nguyenluan

Administrator
Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 nêu rõ: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Các mục tiêu chiến lược đến năm 2010: GDP của Việt Nam sẽ cao ít nhất là gấp đôi năm 2000, tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 16% đến 17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ còn khoảng 50%.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta sẽ được nâng lên đáng kể trong 10 năm tới. Số hộ cùng kiệt giảm mạnh, không còn hộ đói, giữ nhịp độ tăng trưởng dân số ổn định từ 1,1 đến 1,2%, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng từ 7% trở lên. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP.
Công nghiệp: Phát triển mạnh ngành công nghệ cao
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử tin học... Trong đó, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội.
Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.
Dịch vụ: Phát triển thương mại điện tử
Sẽ hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu và hải đảo; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, sẽ đầu tư phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam.
Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông, phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
Du lịch sẽ thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể, sẽ xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vươn nhanh ra thị trường khu vực và thế giới. Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.
Nông nghiệp: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa..., hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến.
Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo cách tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường.
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da giày...) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Phấn đấu, giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm từ 4 đến 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top