tctuvan

New Member
Chia sẻ luận văn cho anh em

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những
chịu các áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm
liên quan đến hoạt động ngân hang, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải
đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống
nhân hang Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế
sử dụng Việt Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về
phòng, chống rửa tiền và Nghị định này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngân hang.
Điều này thể hiện quyết tâm chống rửa tiền của Việt Nam trong bối cảnh hệ thống
thanh tra, giám sát ngân hang còn yếu, tình trạng tham nhũng diễn ra tinh vi, mức
độ sử dụng tiền mặt cao và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn.
Tuy nhiên, với những hạn chế của khung pháp lý cho hoạt động phòng,
chống rửa tiền cùng những thách thức cho ngành ngân hang Việt Nam trước thềm
hội nhập đòi hỏi Nhà nước và ngành ngân hang phải nhanh chóng có giải pháp để
đương đầu với vấn nạn rửa tiền và thực hiện chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất.
Đây chính là lý do để hình thành Luận văn này với nội dung nghiên cứu tập trung
vào “Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam”
xoay quanh chủ yếu ba vấn đề chính đó là: hoàn thiện khung pháp lý phòng, chống
rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho
hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng hoạt động rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng cùng với những nguy cơ rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam
khi hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp phòng, chống
rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu chính là đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ
thống ngân hang Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là hoạt động rửa tiền, hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và phạm vi nghiên cứu được
tập trung vào hệ thống ngân hang Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã kết hợp phương pháp phân tích lý thuyết các văn bản, tài liệu và
sử dụng phương pháp thống kê số liệu có lien quan đến hoạt động rửa tiền dể tiến
hành phân tích những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hang
Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung đưa ra các giải
pháp để phòng chóng rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Các giải pháp được đưa ra trong Luận văn tập trung vào ba mảng chính là:
hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích
hợp để hạn chế nạn rửa tiền,và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho cuộc chiến chống
rưa3 tiền. Các giải pháp này được phân loại phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
các cấp, ngành, đó là nhóm giải pháp về phía Nhà nước, về phía ngân hang Nhà
nước và về phía các ngân hang thương mại.
Nhóm giải pháp về phía Nhà nước mang tính chất dài hạn nhằm tạo lập một
môi trường pháp lý hoàn chỉnh và một môi trường kinh tế thích hợp.
Nhóm giải pháp về phía Ngân hang Nhà nước và các ngân hang thương mặi
được sử dụng trong ngắn hạn như những công cụ tác nghiệp và có thể được vận
dụng ngay. Tuy nhiên việc xem xét và lựa chọn giải pháp nào còn tuỳ từng trường hợp vào
tình hình thực tế và đặc điểm riêng có của từng ngân hang.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn gồm ba phần:
Phần 1: Phần mở đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu và trình bày sơ lược về nội
dung nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài,bao gồm ba chương:
- Chương 1: Khái quát về hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền
- Chương 2: Hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền tại Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp phòng,chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt
Nam
Phần 3:phần kết luận chung qua quá trình nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN
VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

1.1. Khái quát về hoạt động rửa tiền
Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới mẻ, nó cũng xưa như chính tội ác.
Từ ngàn xưa, nhũng kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che giấu nguồn gốc của các đồng
tiền tội ác nhằm xoá sạch dấu vết các hành động tội phạm của họ. Ngày nay, do sự
bành trướng của nạn tham nhũng tại nhiều quốc gia, nạn buôn bán mà tuý và buôn
lậu vũ khí trên toàn cầu với doanh số mỗi năm ước lượng đến hàng trăm, hàng ngàn
tỉ đô la Mỹ, thêm vào đó là các tổ chức khủng bố quốc tế với khả năng tài chính và
nhu cầu cung cấp tiền cho mạng lưới khủng bố trên toàn thế giới rất lớn đã khiến
cho việc rửa tiền trở thành một dịch vụ béo bở cho một thị trường ngày càng rộng
lớn. Hoạt động rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi hơn, khéo léo và với kỹ thuật cao
cấp hơn. Không những nó giúp cho những “ông trùm” thoát khỏi sự trừng phạt của
pháp luật, ngang nhiên trở thành những ông chủ giàu có, lương thiện mà còn tạo
điều kiện cho việc phát triển các mạng lưới khủng bố tại nhiều quốc gia, mang lại
những hậu quả khó lường đối với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Do đó, rửa
tiền đang là một mối đe dọa nguy hiểm đặt ra cho toàn thế giới, đòi hỏi sự hợp tác
cũng mang tính chất toàn cầu của các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn hiểm
họa này.
Hiện nay và trong tương lai gần, nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn vào
hệ thống tài chính thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc xây dựng
pháp luật, kiểm soát tài chính và nhất là các công cụ để chống rửa tiền có hiệu quả.
Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu sẽ làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam đối
mặt nhiều hơn nữa các hành vi rửa tiền ở cấp độ tinh vi hơn. Đây là một trở ngại và
thách thức đáng kể trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc nhận thức được
những tác hại nghiêm trọng từ hoạt động rửa tiền và xây dựng khung pháp lý trong
phòng, chống rửa tiền là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.1.1. Khái niệm rửa tiền
Trên thế giới có rất nhiều khái niệm rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác
nhau.
Theo Liên Hiệp Quốc, dựa vào công ước Vienna (1988) và công ước Palermo
(2000), khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là “Việc sử dụng
(nghĩa là với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản
nào mà nó được đánh giá là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của
phạm tội mà có hay từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội
đó thoát khỏi pháp luật”.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi
qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hay
tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp”.
Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: “Rửa tiền là hoạt động mà bọn tội
phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi.
Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt
động tội phạm”.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 do Chính phủ
ban hành thì khái niệm rửa tiền được định nghĩa như sau:
“Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản
do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:
- Tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản
do phạm tội mà có;
- Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử
dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
- Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hay tìm
cách khác che đậy, ngụy trang hay cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thực
sự hay vị trí, quá trình di chuyển hay quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm
tội mà có”.
1.1.2. Nguồn gốc của tiền “bẩn”
Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản
bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có
được ban đầu thông thường là tiền, cũng có thể gọi đây là tiền “bẩn”. Sau các giai
đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác
như: thẻ tín dụng, bất động sản, các khoản đầu tư hợp pháp, ...
Nguồn gốc của tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau:
- Buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán, trao
đổi như rượu, thuốc lá, …
- Tiền tham nhũng, nhận hối lộ;
- Tiền có do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước để biết trước các
thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch, ... nhằm trục lợi;
- Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng
vòng;
- Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh
bạc;
- Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập
đoàn hay công ty mẹ - con hay tiền có được do trốn thuế.
Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm
những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội
phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu).
1.1.3. Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền
Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp
nhân tham gia vào quá trình rửa tiền với mong muốn hợp pháp hóa tiền và tài sản có
được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần
tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm về ma
túy, tài chính, tham nhũng, lừa đảo, mại dâm, buôn bán vũ khí,...
Có thể xếp những người rửa tiền làm bốn nhóm:
Nhóm thứ nhất, những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp
pháp…);
Nhóm thứ hai, những người tham nhũng;
Nhóm thứ ba, những người muốn tránh thuế;
Nhóm thứ tư là các tổ chức khủng bố.
Tất nhiên, các nhóm trên không hoàn toàn biệt lập, tham nhũng, tội phạm và
kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho
nhau. Ví dụ, các quan chức thì cần có người để rửa tiền tham nhũng, tiền nhận hối
lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hay công ty ma. Ngược lại,
tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ
cho các hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn thuế.
Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như Mỹ
và cộng đồng Châu Âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những cá
nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý
hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Vì vậy, luật Ngân hàng các nước này quy định: mọi nhân viên ngân
hàng khi tiếp nhận các khoản tiền gửi lớn đều phải có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng
khai báo nguồn gốc tiền, chủ sở hữu thực, ... phục vụ thông tin phòng, chống rửa
tiền. Nhân viên nào không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên, nếu phát hiện ra các
khoản tiền bất hợp pháp, cơ quan pháp luật hoàn toàn có thể truy tố họ về một trong
các tội rửa tiền vì mất cảnh giác, không thực hiện nghĩa vụ quy định cho dù họ
không biết đây là tiền có nguồn gốc tội phạm và như vậy, họ cũng bị quy kết tham
gia vào quá trình rửa tiền.
1.1.4. Độ lớn của rửa tiền trong nền kinh tế
Việc đo lường mức độ rửa tiền của một quốc gia như thế nào nhằm đánh giá tính
nghiêm trọng khi có nhu cầu phân tích lại là một vấn đề không đơn giản. Có nhiều
cách đo lường trực tiếp hay gián tiếp để ước lượng số lượng tiền được rửa ở một
nền kinh tế nào đó. Ta có thể xem xét hai cách tiếp cận như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Xem thêm
Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam
Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế
Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng
Những vụ rửa tiền 'động trời'
Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng
cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy mọi chủ đề
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 1
D Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng của khách sạn Sea and Sand Luận văn Kinh tế 2
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng cho khách đoàn nội địa tại khách sạn Tam Kỳ Luận văn Kinh tế 1
G Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉn Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch Trần Xuân Soạn Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp cạnh tranh cho ngành hàng giấy vở của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng ph Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top