daigai

Well-Known Member
Dàn bài

MB: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe.

TB:

1/ Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe:

- Thời gian không gian được chứng kiến câu chuyện.
- Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của lão Hạc: rất nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là lão Hạc đi đến một quyết định quan trọng.

2/ Nội dung câu chuyện: Kể việc lão Hạc kể việc bán chó:

- Nét mặt của lão Hạc: Sự đau khổ dằn vặt trong lúc kể việc bán chó: lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
- Nỗi ray rứt ân hận của lão Hạc trước thái độ trách móc của con chó mà lão cảm nhận được.
- Việc lão nhờ ông giáo giữ hộ tiền để lo liệu khi lão chết, tránh làm phiền hàng xóm.

3/ Thái độ và ý kiến của ông giáo:

- Ân cần hỏi han, sẻ chia, an ủi: việc nuôi chó bán chó là điều bình thường, có khi lại là việc hóa kiếp cho nó.
- Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức cùng kiệt trong xã hội cũ.
- Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào.
- Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại.

4/ Suy nghĩ của bản thân: (Liên hệ bản thân)

Một số bài mẫu cho các bạn

Hôm nay là một ngày thật đẹp tròi, tui đang đi trên con đường làng ra bờ
ao câu cá, bỗng, tui gặp lão Hạc. Lão Hạc là người làng tôi, nhà lão có mấy
sào vườn. Vợ lão chết, con lại đi phu ở đồn điền cáou, lão thui thủi sống với
con chó Vàng. Chọt tui nhận ra rằng, lão đang đi đến nhà ông giáo. Có lẽ
lão có việc hệ trọng đây. Nghĩ vậy, tui bèn đi theo lão...
Vừa vào nhà ông giáo, lão vội vàng thông báo ngay: “Cậu Vàng đi đòi rồi
ông giáo ạ?”. tui ngạc nhiên khi nghe lão nói. Việc lão định bán con chó Vàng
đi, tui có biết. Nhưng năm, bảy lượt lão không bán, tui cứ tưởng lão đùa. Ngờ
đâu lão bán thật. Mà lão ta chỉ có con chó này làm bạn thôi, bán rồi lão sẽ sống
với ai đây. Ồng giáo cũng vô cùng sửng sốt, ông hỏi lại: “Cụ bán rồi?”ệ “Bán
rồi” - lão ta trả lời bằng một thứ giọng buồn buồn khó tả. Lão làm ra vẻ vui
đấy, nhưng tui biết trong tâm can, lão buồn lắm, hai khóe mắt của lão đỏ hoe,
mọng lên vì nước. Trông lão tội lắm. Lão kế: “Lúc bị bắt, con Vàng cứ nằm
im, rên ư ử như ừách móc lão. Nó trách rằng lão ăn ở tệ bạc. Lão già rồi, mà
còn đi lừa gạt một con chó. Ke tói đây, lão không còn cầm được nước mắt
nữa. Lão khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ. Từng vết nhăn trên trán lão cứ
chồng chéo lên, xô vào nhau, co rúm lại. quả thật tù’ trước tói nay, tui vẫn chưa
hiếu hết lão Hạc. tui cứ nghĩ: Lão nuôi con Vàng rồi sẽ làm thịt hay bán lấy
tiền. Nhưng bây giò’ thì tui đã thấy con chó Vàng - đó là cả một đòi sống tinh
thần của lão. Lúc trước nghe ông giáo nói phải bán năm cuốn sách quý đi, tui
cững thấy tiếc thay cho ông giáo. Vậy mà giờ đây tui lại còn tiếc cậu Vàng của
lão Hạc hơn nữa. Có vẻ như ông giáo cũng hiểu được điều đó nên ông cũng an
ủi cho lão Hạc đỡ buồn. Nhưng hình như sự việc đau buồn ấy vẫn không phai
mờ trong tâm trạng lão Hạc nên lão nói vói vẻ cay đắng: “Thôi thì kiếp con
chó là kiếp khố, nay ta hóa kiếp cho cậu Vàng để cậu đầu thai kiếp khác sướng
hon. Như sướng hon kiếp tui chang hạn”. Rồi ông giáo mói lão ngồi xuống ăn
củ khoai và uống nước chè, lão buồn lắm và nói đế khi khác...
Đúng lúc đó, tui chọt nhận ra rằng mặt tròi đã gần lên đến đỉnh đầu. Vậy
mà tui còn chưa ra bò’ ao đế câu cá về uống với rượu. tui lại lững thững đi
ra bò' ao đầu làng, tâm trạng buồn khó tả. ..
Cao Bích Xuân
Bài làm 2
tui đang ngồi nhặt rau giúp bà giáo thì chọt thấy lão Hạc thất thểu bước
vào nhà. Hình như tìm ông giáo thì phải. Lão Hạc người tuổi đã ngoài ngũ
tuần, con trai lão đã đi làm ở đồn điền cao su, vợ mất sớm lại ốm đau liên
miên. Song tính cũng lập dị. Đòi thuở nhà ai có tiền mà không tiêu, có đất
nhà không bán, sống đói khát chả ai thương nối. Vừa thấy ông giáo bước ra
chào, lão Hạc vội nói:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
À, cậu Vàng là con chó của lão Hạc. Đó cũng là một lí do đế lão bị coi
là quái dị. Trong cái thời đại này, đặc biệt đối với cái làng này, làm gì có ai
mà lại nuôi chó đế mà cưng nựng như lão cơ chứ. Có lần tui sang nhà lão để
xin mấy củ gừng, tui thấy lão nựng con chó nào “cậu” này, “cậu” nọ, lại còn
gắp cho nó ăn. Lão quý nó đến thế cơ mà. Sao tự dưng lại bán đi nhỉ? Ồng
giáo hỏi:
- Cụ bán rồi à?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Giọng lão nhừa nhựa, chứa đầy đau khổ. Ồng giáo ngoái sang hỏi tiếp:
- Thế nó cho bắt à?
Bỗng nhiên lão Hạc yên lặng một cách kì lạ. tui ngước lên nhìn lão. Dù
không rõ lắm nhưng hình nư lão đang khóc. Nhũng giọt nước mắt đau khốề
Nhìn lão mà tui tựa như thấy những nếp nhăn trên mặt lão xô vào nhau và
ép ra từ đó nhũng giọt nước mắt hiếm hoi của một ông già, một người dạn
dày trong vất vả, lam lũ. Mình khố thì chả khóc, hơi đâu khóc vì con chó.
Lão nói trong tiếng khóc uất ức, tức tưởi:
- Khốn nạn...! Nào nó có biết gì đâu! Nó thấy tui gọi thì chạy ra. Rồi tui
cho nó ăn. Nó đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục chạy ra, tóm lấy cang sau
nó mà dốc ngược lên. Hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói được nó. Nó
khôn lắm ông giáo ạ! Nó làm im như nó trách tôi: “A! Lão già tệ lắm. tui
ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tui như thế này à?”. Trời ơi, tui già
bằng này rồi mà còn nõ’ tâm lừa một con chó...
- Tiếng nói của lão sao mà nghe chua cay, đau xót đến thế. Quả thực là
lão đau khố và cảm giác nhục nhã vô cùng khi làm việc ấy. Bỗng dưng sau
tui như cảm thông với lão, hiểu rõ những điều lão đang làm.
Ồng giáo có vẻ rất thông cảm với lão. Ồng rót một bát nước để trước
mặt lão Hạc rồi khẽ an ủi:
- Đấy là cụ tưởng thế chứ nó chả biết gì đâu. Hon nữa có ai nuôi chó mà
chả bán hay giết thịt. Mà ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy cụ ạ!
Lão Hạc đáp lại với giọng chua chát, mỉa mai.
- Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khố, thôi thì ta cứ hóa kiếp cho nó
làm kiếp người. Có thế, may ra mới sung sướng hon. Kiếp người như kiếp
tui nay chẳng hạn.
Phải rồi, như kiếp lão, như kiếp tôi, ở cái thời này, con người sống có
khác gì con chó. Neu không phải khốn khổ vì vật chất thì cũng phải luồn cúinhọc nhã. Tự dưng tui thấy đồng cảm với lão, với nỗi đau của lão vô cùng.
Có lẽ ông giáo cũng nghĩ vậy. Ồng giáo khẽ nắm bờ vai gầy của lão, bảo:
- Cụ chờ chút, tui vào lấy ấm chè tươi thật đặc và mấy củ khoai vừa luộc.
Uống nước chè, hút điếu thuốc lào và ăn củ khoai nóng... thế là sướng.
tui ra về tựa như cảm nhận nỗi đau của lão Hạc. Phải rồi, tôi, lão, ông
giáo... đều khốn khó, mòn mỏi. Phải làm gì đây cho cuộc đời tốt đẹp hon,
hạnh phúc hơn?
(Nguyễn Ngọc Thủy, lóp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Phía cuối làng tui là nhà lão Hạc – một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tui biết lão rõ như vậy là vì nơi tui ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm. tui thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tui cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.

Thế rồi vào một ngày, sáng đó tui dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. tui thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tui muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.tui bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tui bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tui là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tui kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. tui đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tui đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tui cảm giác dễ chịu và khoan khoái lạ thường. tui rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tui chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tui nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. tui nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!

tui đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tui thấy buồn cười.Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạmột điều, tại sao lão lại căng thẳng và e sợ đến vậy. tui băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:

-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!

Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:

-Lão… lão bán con chó rồi sao?

Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:

-Bán rồi, họ vừa bắt xong.

Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tui thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tui nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì… Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc hu hu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. tui nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:

-…Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu!

Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tui cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo: ”Mẹ nó à,v ào nhà lấy cho tui cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi”. Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:

-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?

Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:

-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.

tui nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tui càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.

- Lão Hạc ạ! tui cũng như ông, đều có những vật mà tui quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tui thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.

Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. tui đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tui cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tui thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.

tui lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói..

Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuôi con, khi con trai lão trưởng thành, phẫn uất vì không đủ tiền cười vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cũng với con chó vàng, mon mỏi chờ tin con tuyệt vong. Cả cuộc đời lão phải gánh chịu cả những vật chất và tinh thần. Rồi mất mùa, đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm. Cái nghèo, cái đói cùng sự phẫn uất bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật của người con trai để lại. Phải trải qua bao day dứt, đau đớn lão mới thực hiện được quyết định này. Để rồi sau khi bán con chó vàng, lão rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí- ân hận vì trót lừa một con chó. Nỗi ân hận ấy dễ lí giải bởi vì mất con chó vàng cũng có nghĩa là mật đi chỗ dựa tinh thần cuối cùng trong cảnh già.

Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỉ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những gì yêu thương lão dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà lão cùng kiệt quá, không đủ tiền cưới vợ cho con, con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của Lão. Lão chăm lo cho nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm nặng khiên lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong nhà. Nhưng với Lão Hạc, chuyện bán con Vàng là to tát lắm.

tui hiểu. tui biết vì sau khi bán con chó vàng ông đã sang báo tin cho tôi. Lão cố làm ra vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão cứ ầng ậng nước. Lão đau xót thật. Nỗi đau của Lão khiến tui còn cảm giác không xót xa bằng năm quyển sách mà tui cho đó là vật tùy thân hồi trước. tui chẳng biết nói gì cả, hỏi cho có chuyện:

-Thế nó cho bắt à?

Không ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là mặt lão tự dưng co dúm lại. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra… lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Bộ dạng lão trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời đã rơi vì thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.

tui cảm giác bồi ngồi khi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.

Lão nói:"Khốn nạn. Ông giáo ơi..! Nó có biết gì đâu."

Một câu chửi thề, một lời tự trách, con chó được lão hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lão tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nó bị trói chặt cả bốn chân là một lời trách móc nặng nề.: A! Lão già tệ lắm! tui ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tui như thế này à?

Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vặt mình lắm.

Thế rồi Lão cũng nguôi dần nhờ sự động viên, khích lệ thêm chút an ủi của tôi. Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi . Lão chua chát bảo kiếp con chó là kiếp khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tui chẳng hạn.

Câu nói của Lão chua xót biết bao. Chắc gì cái kiếp của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. Còn lão vẫn phải sống kiếp người làm nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.

Tình yêu của Lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. Cậu Vàng là kỉ niệm, là nơi duy nhất lão ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện với cậu, Lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. Chính điều kiện này khiến tui – một nhà tri thức nghèo, và các bạn dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đơn khi bán chó. Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra nhưng phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân, một con người luôn sống vị tha và thương yêu hết mực.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Cần phải làm gì, nếu như người đàn ông đã mệt mỏi, không đạt được cực điểm, trong khi đó người phụ n Sức khỏe sinh sản 0
L Thưa bác sĩ, người đàn ông hoặc đàn bà phải làm thế nào nếu như một người muốn được giao hợp, còn ng Sức khỏe sinh sản 0
W Nếu vợ chồng ra tòa ly hôn, con mới 17 tháng vậy khả năng người mẹ được nuôi con có lớn không? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 12
J Nếu người vợ phản đối, người đàn ông cần phải bắt vợ làm thỏa mãn anh ta? Sức khỏe sinh sản 0
F Nếu như người đàn ông không hiểu ý, trong trường hợp đó, người đàn bà phải làm gì? Sức khỏe sinh sản 0
Q Vậy còn tình yêu, thưa bác sĩ, nếu như hai người yêu nhau? Liệu tình yêu có giúp cho họ vượt qua mọi Sức khỏe sinh sản 0
P Có nghĩa là bác sĩ cho rằng sẽ hoàn toàn bình thường nếu người ta lập gia đình ngay cả khi họ không Sức khỏe sinh sản 0
M Nếu công ty muốn đưa vào trích khấu hao một tài sản là chiếc ôtô do người khác sở hữu thì ngoài biên Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
S Tập làm văn số 5: Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có Văn học 0
D Nếu phải viết về một người vĩ đại thì tôi sẽ viết về cha tôi Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top