Nyle

New Member



Các Anh, chị cho Em hỏi " Vốn lưu động" có phải là "Nguồn vốn chủ sở hữu" không vậy?



Vì hiện Em đang làm Hồ sơ Dự thầu, trong đó yêu cầu báo cáo năng lực tài chính trong 3 năm gần đây, Em lật "Báo Cáo Tài Chính" tìm hoài mà chẳng thấy "Vốn lưu động" nằm ở đâu cả! Hỏi Anh Kế toán kia thì bảo là "Vốn chủ sở hữu", nhưng Em không chắc chắn lắm, muốn hỏi các Anh cho chắc ăn.



Vậy mong các Anh trả lời giúp!



Thank nhiều!
 

anhthaovu

New Member





















Nguyên văn bởi phanhongson








Các Anh, chị cho Em hỏi " Vốn lưu động" có phải là "Nguồn vốn chủ sở hữu" không vậy?



Vì hiện Em đang làm Hồ sơ Dự thầu, trong đó yêu cầu báo cáo năng lực tài chính trong 3 năm gần đây, Em lật "Báo Cáo Tài Chính" tìm hoài mà chẳng thấy "Vốn lưu động" nằm ở đâu cả! Hỏi Anh Kế toán kia thì bảo là "Vốn chủ sở hữu", nhưng Em không chắc chắn lắm, muốn hỏi các Anh cho chắc ăn.



Vậy mong các Anh trả lời giúp!



Thank nhiều!











Về câu hỏi của bạn mình xin trả lời như sau:







1. Nội dung của vốn lưu động:



Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.



Tài sản lưu động của doanh nghề thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.



- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.



- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …



2. Phân loại vốn lưu động.



Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:



a) Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:



- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán



+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)



+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác..



- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, công cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.



- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế vừa phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …



b) Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:



- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, công cụ lao động nhỏ.



- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.



- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)







Hy vọng câu trả lời trên sẽ giúp ích cho bạn!







Thân!
 

pink_happy85

New Member



Trích dẫn từ phanhongson;101469:
Các Anh, chị cho Em hỏi " Vốn lưu động" có phải là "Nguồn vốn chủ sở hữu" không vậy?



Vì hiện Em đang làm Hồ sơ Dự thầu, trong đó yêu cầu báo cáo năng lực tài chính trong 3 năm gần đây, Em lật "Báo Cáo Tài Chính" tìm hoài mà chẳng thấy "Vốn lưu động" nằm ở đâu cả! Hỏi Anh Kế toán kia thì bảo là "Vốn chủ sở hữu", nhưng Em không chắc chắn lắm, muốn hỏi các Anh cho chắc ăn.







Nói như Dragon đúng đó, nhưng hơi dài.. Theo mình , ta có thể túm lại như sau (dựa trên Bảng CĐKT):







- Vốn lưu động = Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + Vốn lưu động khác.







- Còn vốn chủ sở hữu: chính là vốn cổ phần (Cty CP) hay vốn điều lệ (Cty khác)



Thân.
 

Taylor

New Member



Gọn hơn nữa là phần A bên tài sản trên bange cân đối kế toán
 



Tùy theo quan điểm.



Phải xem xét câu hỏi đó nằm trong tổng thể nào.







Ví dụ nha:







Bên tài sản:



Phần A: 20 tỷ



Phần B: 10 tỷ







Bên "vốn" (hay còn gọi là "nguồn vốn")



Vay: 16 tỷ



Vốn CSH: 14 tỷ







Vậy 16 tỷ là khoản cty nợ người khác.







"Tiền của chủ nợ là tiền vốn của tôi". Đố thằng Mỹ nó hiểu nổi tại sao.



Vốn là tiền mình bỏ ra để làm ăn. Sao gọi tiền mình mắc Nợ là Vốn của mình?



Nợ là nợ, vốn là vốn chứ. Sao quơ của người ta thành của mình?











Vốn CSH bỏ ra là 14 tỷ. Trog đó đầu tư xây dựng mua sắm TSCD hết 10 tỷ. Vốn CSH đưa vào vốn lưu động để xoay vòng là 4 tỷ. Doanh thu đạt cao cho thấy Giám Đốc rất giỏi trong tài chánh. Chiếm dụng vốn người khác hay áp dụng tốt đòn cân nợ. Đứng ở góc độ nhà đầu tư, tui đánh giá cao cty.







Ở đây, nhà giao thầu, họ xem xét ở cả 2 góc độ: vốn lưu động cty có khả năng huy động và vốn lưu động của chủ sở hữu.







Có nên giao thầu cho 1 cty mà tiền không có, nợ như chúa chổm?



Có nên giao thầu cho 1 cty mà không có nợ ai cả - Cty đó kô biết là quá giàu hay là quá thất tín nên không ai dám cho vay?







Tóm lại bạn phải xem ở tổng thể báo cáo đó.



50% khả năng là phải lấy vốn CSH - TSCD



50% là lấy phần A bên Tài sản.
 


















1. Nội dung của vốn lưu động:



Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.



Tài sản lưu động của doanh nghề thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.



- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.



- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …











Mình lại nhớ là vừa đọc ở đâu đó vốn lưu động là vốn dài hạn tạm thời (gian) dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn! Có sự nhầm lẫn nào ở đây không nhỉ?!
 

trungvina79

New Member





















Nguyên văn bởi Thien Thanh_








Mình lại nhớ là vừa đọc ở đâu đó vốn lưu động là vốn dài hạn tạm thời (gian) dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn! Có sự nhầm lẫn nào ở đây không nhỉ?!











Theo em thì nó là Working capital thì phải ??? ( khi mà nợ ngắn hạn < tài sản lưu động ) .
 

Demasone

New Member





















Nguyên văn bởi Kuki








Theo em thì nó là Working capital thì phải ??? ( khi mà nợ ngắn hạn < tài sản lưu động ) .











Công thức tính của WC là = Vốn chủ sở hữu (Shareholders' Equities) + Nợ trung, dài hạn (Long & Medium term Liabilities) - Giá trị thuần TSCĐ (Net Fixed Assets)







Có thể thấy đây là phần vốn tài trợ cho các tài sản ngắn hạn của công ty. Bác Kuki cho cayman biết thêm về điều kiện khi mà nợ ngắn hạn < tài sản lưu động nhé







To thienthanh : ở đây Dragon nói về hình thái biểu hiện của vốn lưu động đó bạn

























Nguyên văn bởi muontennguoi








"Tiền của chủ nợ là tiền vốn của tôi". Đố thằng Mỹ nó hiểu nổi tại sao.



Vốn là tiền mình bỏ ra để làm ăn. Sao gọi tiền mình mắc Nợ là Vốn của mình?



Nợ là nợ, vốn là vốn chứ. Sao quơ của người ta thành của mình?











Sao thằng Mỹ lại không hiểu vậy bạn ? Vốn vay vẫn là nguồn vốn đấy thôi, nhưng không phải vốn chủ sở hữu
 

toi_la_viet_anh

New Member



Đó là ngôn ngữ thôi.



Bạn trích dẫn không đúng câu của tôi.



tui nói: Nợ - Vốn.



Không nói: Vốn vay - Nguồn vốn.







--------------------------



Hãy trở về chủ đề.



-------------------------



Ở đây câu hỏi của Phanhongson: " Vốn lưu động" có phải là "Nguồn vốn chủ sở hữu" không vậy?











Vì 2 chữ này là khái niệm cũ.



"Vốn" cũ ngày nay gọi là "tài sản"



"Nguồn vốn" cũ ngày nay gọi là "vốn". Tuy nhiên gọi là nguồn vốn thì vẫn hiểu.







Thế mà anh kế toán của Phanhongson vẫn nói đó là "Vốn chủ sở hữu".







Câu hỏi của Phanhongson là: anh kế toán đó nói đúng hay sai?







Có người nói: đó là Phần A bên Tài sản. Vì người này bằng kinh nghiệm hay sao đó đoán là chủ thầu hỏi theo khái niệm cũ. Và do đó Phanhongson không tìm thấy "Vốn lưu động" trên BCDKT.







2 người này ai đúng?







Theo tui 5-5
 





















Nguyên văn bởi cayman








Công thức tính của WC là = Vốn chủ sở hữu (Shareholders' Equities) + Nợ trung, dài hạn (Long & Medium term Liabilities) - Giá trị thuần TSCĐ (Net Fixed Assets)


Có thể thấy đây là phần vốn tài trợ cho các tài sản ngắn hạn của công ty. Bác Kuki cho cayman biết thêm về điều kiện khi mà nợ ngắn hạn < tài sản lưu động nhé











Thank Bác Cayman về công thức WC


Vậy có thể xem


WC = ( Tổng TS - Nợ ngắn hạn ) - ( Tổng TS - TS ngắn hạn )


= TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn


nếu WC >0 : DN vừa dùng Nợ dài hạn tài trợ TS ngắn hạn


nếu WC<0 : DN vừa dùng Nợ ngắn hạn tài trợ TS dài hạn .


Em nghĩ như vậy có ổn không ?
 
Top