t_rex

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Phải kể đến ở đây là nền văn minh lúa nước Sông Hồng.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Việc sản xuất lương thực, thực hiện nay là vô cùng cấp thiết, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đã có. Theo kinh nghiệm của ông cha ta ngày trước chỉ có hai vụ nhưng nay chúng ta đã mở rộng và phát hiện ra những giống cây mới ngắn ngày trồng được 3 vụ trong năm. Từ sau cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, năng suất lúa của cả nước tăng lên không ngừng, nhưng sự khác nhau giữa các vùng về năng suất lại rất khác nhau theo thời kỳ và các vùng sinh thái. Theo thống kê của bộ Nông Nghiệp thì năng suất của Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là cao hơn các vùng khác, phù hợp với điều kiện địa hình và đất phù sa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở hai vùng này. Có rất nhiều biện pháp làm cho năng suất cây trồng tăng nhanh như: luân canh, trồng xen, trồng gối…tùy từng vùng mà ta có thể sử dụng những biện pháp thích hợp cho từng giống cây trồng. Như chúng ta đã biết Đồng Bằng Sông Hồng có một lượng đất phù sa cực kỳ phong phú. Là Đồng Bằng nên Sông Hồng rất thích hợp với luân canh tăng vụ vừa đem lại lợi ích cao mà có thể cải tạo đất, làm đất không bị mất chất dinh dưỡng mà lại có thể để chất dinh dưỡng lại cho vụ sau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi tìm hiểu một số công thức luân canh.
B. NỘI DUNG

1. Điều kiện tự nhiên của ĐBSH.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 220 - 21030' B và 105030' - 1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1400 - 2000mm.
Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị cao nhất nước... Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
Vùng còn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn.
Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khoáng sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch
Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức.
2. thực trạng năng suất cây trồng ở ĐBSH.
Qua nhiều năm thâm canh, luân canh trên ĐBSH thì người dân cũng áp dụng được nhiều công thức luân canh mới để đưa vào sản xuất cho cây trồng tăng năng suât. Từ việc điều kiện tự nhiên thuận lợi mà họ đã trồng luân canh, Trồng xen, tăng vụ…rất hiệu quả.
Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Ngoài số đất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha.
Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Đất không được bồi đắp hàng năm vẫn màu mỡ hơn đất được bồi đắp. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ sông Thái Bình. Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.
Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top