ đó có biện pháp
giáo dục thích hợp. Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong khen thưởng,
trách phạt đối với mọi đối tượng học sinh. Phải thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu,
cá biệt, dù nhỏ để kịp thời khen ngợi, động viên các em phấn đấu vươn lên.
+ Bắt đầu hình thành được công việc của một giáo viên chủ nhiệm đối với lớp, cách
tổ chức một buổi sinh hoạt chủ nhiệm đạt được những mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Học
tập cách đề ra phương hướng hoạt động trong năm học mới.
+ Cách soạn giáo án chủ nhiệm, xử lí sổ đầu bài, cách thức quản lí lớp và xử lí các
trường hợp học sinh vi phạm. Cách ứng xử với học sinh như thế nào hợp lý, cách dò
hỏi, lắng nghe học sinh nói, giải thích khi cần thiết. Có thể cho học sinh tự giác nhận
trách nhiệm và hứa sửa chữa sai phạm. Nên dùng nhiều phương pháp nêu gương hơn
là trách phạt học sinh trong việc quản lý lớp.
+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải luôn quan tâm đến lớp, phải
bám lớp nhằm hiểu thấu đáo tình hình của lớp. Xử lí công việc phải công bằng không
thiên vị bất cứ ai. Giữ mối liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, kịp thời báo
cho phụ huynh những sai phạm của học sinh để phối hợp giáo dục. Muốn làm được

vậy, người làm công tác chủ nhiệm phải tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm
vì sự nghiệp “ trồng người” này.
Qua đợt kiến tập lớp chủ nhiệm 11B4 và được sự hướng dẫn nhiệt tình và những
chia sẽ kinh nghiệm quý báo của cô Lê Thị Ánh đã làm tăng thêm tình yêu nghề , yêu
trẻ trong em và ý thức học hỏi để sau nay em có thể làm một giáo viên tốt , một giáo
viên chủ nhiệm nhiệt tình chu đáo.
3. Phương hướng phấn đấu
Là một giáo viên trong tương lai, em sẽ luôn cố gắng phấn đấu hơn nhiều để nâng cao
chất lượng dạy và học. Cố gắng phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, học tập và rèn luyện
nghiệp vụ, hạn chế những mặt yếu, phát huy những mặt tích cực và sử dụng những
kiến thức và kinh nghiệm trong đợt kiến tập này để hoàn thành tốt công tác thực tập
cuối khóa và là hành trang cho một nhà giáo tương lai sau này, để có thể giáo dục cho
học sinh một cách tốt nhất. Đặc biệt để làm tốt công tác chủ nhiệm em cần luôn
cần rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhân cách của mình, phải là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo. Rèn luyện những kỹ năng tổ chức và điều khiển buổi sinh
hoạt chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Quan hệ giao tiếp

Ngô Ngọc Hợp

Page 16


Thu hoạch kiến tập chủ nhiệm
thực tế rộng rãi, học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô đi trước để rút kinh nghiệm cho
bản thân, đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh.
Sinh viên kiến tập
Ngô Ngọc Hợp

Kiến tập sư phạm là một phần quan trọng không thể thiếu với sinh viên học chuyên
ngành sư phạm. Nó góp phần giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế để có thể
tự tin hơn với vai trò là người thầy trong tương lai.
Được sự phân công của ban chỉ đạo trường ĐHSP Huế và sự đồng ý của Ban lãnh
đạo trường THPT Hương Thủy, em được tham gia kiến tập tại trường THPT Hương
Thủy từ ngày 22/09/2014 đến ngày 25/10/2014.
Tuy thời gian kiến tập không dài, nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của BGH nhà
trường, các thầy cô giáo mà đặc biệt là giáo viên hướng dẫn kiến tập chủ nhiệm – cô
Lê Thị Ánh cùng sự giúp đỡ của các em học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Hương
Thủy, em đã có điều kiện tiếp xúc và làm việc trong môi trường giáo dục THPT. Nhờ
đó, em đã rèn luyện được cho bản thân những kĩ năng cũng như kiến thức để hoàn
thiện cho mình năng lực và những phẩm chất cần thiết của nhà một người giáo viên
chủ nhiệm, nó sẽ giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành đợt thực tập vào năm sau và
trong tương lai sau này.
Em xin gửi lời Thank chân thành đến BGH trường THPT Hương Thủy, cô Lê Thị
Ánh đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đợt kiến tập chủ nhiệm của mình. Xin cảm
ơn tập thể học sinh lớp 11B4, năm học 2014 – 2015.
Cuối cùng, em xin chúc cho quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công trong công việc. Chúc các em học sinh trường THPT Hương Thủy sức
khỏe và một năm học nhiều thành công!
Huế, ngày 25/10/2014
Sinh viên kiến tập
NGÔ NGỌC HỢP

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top