trondoiyeuanh19

New Member
Suy nghi cua em ve vai tro giao duc doi voi su hinh thanh nhan cach con nguoi

Chia sẻ cho các bạn bài giảng này, dựa vào đó để viết bài văn của mình nhé


Vai trò của yếu tố di truyền và bẩm sinh
Vai trò của yếu tố môi trường
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự phát triển nhân cách
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
- Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà giáo dục) và đối tượng (người được giáo dục) nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội.
Đặc trưng của quá trình giáo dục là:
+ Tác động tự giác được điều khiển bởi cơ quan, lực lượng chuyên trách, khác với tác động tự phát tản mạn của môi trường.
+ Có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, chương trình v.v… được tổ chức, lựa chọn khoa học phù hợp với mọi đối tượng, giúp học chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, giá trị xã hội của nhân loại bằng con đường ngắn nhất.
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
5
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
- Nói tới vai trò của giáo dục, ngay từ thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 TCN) cũng đã có quan điểm đánh giá về vai trò của giáo dục “Viên ngọc không được mài dũa thì không thành đồ dung được. Con người không được học thì không biết gì về đạo lí” hay “Ăn no, mặc ấm, ngồi dưng không được giáo dục thì con người gần như cầm thú”. Bác Hồ cũng đã nói:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”

6
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
7
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
Ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và các đoàn thể của xã hội

8
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục gia đình được tiến hành sớm nhất từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên rất quan trọng làm nền tảng cho giáo dục nhà trường.
9
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
10
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục xã hội thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa đạo đức, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách toàn diện theo sự phát triển của xã hội.

11
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
12
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục nhà trường có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục đích, nội dung giáo dục bằng các phương pháp khoa học có tác động phát triển nhất giúp cho học sinh hình thành năng lực ngăn ngừa, đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường hay di truyền bẩm sinh.
13
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
14
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong muốn.
Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hay môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát.
Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối với trẻ em hư hay người phạm pháp.
15
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
16
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật hay thiểu năng do bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh., di truyền tạo ra. Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho người khuyết tật, thiểu năng phục hồi một phần chức năng đã mất hay phát triển các chức năng khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
17
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục kìm hãm hay thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó theo một gia tốc phù hợp mà di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục cần tích cực góp phần cải tạo môi trường sống (gia đình, nhà trường, xã hội) làm cho nó ngày càng lành mạnh, văn minh, tạo thành định hướng thống nhất vì mục tiêu nhân cách.

18
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục phải diễn ra trong một quá trình có sự tác động đồng bộ của những thành tố như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục. Giáo dục phải bao gồm hoạt động tích cực, đa dạng của người giáo dục và người được giáo dục trong mối quan hệ thống nhất: phải phát hiện và phát huy triệt để những điều kiện bên trong (bẩm sinh, di truyền vốn có ở người được giáo dục) để những tiền năng trở thành hiện thực. Không nên coi “giáo dục là vạn năng”, thậm chí còn ảo tưởng dùng giáo dục để thay đổi xã hội.
19
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
20
 

daigai

Well-Known Member
bài tiểu luận

Chia sẻ với anh em bài tiểu luận này

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của tuổi trẻ, của học sinh không thể tách rời với quá trình giáo dục. Đồng thời quá trình giáo dục có hiệu quả phải tác động phù hợp với quy luật phát triển của người học trong đó quan trọng nhất là phù hợp với những đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Các nhà giáo dục lỗi lạc như J.A.Konicxky, J.J.Rouscan, I.G. Pestalozi...đã là những người phê phán kịch liệt nền giáo dục, đồng thời chính các ông đã đòi hỏi mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng giáo dục. Cũng chính từ đó khoa học giáo dục đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm phát triển của trẻ em, của học sinh coi đó là một cơ sở quan trọng của khoa học sư phạm.
Những thành tựu ngày nay của tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi và sư phạm của khoa học giáo dục cũng như kinh nghiệm thực tiễn đòi hỏi quá trình giáo dục phải thống nhất biện chứng với quá trình phát triển nhân cách người học. Muốn vậy người làm công tác giáo dục cần nắm một số quan điểm cơ bản về bản chất của nhân cách và sự phát triển nhân cách con người.
1. Sự phát triển nhân cách con người
1.1. Khái niệm về con người nhân cách
Hiện nay trong dân gian cũng như trong học thuật có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bản chất nhân cách con người.
1.1.1. Một số quan điểm sai về bản chất con người
- Quan điểm tiền định: coi bản chất và số phận của mỗi con người đó được quy định trước khi con người đó ra đời. Nó được thể hiện với nhiều màu sắc khác nhau. Do Thượng Đế định sẵn: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", "thông minh vốn sẵn tính trời", "mới hay muôn sợ tại trời", "do kiếp trước", do mả ông cha để lại được hưởng "phúc" hay chịu "hoạ".
Những quan điểm trên đây là những quan điểm khác nhau làm cho con người không tin tưởng vào chính bản thân mình và chỉ chờ mong vào trời đất quỷ thần, số phận hay "cũng lắm điều nhắm mắt đưa chân" nó nhủ con người không giúp ta tự tin, dũng cảm tái tạo tự nhiên, đấu tranh xã hội cải tạo chính bản thân mình.
Thuyết di truyền quyết định tất cả thực chất cũng là quan điểm tiền định.
Thuyết phân tâm học do S.Frend nêu ra từ đầu thế kỷ này, nay vẫn rất thịnh hành ở phương Tây. Có người vẫn dùng thuyết này để giải thích những hiện tượng xã hội và hành vi con người chủ yếu quy định bởi những bản năng vô thức, đặc biệt là bản năng tình dục... Thuyết này giải thích mọi hành vi của con người đều do sự thôi thúc của bản năng. Dù trong con người có ý thức về đời sống thường ngày của bản thân (cái tôi) (cái siêu tôi) nhưng tất cả những cái đó đều bất lực trước cái bản năng vô cùng sôi sục mãnh liệt (cái nó), nó thúc đẩy con người đến những đam mê vô thức, những hành động bản năng. Thực chất thuyết này chỉ đi sâu phân tích những bản năng sinh vật ở con người và khuếch đại lên, tuyệt đối hoá đi, không thấy được bản chất xã hội con người. Như vậy nó đã hạ thấp con người, bênh vực khuyến khích những hành vi phi xã hội, nó coi giáo dục chỉ thể hiện tiếp tục những cái sẵn có của bản năng và hướng cho những cái đó (thăng hoa) lên, chứ không thể hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất mới từ xã hội đưa lại cho con người.
Thuyết hành vi (chủ nghĩa hành vi) cũng được hình thành từ đầu thế kỷ này ở châu Âu và Mĩ. Ngày nay, thuyết này cũng đang được thịnh hành ở Mĩ và nhiều nước tư bản. Ở Việt Nam từ khi Mĩ xâm lược thuyết hành vi chủ nghĩa thực dụng cũng được thâm nhập vào: thuyết này cho rằng không cần quan tâm đến bản chất xã hội, đến tâm lý, ý thức, đời sống tâm hồn của con người mà chỉ cần biết: cho một kích thích (S) phản ứng (R) như thế nào. Phản ứng nào có lợi thì tiếp tục củng cố duy trì. Những người đề ra thuyết này không những nghiên cứu thực nghiệm ở động vật (chuột, bồ câu, khỉ...) để giải thích hành vi người mà còn áp dụng kết quả nghiên cứu của công thức S - R ở động vật mang vào xã hội (huấn luyện công nhân, quân đội, giáo dục trẻ em...). Thuyết này là một trong những cơ sở cho chủ nghĩa thực dụng của Mĩ. Thực chất đó là cách triệt để khai thác khả năng lao động của người công nhân Mĩ, cũng triệt để kích thích và củng cố những hành vi chấp hành mù quáng của binh lính Mĩ... Nó nhằm sử dụng con người như những công cụ, tiếp thu những mệnh lệnh nhanh nhất, phản ứng chính xác nhất, có lợi nhất cho nhà tư sản. Còn đời sống tâm hồn của con người chỉ là cái hộp đen không cần biết đến. Cái đó chủ yếu trông vào sự chăm sóc của nhà thờ.
Ngày nay, một số học giả phương Tây đã nêu ra thuyết "Frend" mới và "chủ nghĩa hành vi mới" nhưng cũng chỉ là trình bày mềm dẻo hơn, tinh vi hơn còn bản chất cũng chưa thay đổi.
Thuyết "môi trường quyết định" cho rằng trẻ em sinh ra như một tờ "giấy trắng", mọi tác động của môi trường sẽ ghi lên tờ "giấy trắng" một cách máy móc, thuyết này có vẻ tiến bộ hơn nhưng thực chất coi con người như một thực thể thụ động, tiếp thu máy móc mọi thụ động của hoàn cảnh: như vậy là hoàn cảnh xã hội của mỗi người đã định sẵn bản chất của con người tốt hay xấu đều tại "hoàn cảnh", tại "môi trường" cả. Đúng là hoàn cảnh, môi trường rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em nhưng môi trường chung chung không thể tự nó quyết định tất cả. Cùng một gia đình, một nhóm người nhưng người ta phát triển rất khác nhau đó thôi. Quan điểm đó rõ ràng không thấy tính biện chứng giữa hoạt động của cá nhân với tác động của hoàn cảnh, không thấy tính tích cực lựa chọn, chức năng động của con người trong việc cải tạo hoàn cảnh vượt lên trên hoàn cảnh để tự rèn luyện mình.
Chúng ta còn bắt gặp nhiều quan điểm sai lệch khác nữa, cũng có những nhược điểm như quan điểm nêu trên.
1.1.2. Quan điểm Macxit
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng Macxit, trên những thành quả của khoa học nghiên cứu con người, ngày nay chúng ta có thể nêu lên những quan điểm đúng đắn hơn về bản chất nhân cách của con người, nhằm hiểu con người một cách đầy đủ, đúng đắn hơn để có thể giáo dục con người một cách có cơ sở tin cậy.
Con người là một thực thể tự nhiên.
Trước hết chúng ta thấy rõ con người là một thực thể tự nhiên, có nguồn gốc phát triển lâu dài trong lịch sử tiến hoá động vật lên trong những điều kiện đặc biệt và đạt tới trình độ phát triển cao nhất trong giới tự nhiên. Con người đã trở thành "Chúa tể muôn loài" nhưng với tư cách là thực thể tự nhiên, con người đã tuân theo các quy luật sinh vật mang theo các đặc điểm di truyền về hình thái - giải phẫu - sinh lý của thế hệ trước, có đặc điểm riêng về giải phẫu sinh lý, hoạt động thần kinh, có nhu cầu sinh vật, những phản xạ, bản năng... Nhưng con người đồng thời là thực thể xã hội và đối với một người bình thường thì ngay cả những hành vi có tính sinh vật, bản năng cũng được ý thức, cũng có tính xã hội, bị quy định bởi "cái xã hội".

tải về xem đầy đủ nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top