CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX REDHAT 8.0 - 6/11/2003 2h:50


1. Một số điều lưu ý trước khi cài:



Để cài RedHat 8.0 chạy trơn tru thoải mái, bạn cần có hệ thống PII, 64MB Ram trở lên, và phân vùng ổ cứng dành để cài Linux cần khoảng 2GB trở lên. Tuy nhiên không có gì cản trở bạn cài Linux trên một hệ thống có cấu hình thấp hơn, nhưng khi đó bạn chỉ có thể chạy với các ứng dụng hạn chế trên hệ thống.



• Nên tìm hiểu thông số cấu hình của hệ thống trước khi cài đặt. Điều này rất quan trọng, giúp bạn thuận lợi trong quá trình cấu hình hệ thống sau khi cài đặt. Bạn sẽ phải lựa chọn cho đúng thông số của các linh kiện phần cứng trong quá trình cấu hình hệ thống như: loại card màn hình, loại màn hình( tần số quét ngang, dọc), card mạng, card âm thanh. v.v.



• Cần chuẩn bị phân vùng đĩa còn trống để cài Linux. Linux cần tối thiểu hai phân vùng là Linux Native (ext3) và Linux swap. Đơn giản, bạn có thể dùng Partition Magic để phân chia đĩa.



§ Một partition là Linux native ext3. Cần khoảng 2GB trở lên để cài Linux, bao gồm cả KDE và Gnome, các tiện ích đồ họa, multimedia, và lập trình. Tối thiểu bạn cần 400MB và cài toàn bộ là 4,5GB.



§ Một partition là Linux swap, là phân vùng tráo đổi của Linux dành cho chuyện sử dụng bộ nhớ ảo, làm không gian trao đổi. Thông thường, dung lượng bộ nhớ ảo tối ưu sẽ gấp đôi dung lượng bộ nhớ RAM của hệ thống.



2. Bắt đầu cài đặt:



Cách đơn giản và thông dụng nhất để cài Redhat Linux là cài đặt từ bộ CDROM:



Khởi động hệ thống từ bộ đĩa CD cài đặt ( CD số 1), và nhấn Enter từ dấu nhắc khởi động để mặc định cài đặt theo chế độ đồ hoạ. Chương trình cài đặt sẽ tự động dò thông số của bàn phím, chuột, card màn hình, màn hình và sau đó đi vào quá trình cài đặt. Thông qua từng bước wizard để bạn chọn các thông số về hệ thống như bàn phím, chuột, ngôn ngữ trong quá trình cài đặt, giờ hệ thống.



a. Chọn kiểu cài đặt:



- Personal Desktop: dành cho người mới bắt đầu với Linux hay cho những hệ thống desktop cá nhân. Chương trình cài đặt sẽ chọn lựa những gói phần mềm cần thiết nhất cho cấu hình này. Dung lượng đĩa cần cho kiểu cài đặt này chiếm khoảng 1,5GB, bao gồm cả môi trường đồ hoạ.



- WorkStation: dành cho những trạm làm chuyện với chức năng đồ hoạ cao cấp và các công cụ phát triển.



- Server: cài đặt hệ thống đóng vai trò máy chủ như webserver, ftpsever, SQL server.v.v.



- Custom: đây là lựa chọn linh hoạt cho bạn trong quá trình cài đặt. Bạn có thể chọn các gói phần mềm, các môi trường làm việc, boot loader tuỳ theo ý bạn.



b. Thiết lập phân vùng cài Linux:



Đây là quá trình nhạy cảm nhất và nguy hiểm nhất trong quá trình cài đặt, vì chỉ cần bất cẩn chọn sai thì dữ liệu trên ổ cứng của bạn có thể bị mất sạch.




Chức năng “automatic partition” sẽ giúp bạn tự động tạo các phân vùng cho Linux. Hãy cẩn thận nếu bạn chọn option “remove all partition on this system”, vì như thế tất cả các phân vùng trên ổ cứng của bạn đều bị xoá. Option “remove all Linux partition on this system” sẽ chỉ xoá các phân vùng của Linux mà thôi





Ở đây, để thuận tiện thì bạn có thể dùng Partition Magic để phân chia đĩa trước. Tới giai đoạn này chỉ là công chuyện tạo định dạng cho phân vùng cài đặt mà thôi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thao tác phân chia phân vùng cài đặt dễ dàng với Disk Druid.




Thông thường, bạn nên chọn “ Manually partition with Disk Druid ” để tạo các phân vùng:



• Một phân vùng chứa mount point là “/”, có kiểu file hệ thống là Linux Native ext3.



• Một phân vùng swap cho Linux, kiểu của phân vùng này là Linux swap, kích thước tối ưu là gấp đôi dung lượng RAM của hệ thống hiện tại.



Các button trên màn hình giao diện cho phép bạn thao tác phân chia và định dạng phân vùng. Nút New, Delete để tạo mới hay xoá một phân vùng. Nút Edit để định dạng phân vùng đó, có kiểu là gì (ext3, swap, fvat…), qui định lại kích thước, là thư mục gì trong hệ thống phân cấp bộ nhớ.



Bạn có thể Reset quá trình thao tác nếu chưa thoả mãn yêu cầu của mình, chưa có một thay đổi nào được thực hiện cho đến khi bạn hoàn thành công chuyện với Disk Druid.



c. Cách quản lý đĩa trong Linux:



Trong cấu trúc cây thứ bậc của Linux, cao nhất là “/”, dưới đó là /boot, /etc, /root, /mnt .v.v.



Đối với Linux, tất cả thiết bị phần cứng đều được coi như file hay thư mục nằm trong hệ thống phân cấp cây thư mục. Chẳng hạn hệ thống của bạn có hai ổ cứng thì đĩa cứng thứ nhất là /dev/had, ổ cứng thứ hai là /dev/hdb. Trong cùng một ổ dĩa, các hệ thống file được chia thành các phân vùng khác nhau. Một ổ cứng có 4 phân vùng chính (primary) được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. tương ứng với ổ cứng đầu tiên sẽ là hda1, hda2 .v.v, phân vùng thuộc phần mở rộng lớn (extended) được đánh số bắt đầu từ số 5: ví dụ hda5, hda6 …



d. Cài đặt boot loader




Đây là chương trình dùng để khởi động Linux cũng như các hệ điều hành khác (dual boot) khi bạn có nhiều hơn một hệ điều hành được cài trên hệ thống. Grub là boot loader mặc định khi cài RedHat 8.0. Đây là chương trình rất mạnh và uyển chuyển. Grub tự động dò các hệ điều hành hiện có trên hệ thống và thêm vào trong danh sách khởi động. Các tuỳ chọn trên màn hình tương đối dễ hiểu.



Với tuỳ chọn “ configure advance boot loader option” cho phép bạn chọn chuyện cài grub lên đâu trong ổ cứng:



Nếu chọn Grub để khởi động hệ thống , grub sẽ được cài lên Master boot record ( /dev/hda).



Nếu chọn một chương trình khác để khởi động như system commander chẳng hạn, bạn hãy chọn cài grub lên “first sector of boot partition”. Như vậy, system commander sẽ tự động nhận ra Linux và thêm vào mục nhập khởi động cho Linux.



e. Cấu hình account:



Việc cấu hình acount dùng để thiết lập mật (an ninh) khẩu root và có thể tạo thêm các account khác để log in vào hệ thống khi chuyện cài đặt hoàn tất.



Tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong hệ thống. Bạn có thể cài đặt, cấu hình hệ thống hay làm tất cả chuyện một khi đăng nhập vào hệ thống với tài khoản này.




f. Các lưu ý lựa chọn gói phần mềm cài đặt:



Với Redhat 8.0, chuyện chọn các gói phần mềm để cài đặt được thực hiện rất thuận tiên khi các gói phần mềm được gom lại thành nhóm. Có thể chọn cài các gói phần mềm ngay lúc này các gói cần thiết hay có thể cài thêm sau khi hoàn tất cài đặt.



Bạn chọn mục “select individual package” để cài thêm các gói mà mặc định sẽ không cài cho bạn. Ví dụ như mc (Midnight Commander, tương tự NC trong DOS). Sau khi lựa chọn xong, chương trình cài đặt sẽ duyệt các gói phụ thuộc để bạn cài thêm.



Trong suốt quá trình chọn gói phần mềm cài đặt, bạn được thông báo dung lượng cần để cài đặt. Nên chú ý để không vượt quá dung lượng phân vùng mà bạn vừa dành cho Linux trong quá trình chọn lựa. Một điều chú ý là bạn nên cài các programming develop và kernerl source, các thư viện lập trình để thuận tiện cho chuyện sau này cần biên dịch lại nhân hệ điều hành hay cài đặt và biên dịch phần mềm và driver cho hệ thống.



g. Cấu hình X



Để làm chuyện được với giao diện đồ hoạ, bạn cần cấu hình cho X Window. Nếu may mắn, card đồ hoạ và màn hình của bạn sẽ nằm trong danh sách được Linux hỗ trợ. Còn nếu không, cách chắc chắn với loại card đồ họa để chạy được là chọn loại vesa. Về màn hình, Linux sẽ tự dò cho bạn hay bạn sẽ cấu hình bằng tay chuyện chọn tần số quét cho màn hình. Hãy cẩn thận vì quá trình này dễ làm hỏng màn hình và card đồ hoạ của bạn. Đây chính là lý do bạn cần nắm vững thông số của các linh kiện phần cứng.



Nếu không cần Linux tự dò tìm và cấu hình dùm bạn, bạn có thể mở file /etc/X11/XF86Config (hay XF86Config-4) để cấu hình bằng tay.



Sau khi nhấn nút test để kiểm tra hệ thống có chạy tốt với chế độ đồ họa chưa, nếu tất cả việc suôn sẻ, chúc mừng bạn vừa hoàn tất quá trình cài đặt Linux.



Lưu ý về card đồ họa



Mặc dù Linux nhận dạng và hỗ trợ đúng nhiều loại card đồ hoạ được sản xuất trong 2 năm gần đây, sau khi cấu hình, card đồ hoạ vẫn chạy với bus PCI cho dù card đồ họa của bạn là loại AGP, và bạn vẫn chưa tận dụng được các chứng năng đồ hoạ 3D cao cấp của nó. Lý do là các nhà sản xuất linh kiện vì lý do bảo mật (an ninh) và bản quyền nên chưa hỗ trợ cho các nhà phát triển Linux. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất phần cứng vừa bắt đầu hỗ trợ driver cho các linh kiện của mình trên các hệ thống Linux. Chẳng hạn với nhà sản xuất Nvidia, bạn có thể tải driver của nó thông qua hay . Các game 3D chạy với hình ảnh rất mịn màng không thua kém gì trên MS Window sau khi bạn vừa cài driver cho hệ thống.
 

cobecongchua97

New Member
các sư huynh cho em hỏi cách cài đặt các file .taz.bz2 hay file .taz.gz trong Redhat như thế nào? thanks
 

luat_trau

New Member
hudobk các sư huynh cho em hỏi cách cài đặt các file .taz.bz2 hay file .taz.gz trong Redhat như thế nào? thanks Thưởng thì giải nén rồi chạy càiđó bạn

Thường thì redhat chạy file rpm.
 

anh.lehoang62

New Member
cho mình hỏi khi cài nó hiện ra cửa sổ command đòi login : tài khoản login là tài khoản nào vậy vì chưa đến bước tạo tài khoản mà ?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top