tctuvan

New Member
Tải miễn phí đồ án
Lời nói đầu
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm đưa nước ta bước kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Do vậy mà việc phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông đường xá, cầu cống hay các nhà ga, sân bay, bến cảng … là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách để có thể đưa đất nước ta đi lên. Điều đó đòi hỏi một số lượng lớn các trang thiết bị phục vụ cho việc xây dựng công trình,trong đó có trạm trộn bê tông xi măng.Các trạm trộn BTXM đang được sử dụng ở nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại, kích cỡ xuất xứ, trong đó có rất nhiều trạm do Việt Nam chế tạo.Do vậy tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 45m3/hlà một đề tài tốt nghiệp hay,có tính thực tế cao và vừa sức dành cho sinh viên chuyên nghành Máy xây dựng_Xếp dỡ Trường Đại Học Giao thông Vận Tải.
Đề tài này do hai sinh viên Nguyễn Văn Biển và Phan Quỳnh Đức lớp máy xây dựng _K45 thực hiện , trong đó nhiệm vụ cụ thể của mỗi người như sau:
I.Nguyễn văn Biển:
1.Tổng quan về công tác sản xuất BTXM và công nghệ trộn
2. Đề xuất và luqạ chọn phương án thiết kế
3.tính toán, thiết kế tổng thể trạm trộn BTXM
4. Tính toán thiết kế bộ máy trộn
5.Tính toán hệ thống cấp liệu(đá,cát)
6. Quy trình lắp dựng, vận hành trạm.
II. Phan Quỳnh Đức:
1Tính toán viét tải cấp xi măng
2. Tính toán xiclô chứa xi măng
3. Tính toán hệ thống nước
4. Tính toán một số chi tiết và kết cuấ thép theo chỉ định
5.Xây dựng sơ đồ điện cho trạm
Đồ án tốt nghiệp này trình bày lần lượ các nội dung em đã thực hiện hteo nhiệm vụ được giao.Do thời gian thực hiện có hạn va hiểu biết còn ít nên chắc chắn đồ án này có nhiều thieuú sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn và sự góp ý của các bạn sinh viên.
Em xin trân trọng Thank thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Vịnh thầy Nguyễn Ngọc Trung đã nhiệt itnhf hướng dẫn để em có thể hàon thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà nội: 3/2009
Sinh viên thực hiện.
Phan Quỳnh Đức















CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG

1.1. Giới thiệu chung về bê tông.
Bê tông là loại đá nhân tạo được hình thành từ hỗn hợp gồm: Chất kết dính vô cơ ( ximăng, thạch cao, vôi...), với cốt liệu (sỏi, cát, đá,...), và nước trải qua quá trình đông kết tự nhiên hay nhân tạo.
Ngoài thành phần kể trên trong quá trình sản xuất bê tông người ta con đưa thêm vào bê tông các chất phụ gia vô cơ hay hữu cơ để tăng cường một số tính chất của bê tông đảm bảo yêu cầu sử dụng. Các chất phụ gia được lựa chọn theo tỉ lệ thích hợp . Trong hỗn hợp bê tông, ximăng, phụ gia và nước là những thành phần chúng tác dụng với nhau tạo thành hồ kết dính. Cốt liệu( cát, đá, sỏi, xỉ...) liên kết với nhau tạo thành bộ khung chịu lực của bêtông. Cấp phối cốt liệu được lựa chọn một cách hợp lý để được hỗn hợp bêtông như ý.
Hồ kết dính có nhiệm vụ bao bọc các hạt cốt liệu và lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu đồng thời hồ kết dính còn đóng vai trò là chất nhờn giúp cho hỗn hợp bê tông có độ dẻo. Sau khi đông kết hồ kết dính còn có khả năng đông kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành đá nhân tạo là bêtông. Bêtông là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các ngành: Xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi,... vì bêtông có các ưu điểm sau:
- Cường độ chịu nén tương đối cao
- Vật liệu sản xuất dễ khai thác và sử dụng ngay tại địa phương
- Khả năng linh hoạt cao có thể atọ thành các dạng khác nhau và tính chất khác nhau
- Bêtông kết hợp với cốt thép tạo ra vật liệu có khả năng chịu lực rất cao
Các nhược điểm của bêtông:
- khối lượng riêng = 2000... 2500 (kg/m3)
- cách âm cách nhiệt kém
- khả năng chống ăn mòn yếu
1.2. Phân loại về bê tông
Hiện nay có rất nhiều loại bê tông ứng với mỗi loại công trình thì có một loại bê tông tương ứng. Vì vậy bêtông được phân loại theo các loại sau:
-Theo dạng cốt liệu phân ra: Bêtông cốt liệu đặc, cốt liệu rỗng, bêtôngcốt liệu đặc biệt( chống phóng xạ , chịu nhiệt, chịu axít)
-Theo khối lượng thể tích phân ra:
+ Bêtông đặc biệt nặng ( > 2500kg/m3), dùng cho những kết cấu đặc biệt
+ Bêtông nặng = 2200 ... 2500(kg/m3), chế tạo từ đá sỏi bình thường, dùng cho kết cấu chịu lực.
+ Bêtông tương đối nặng = 1800 ... 2200(kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.
+ Bêtông nhẹ = 500 ... 1800 (kg/m3), gồm có bêtông cốt liệu rỗng, bêtông tổ ong (bêtong khí và bêtông bọt) chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, nước cấu tử silíc nghiền mịn và chất tạo rỗng
+ Bêtông đặc biệt nhẹ cũng là loại bêtông tổ ong và bêtông cốt liệu rỗng nhưng có < 500(kh/m3)
- Theo công dụng bêtông được phân ra:
+ Bêtông thường, các kết cấu bêtong cốt thép(móng, cột, dầm...)
+ Bêtông thuỷ thuỷ công, dùng để xây đập, phủ lớp mái kênh...
+ Bêtông dùng cho mặt đường sân bay lát vỉa hè.
+ Bêtông dùng cho kết cấu bao che.
+ Bêtông công dụng đặc biệt như bêtông chịu nhiệt, chịu axít chống phóng xạ...
+ Bêtông trang trí.
Trạm trộn bêtông ngày nay phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng về: Mác bêtông, thành phần cấp phối bêtông,...Do đó để tính chọn thiết bị định lượng cho

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top