tuelamcaoquynh

New Member
GIẢI THÍCH LỜI KHUYÊN CỦA LÊ-NIN "HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI"



Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.



Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.



Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm giác kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.



Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.



Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.

Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.



(Sưu tầm)
 
“Đi cho biết đó biết đây . Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”



Với câu ca dao này, ông cha ta khuyên dạy chúng ta rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Cũng cùng nội dung này , tục ngữ có câu ngắn gọn hơn : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn .” Sau đậy , chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ .



Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì ? Câu tục ngữ này có từ ngữ tương đối dễ hiểu chỉ có từ “sàng khôn ” và từ “ngày đàng”. Ngày đàng vừacó ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Ngày đàng là từ biến âm của đường , cách dùng thời gian để đo đường đi . Còn sàng khôn là công cụ bằng tre , nứa dùng để sàng , sấy gạo. ” Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phả học ngoài xã hội, chứ không chỉ học ở trong trường, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.



Trong thực tế , nhiều người đã áp dụng câu tục ngữ và thành công trên đường đời . Hồi xưa , nhân dân ta không có cơ hội ra nước ngoài mà chỉ ở một chỗ để làm việc nên họ không có nhiều kinh nghiệm , những kĩ thuật tiên tiến của các nước khác . Ngày nay , một số nơi đã thay đổi , họ thu hoạch được sản lượng tốt nhiều hơn là do họ học được những phương pháp trồng trọt tốt của nước ngoài . Sách vở không phải là đầy đủ những kiến thức ta cần . Có những cái mà chỉ có tận mắt chứng kiến , tận tai nghe ngóng thì mới có như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” . Đi thực tế giúp ta hiểu thấu đáo cuộc đời hơn . Không những nó giúp ta trau dồi kiến thức mà còn giúp ta biết cách làm người tốt . Nó giúp ta biết cách đối nhân xử thế , biết cái nào phải cái nào trái để áp dụng vào đời sống . Bác Hồ đã lên tàu sang các nước khác để tìm đường cứu nước . Bác đã học được nhiều chiến thuật , chiến lược hay để tìm đường lối thích hợp chống giặc .



Làm sao để thực hiện đúng câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?Người ta vẫn thường nói : “ Học phải đi đôi với hành .” Vì thế , chúng ta phải áp dụng kiến thức vào thực tiễn . Chúng ta phải học cách làm việc để thực hiện mục đích của mình . Chúng ta có đi đâu chăng nữa mà sử dụng phương pháp : “ cưỡi ngựa xem hoa” thì cũng như không đi . Vậy làm sao để khắc phục khuyết điểm đó ? Khi đi , chúng ta phải quan sát kĩ , hỏi mọi người để thấm thía ý nghĩa của cái mình thấy . Sau đó , chúng ta ghi nhớ trong đầu , ghi chép vào sổ tay rồi tìm cách ứng dụng vào thực tế .

Tóm lại , câu tục ngữ trên là một chân lí cho những ai khao khát học hỏi , muốn khám phá những điều mình chưa biết . Xã hội ngày càng phát triển , khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến , bức phá trên nền kinh tế hiện đại hóa này . Vì thế , chúng ta cần đi khắp nơi học hỏi những diều hay , lẽ phải để không bị tụt hậu với thế giới . Nhiều học sinh , sinh viên đang rất cố gắng để được đi du học ở nước ngoài . Đó là những gương điển hình cho câu tục ngữ này . Những người đó sẽ thành công trong tương lai , thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. .”



View all 7 comments





123ckyuvk321's Avatar


123ckyuvk321 19:58, 19th Mar 2012 #9175 
sr cả nhà spam do bị lag









123ckyuvk321's Avatar


123ckyuvk321 19:57, 19th Mar 2012 #9173 
Bạn kelvin bạn đang làm để gì vậy mình đọc không hỉu là bạn đang phân tích hay chứng minh cau cadao nào









123ckyuvk321's Avatar


123ckyuvk321 19:57, 19th Mar 2012 #9174 
Bạn kelvin bạn đang làm để gì vậy mình đọc không hỉu là bạn đang phân tích hay chứng minh cau cadao nào









123ckyuvk321's Avatar


123ckyuvk321 19:57, 19th Mar 2012 #9171 
Bạn kelvin bạn đang làm để gì vậy mình đọc không hỉu là bạn đang phân tích hay chứng minh cau cadao nào









123ckyuvk321's Avatar


123ckyuvk321 19:57, 19th Mar 2012 #9172 
Bạn kelvin bạn đang làm để gì vậy mình đọc không hỉu là bạn đang phân tích hay chứng minh cau cadao nào







 

kElly_nh0kpump

New Member
BÀI LÀM



Khi bước vào giới tri thức, ai trong mỗi chúng ta cũng muốn đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Thế nhưng cái đỉnh thực sự thì còn nằm dài ở phía trước. Bởi lẽ, kiến thức là vô hạn và việc học là bất tận. Câu nói "Học, học nữa, học mãi" của Lê-nin là một lời khuyên ý nghĩa đối với chúng ta, giúp chúng ta nhận thức được sự lâu dài của việc học và trách nhiệm học tập không ngừng của mỗi người.



Học là một quá trình lâu dài của con người. Có thể giải thích khái quát, "học" là tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước, là nắm bắt những thông tin thời sự để tiến kịp với thời đại. Bạn bắt đầu học khi còn là một em bé. Bạn học đi, học bò, học nói...Dù đó là những hành động đơn giản nhưng đều phải trải qua quá trình "học để biết, học để làm và học để vận dụng". Bạn sẽ rút ra cho mình những bài học quý giá để không bao giờ bị vấp ngã bởi những sai lầm.



Học là công việc của cả đời, bạn sẽ không tiếp thu được tất cả. Bởi lẽ, bạn chỉ là một giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la rộng lớn. Tiếp xúc với môi trường mới bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức mới. Điều đó giúp kho tàng kiến thức của bạn ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Ngày ngày, trên thế giới luôn có những phát minh mới, hàng trăm đầu sách ra đời, con người làm sao có thể nắm bắt hết được lượng thông tin đó? Ngay cả nhà bác học Đác-Uyn cũng đã từng nói: "Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học". Là ai trong bất kì chúng ta, dù có địa vị như thế nào thì cũng không thể nào hiểu hết giới hạn của học vấn. Vậy nên không thể bảo: "tui đã giỏi, không cần học nữa", những kẻ nói như vậy chẳng qua cũng chỉ là kẻ ngu dốt.



Tiếp tục học sẽ là phương pháp tốt nhất giúp bạn không thua kém mọi người. Minh chứng quan trọng cho điều đó: Một người nông dân phải học cách cày ruộng, ban đất, vãi giống...thì mới tạo ra những hạt gạo chất lượng. Một cô bác sỹ thì cũng phải cần học về cách chữa bệnh, cách bốc thuốc hay một lĩnh vực nào đó thuộc chuyên ngành của mình thì mới có thể khám sức khỏe cho mọi người và cứu được nhiều bệnh nhân...và còn có rất nhiều người như thế. Để đạt được mục đích của mình thì họ phải không ngừng học, không ngừng nâng cao tầm hiểu biết để giúp công việc của bản thân họ đạt kết quả tốt hơn. Nếu như cứ dậm chân tại chỗ và cho rằng kiến thức của mình đã là quá đủ thì hẳn nhiên bạn sẽ không biết thế nào là thành công. Bạn sẽ thất bại ngay khi gặp một vấn đề không thuộc tầm hiểu biết của bạn.



Bạn có thể học ở nhiều nơi. Trong cuộc sống, trong sách vở, trên phương tiện truyền thông...Tất cả đều giúp bạn hiểu thêm về nhiều vấn đề mà trước đây bạn không hề biết. Giả thiết rằng, bạn không biết gì về Trung Quốc và chẳng ai dạy bạn cả. Dĩ nhiên bạn sẽ không có mường tượng gì về cái tên này và chắc rằng bạn sẽ không biết Vạn Lí Trường Thành ở đâu. Vâng! Thế giới gồm nhiều quốc gia và mỗi quốc gia lại có quá nhiều điều mà chúng ta còn chưa biết. Không chỉ học về kiến thức mà chúng ta phải học cả văn hóa, học cách ứng xử, cách làm người và đối đãi với những người xung quanh. "Học ăn, học nói, học cười, học đi thong thả, học ngồi thảnh thơi". Đó là những việc ta cần học, phải học và bắt buộc học. Xã hội ngày một đi lên, công nghệ thông tin đang dần hiện hữu ở mọi nơi. Đòi hỏi con người cần có một lượng kiến thức khá lớn để bắt kịp thời đại. Có được những điều đó, bạn phải không ngừng cố gắng học, cố gắng tiếp thu. Không có ai ngăn cấm bạn học những môn mà mình yêu thích. Bạn có thể theo đuổi ước mơ trở thành nhà toán học của mình, chuyên tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ môn toán.



Ngoài những kiến thức phổ thông cần nắm, bạn chỉ chuyên cần vào môn học của mình là được. Bởi lẽ, người ta thường nói "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng là thần đồng của đất nước. Phải trải qua quá trình học và nghiên cứu thì con người kia mới hơn hẳn nhiều người khác. Học, như tui đã nói, đó là một quá trình lâu dài, cả đời người cũng chưa hết. Chính vì thế, mà bạn phải học, hãy tiếp thu kiến thức từ mọi người. Tiềm ẩn bên trong họ vốn có những điều chúng ta cần học hỏi. Hãy học, học nữa, học mãi.



Bạn sẽ không thể nào nắm hết kiến thức của nhân loại bởi không có thần đồng hay người bình thường nào có thể làm điều đó. Chính vì thế mà bạn hãy học và tiếp tục học. Đó là con đường giúp bạn đi đến thành công và tiến kịp thời đại.



Theo Những bài văn hay 7*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top