daigai

Well-Known Member
Mất hết tính người...
Để làm tốt bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
Bài văn mẫu cho các bạn

“tui cố kéo con bé ra khỏi gầm xe nhưng không được, nó thì cứ bám chặt tay tui cầu cứu. tui đã chặn phía đầu xe nhưng không ngờ gã tài xế lại tiếp tục cán qua người cháu lần nữa… Đến giờ tui vẫn bị ám ảnh bởi tiếng xương con bé gãy vụn…”, cả khán phòng lặng đi trước lời khai của nhân chứng.
Nhiều người trong phòng xử đông nghẹt, gục đầu vào nhau khóc khi nghe anh Lê Phước Tươi, nhân chứng trong vụ án kể lại thảm cảnh mình đã tận mắt chứng kiến. Còn bà ngoại của nạn nhân, cứ ngẩn ngơ ngó quanh quẩn. Đôi mắt mờ đục của bà lão ráo hoảnh, thất thần. Bà đã không còn nước mắt để khóc thương cho đứa cháu tội nghiệp của mình.
Theo cáo trạng, khuya ngày 14/5/2008, Hoa (16 tuổi) trên đường về nhà đã để xảy ra va quẹt với chiếc xe container do Đặng Hữu Anh Tuấn (25 tuổi) điều khiển. Phát hiện sự việc, Tuấn cho xe dừng lại làm bánh xe cán qua phần đùi của nạn nhân và mắc kẹt ở đấy. Quá đau đớn và hoảng loạn, Hoa cố vùng vẫy, kêu khóc thảm thiết.
Thấy anh Tươi đang lao về phía mình, Hoa đưa hai tay ra cầu cứu: “Chú ơi cứu con với”. Dù mọi người đã cố gắng hết sức nhưng không thể kéo Hoa ra được. Còn cô bé cứ nắm chặt tay anh Tươi trong hoảng loạn, khóc gào.
Trấn an cô bé, anh Tươi chạy lên đằng trước, lấy xe máy của mình chắn ngang xe container yêu cầu Tuấn phải cho xe lùi lại để cứu người. Tuy nhiên, gã tài xế đã không làm theo mà cho xe tiến lên trước húc đổ xe máy của anh Tươi, đồng thời làm bánh xe cán ngang qua người em Hoa khiến xương chậu gãy nát.
Chưa dừng lại ở đó, thấy nhiều người chạy đến kêu la, Tuấn tiếp tục cho xe lùi lại làm bánh xe cán qua người nạn nhân lần thứ 3. Sau đó, tên tài xế mất hết tính bẻ tay lái, lách chiếc xe máy của anh Tươi đang chắn đường, rồ ga bỏ chạy. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng Hoa đã chết do đa chấn thương.
Run rẩy trước vành móng ngựa, những giọt nước mắt muộn mằn lăn dài trên gò má hóp của Đặng Hữu Anh Tuấn. “Thấy mọi người đập tay vào thành xe kêu la và chắn đường trước mặt, tưởng người nhà nạn nhân đến hành hung nên tui sợ quá mới làm như thế”, Tuấn lí nhí biện minh.
Tuy nhiên, lời khai này của bị cáo đã không được HĐXX chấp nhận bởi ngay sau đó, Tuấn lại thú nhận: “có nghe thấy anh Tươi nói lùi xe xuống để cứu người”.
Không giấu được sự phẫn nộ, vị chủ tọa gay gắt: “Bị cáo suy nghĩ gì mà hành động như vậy? Người ta hướng dẫn cho bị cáo cách xử lý để cứu người nhưng bị cáo cố tình làm khác, gây ra cái chết cho nạn nhân. Lương tâm, đạo đức của bị cáo ở đâu?”.
Cũng không kém phần gay gắt, VKS đã đề nghị HĐXX xử phạt Đặng Hữu Anh Tuấn mức án 11-12 năm tù về tội “giết người”. Tuy nhiên, không khí phiên tòa chợt chùng xuống khi bà ngoại của Hoa nhẹ nhàng nói: “Dù sao cháu tui cũng đã mất rồi. Xin tòa hãy giảm bớt nỗi đau mà giảm nhẹ hình phạt cho cậu ấy. tui tin cậu ấy cũng hối hận nhiều lắm”.
Giờ nghị án, bà lão nhỏ thó ngồi lặng lẽ trên băng ghế ngoài hành lang phòng xử. “tui tưởng cuộc đời mình đã khổ nhưng ngẫm lại thấy cháu tui còn khổ hơn…”, bà bắt đầu câu chuyện bằng giọng nghẹn ứ, chẳng màng đến những ánh mắt thương cảm của những người xung quanh.
Theo lời kể của bà, do hoàn cảnh khó khăn, mẹ Hoa cùng bạn bè đi bán lẻ ma túy rồi rơi vào vòng tù tội từ hơn 10 năm trước. Thấy hai chị em Hoa bơ vơ khi bố chúng mải làm phụ hồ ở những công trình xa, bà thương quá nên đem về sống chung trong căn nhà chưa đến 3 m2.
Những ngày còn khỏe, bà dắt các cháu lang thang khắp nơi nhặt phế liệu để đắp đổi qua ngày. Nhưng mấy năm nay bà đổ bệnh, Hoa phải đi làm mướn để kiếm tiền nuôi bà và em. Thấy mấy đứa bạn rủ làm phục vụ quán cà phê được nhiều tiền hơn nên nó đã xin qua đó làm. Chưa dư dả được đồng nào thì phải bỏ mạng trong vụ tai nạn trên.
“Không có tiền làm đám tang cho cháu, tui phải đi vay góp từng ít một. Thấy căn nhà nhỏ không để vừa chiếc quan tài, địa phương phải cho mượn trụ sở dân phòng làm nơi cho cháu nằm nghỉ. Tội nghiệp nó quá…”, lần đầu tiên từ đầu phiên xử, bà lão khóc. Xung quanh, nhiều ánh mắt cũng đỏ hoe.
Ngày 24/3, HĐXX cho rằng hành vi phạm tội của Đặng Hữu Anh Tuấn rất nguy hiểm, gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng và gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, bị cáo có nhân thân tốt, đã bồi thường một phần cho gia đình nạn nhân, phía bị hại cũng có một phần lỗi vì điều khiển xe không có giấy phép và tha thiết xin giảm án cho bị cáo… nên TAND TP HCM đã tuyên phạt Tuấn mức án 8 năm về tội “giết người” và bồi thường 75 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.
Trao đổi với báo, luật gia Nguyễn Thị Phụng Công, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình Hoa cho biết sẽ không kháng cáo bản án vì gia đình cũng không muốn truy cứu đến cùng hành vi phạm tội của bị cáo. Điều bà băn khoăn nhất chính là những khó khăn về kinh tế mà gia đình Hoa đang phải gánh chịu từ cái chết của em. Cuộc sống của họ đã quá khốn cùng, nay phải chịu cảnh người ta đến nhà đòi món nợ từ chi phí mai táng cho Hoa.
Nhưng theo quan điểm của luật gia, bị cáo cho rằng do quá hoảng sợ nên điều khiển xe nhiều lần cán qua người em Hoa là không thể chấp nhận được. Trên nguyên tắc đạo đức người lái xe không cho phép làm như vậy, nhất là quá trình học tập và thực hành để lấy bằng lái xe. Hơn nữa, hồ sơ vụ án không thể hiện bị cáo hoảng sợ.
Còn theo kiểm sát viên Trương Văn Tuấn, người giữ quyền công tố trong phiên tòa, mức án mà HĐXX đã áp dụng với bị cáo thấp hơn so với đề nghị của ông trước đó vì tại phiên tòa có thêm tình tiết như: gia đình bị cáo tự nguyện bồi thường thêm cho gia đình nạn nhân và được họ tha thiết xin giảm án… Đây là những căn cứ để tòa xem xét và quyết định mức án trên. Do vậy, ông cũng đang cân nhắc việc đề nghị lãnh đạo kháng nghị theo hướng tăng hình phạt với bị cáo.

Sự thật khi lái xe cố tình cán chết người
Sự thật là cánh tài xế vẫn bảo nhau rằng: “Thà nó chết hẳn còn hơn bị thương. Mất mấy chục triệu một lúc còn hơn phải nuôi nó cả đời ! Đi tù cùng lắm chỉ vài năm, có ai “đóng hộp” hết án đâu. Nó sống thì mình chết !”. “Nó” ở đây chính là nạn nhân của bánh xe.
Sự thật là việc cố tình cán chết nạn nhân quá kinh khủng, đây là tâm lý có sẵn của không ít lái xe chứ không phải là “một phút bồng bột”. Cho dù tại nguyên do nào thì hành động ác nhân này cũng không chấp nhận được. Rõ ràng là giết người có chủ ý, bằng hành vi côn đồ, dã man chẳng khác nào dùng các vũ khí khác. Hơn nữa là nạn nhân lúc này đang bị kẹt trong đau đớn, không có khả năng kháng cự. Trước đó họ không thù không oán với nhau, hoàn toàn có thể cứu mạng nhau trong những tình huống khác. Vậy mà…
Sự thật là những vụ việc kiểu này đã có từ rất lâu, như một ung nhọt nhức nhối chưa giải quyết được. Phải chăng cánh lái xe không hiểu hết pháp luật đã được cấp bằng cho chạy rầm rập ngoài đường ? Phải chăng pháp luật có điều gì thiếu sót hay do việc phổ biến chưa đến nơi đến chốn? Để cho người lái xe luôn nơm nớp lo sợ cảnh nuôi hết đời người bị nạn, sợ cái nỗi khổ khi “cán mà người ta không chết”, sợ bị ăn vạ đến sạt nghiệp. Và bao nhiêu cảnh thương tâm đã xảy ra. tui run cả tay khi gõ những dòng chữ này, nhưng đó là sự thật.
Sự thật là có những nạn nhân bị thương đã hành cho gia đình tài xế “sống chẳng bằng chết”. Kiếm được bao nhiêu tiền phải nuôi người ta bằng hết. Nào thuốc men, nào viện phí, nào bồi dưỡng sức khỏe… đằng đẵng hàng chục năm trời. Tài xế ấy có khá khẩm gì đâu, cha mẹ già yếu, vợ con nheo nhóc, trông cậy cả vào đồng lương lái xe. Vậy mà gia đình nạn nhân dùng đủ mọi biện pháp từ “đỏ” đến “đen” để hạch tiền. Nhiều khoản họ cố tình vẽ ra và đổ lỗi cho vụ tai nạn để bắt chi tiền. Cái nước ấy, anh tài xế nghĩ, thà “nó” chết mình chỉ đền “một phát” là xong, còn rẻ chán, sướng chán!
Pháp luật đã quy định từ lâu về việc “ai sai người ấy chịu”. Vậy kẽ hở nào khiến cho lái xe nói rằng “người chết không mệt bằng bị thương”? Kẽ hở nào khiến cho người bị thương trở thành một gánh nặng sợ hãi của lái xe? Có lần tui còn thấy một bà bán phở vỉa hè nói với tài xế chiếc xe máy suýt đâm vào hàng bà rằng: “May cho mày đấy, cái nồi nước sôi này mà đổ vào tao thì mày phải nuôi tao, nuôi cả nhà tao hết đời là cái chắc!”. Bà ấy không đùa tí nào. Tất nhiên gây ra thì phải đền thích đáng, nhưng vấn đề rõ ràng là người chết “nhẹ gánh” hơn nhiều so với người bị thương. Đây là nguyên nhân mà lái xe coi rẻ sinh mạng con người. Nếu “cứu người là cứu mình” hay “giết người là giết mình” và “thương tích đền bù thỏa đáng có giới hạn và thời hạn nhất định” thì tài xế có nhẫn tâm như thế không?

Sự thật là những năm tù của tài xế, dù 8 năm, 15 năm, 20 năm hay nhiều hơn thế cũng chẳng trả hết cái nợ này. Quy luật Nghiệp – Quả sẽ theo tài xế sang tận đời con, đời cháu, thậm chí cả kiếp sau. Cuộc đời tài xế cũng coi như khép lại sau 8 năm “đóng hộp”. Chưa kể việc day dứt lương tâm về tội lỗi đã gây ra thì sau này ra tù cũng khó kiếm được một công việc làm ăn tử tế. Vạ lây sang cha mẹ, anh em, vợ con phải sống trong sự khinh rẻ, xa lánh của xã hội. Cái Quả phải trả tuy đến sau nhưng bao giờ cũng lớn hơn cái Nghiệp gây ra trước đó. Đã có không ít anh Tài sau đó phải thốt lên rằng: “Trời ơi, chỉ vì lo sợ trách nhiệm với một người tàn tật mà ra nông nỗi này, giá như mình chết đi còn hơn !”.
tui quen một cựu lái xe như vậy, gần hai chục năm nay bác ấy chưa có một giấc ngủ ngon. Mặc dù cũng đi tù, cũng đền tiền nhưng không thể lấy lại cuộc sống như trước. Hình ảnh người phụ nữ chết quằn quại đau đớn trong gầm xe không làm bác ấy ám ảnh bằng khuôn mặt gia đình cô ấy, trong phiên tòa đầy tiếng gào khóc của người mẹ, người chồng và đứa trẻ ba tháng đang khát sữa. Con cái bác cựu lái này hiện nay rất cùng kiệt hèn và gặp toàn rủi ro trong cuộc sống. Bà vợ liệt gần chục năm chỉ nằm một chỗ. Anh con cả, trong một lần đi làm ca đêm trên đường cao tốc đã bị một chiếc xe tải cán phải rồi bỏ chạy. Bây giờ cứ thấy anh lăn xe đi xin ở các chợ hay đền chùa trong vùng người ta lại bảo: “thằng cha ăn mặn, thằng con khát nước đấy mà !”. Nhiều lần bác muốn tự tử nhưng lại không dám vì còn gánh nặng trĩu vai, bác vẫn phải lo kinh tế trong nhà bằng đồng tiền nhặt nhạnh phế liệu và gánh nước thuê.
Sự thật là mỗi khi xảy ra tai nạn giao thông thì cả tài xế và nạn nhân cùng lâm vào tình cảnh bi đát. Cả hai con người, hai gia đình cùng bất hạnh. Và bất hạnh này chỉ có thể thay đổi khi tất cả cùng vì đức hiếu sinh, vì lòng nhân nghĩa, đạo đức để đừng làm khổ lẫn nhau và làm khổ chính mình. Và dù là bất cứ điều gì, việc cố tình lùi xe để giết người là quá côn đồ, dã man, mất hết nhân tính. Xót xa cho người chết oan ức – một sinh mạng vô tội. Và cũng đau lòng cho lái xe – một cuộc đời khổ ải.
Sự thật là không còn đau đớn nào hơn nhìn người thân của mình bị giết chết một cách tức tưởi, oan nghiệt không đáng có. tui không dám nghĩ đến hình ảnh cha mẹ em Hoa sau cái chết của con gái. Họ sẽ sống ra sao những năm tháng còn lại của đời người ? Nỗi đắng cay, xót xa, uất hận của họ biết lấy cái gì bù đắp nổi, nguôi ngoai nổi ? Tiền bạc ư ? Những năm đi tù hay cả mạng sống của lái xe ? Khốn khổ là đều không thể được ! Tài xế không chỉ giết chết một sinh mạng mà còn gieo nhân đau thương cho những thân nhân người ta, đâu kém gì cái chết. Xin chân thành chia sẻ mất mát đau thương với gia đình em Hoa, cầu cho linh hồn em được siêu thoát.
Không biết đến bao giờ thì lái xe hết mình cứu mạng sống nạn nhân? Bao giờ thì nạn nhân không lợi dụng thương tích để bắt vạ lái xe? Bao giờ những sự thật trên biến mất khỏi cuộc sống này? Câu trả lời trông cậy trước hết vào những người soạn thảo và phổ biến luật pháp, sau đó là những đơn vị cấp bằng lái xe, tiếp theo mới đến những vấn đề khác.
Nếu cầm lái, bạn sẽ làm gì?
tui là người tham gia giao thông, có khi cầm vô lăng, có khi đi xe máy, đi bộ. Hành xử của tôi, phụ thuộc vào hành xử của những người tham gia giao thông xung quanh. Bắt buộc, phải "nhập cuộc chơi" với họ, với các "qui tắc" giao thông của đời.
Nếu cùng độ "trì' (hay độ "mất dậy") như nhau thì : "Xe bé bắt nạt xe lớn, đi bộ bắt nạt đi xe" là qui tắc giao thông được công nhận.
Trường hợp giết người cố ý của tài xế, là hệ quả tất yếu của qui tắc hành xử giao thông hiện tại. Muốn chấn chỉnh? Dễ, thì rất dễ, nhưng làm thì khó lắm.... Tại sao thế:
Để làm được thì cần có các điều kiện cần và đủ sau:
1. Con người tham gia giao thông phải hành xử có văn hoá. Điều này, bản thân xã hội ta đang thiếu.
2. Người thừa hành luật pháp phải có mặt kịp thời, để ngăn ngừa các hành động côn đồ, quá khích có thể có...Điều này, khó lắm... do không có cơ chế phù hợp khuyên khích các lực lượng hữu quan ...làm nhiệm vụ trực tiếp của mình.
3. Không mâu thuẫn quyền lợi giữa hai bên va chạm: Nếu không ai phải bồi thường cho ai, thì sẽ không có tranh chấp, mà sẽ có hợp tác.
Hiện tại, hơi ít người có bảo hiểm 100% hai chiều, nên luôn luôn có tranh chấp. Cố gắng vòi tiền của nhau.
4. Không có qui định pháp lý đúng và phù hợp:
Qui định bồi thường vật chất đối với người gây tai nạn là sai. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi giết người của lái xe.
Việc này phải là chỗ của bảo hiểm và các quĩ an sinh xã hội.

Biện pháp giải quyết chữa cháy:
Ngăn cấm tuyệt đối mọi hình thức vòi tiền của người bị hại với người gây tai nạn. Xử tù giam nặng gấp đôi mức án dành cho người gây ra tai nạn, đối với hành vi này
Chỉ nên có duy nhất hình thức phạt là tù giam đối với tội vi phạm luật an toàn giao thông gây chết người.
Bảo hiểm giao thông là bắt buộc với mọi người dân. Nên luật pháp hoá: Tội không mua bảo hiểm an toàn giao thông. Rất nhiều nước đã áp dụng: không cấp thị thực (visa nhập cảnh) cho người nước ngoài không mua bảo hiểm (y tế, giao thông). Chính là điều nước ta nên học.
Hình thức kỷ luật cao nhất, kể cả phạt tù hình sự, đối với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát có mặt mà không can thiệp.
Phạt nặng đối với lực lượng CSGT chịu trách nhiệm địa bàn, mà không có mặt tại hiện trường trong vòng 15 phút sau tai nạn, ở các thành phố lớn (như Hà Nội, HCMC) .
Phạt nặng đối với lực lượng CS khu vực chịu trách nhiệm địa bàn, mà không có mặt tại hiện trường trong vòng 15 phút sau tai nạn, ở các thành phố lớn (như Hà Nội, HCMC) .
Giải tán lực lượng dân phòng tham gia điều hành giao thông, vì không đủ kiến thức, văn hoá ứng xử, nên chỉ gây hại.
Đề nghị xem xét lại bản án dành cho Đặng Hữu Anh Tuấn (xét xử 24-03-2010)
Vừa qua tui có theo dõi và quan tâm đến việc tòa xét xử bị cáo Đặng Hữu Anh Tuấn (25 tuổi) phạm tội cố ý giết người (03 lần cố ý cán xe cho nạn nhân chết). Với hành động như thế mà tòa án nhân dân TP HCM chỉ xử bị cáo 8 năm tù là quá nhẹ, quá thiếu công bằng và không nghiêm minh. Bởi vì tính chất và hành vi phạm tội của bị cáo vô cùng dã man và mất hết nhân tính, nạn nhân lại là trẻ em và bị cáo Anh Tuấn còn có hành vi chống lại những người giúp đỡ nạn nhân.
Lật lại hai vụ án tương tự, một vụ án diễn ra ngày 23-03-2010 do tòa án tối cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử Phạm Quang Minh (sinh 1979, ngụ Bình Thuận cũng phạm tội cố ý giết người (02 lần cán xe nhưng nạn nhân chưa chết) với bản án 18 năm tù giam. Và vụ án thứ 2 diễn ra ngày 16-08-2007 do tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử Huỳnh Văn Nhân (sinh năm 1959) cũng với tội cố ý giết người (gây tai nạn khiến nạn nhân bị thương, nhưng tiếp tục quay lại cố ý cán chết) với bản án 20 năm tù giam.
Ba vụ án có tình tiết khác nhau nhưng rõ ràng vụ án Đặng Hữu Anh Tuấn gây ra có tính chất và hành vi nghiêm trọng hơn cả 2 vụ án trước ( vì nạn nhân là trẻ em, cố ý phạm tội đến ba lần, và còn cố ý chống lại người giúp đỡ nạ nhân).
Vì vậy tui đề nghị tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử lại theo hướng tăng hình phạt với Đặng Hữu Anh Tuấn.
Cái mà chúng tui cần đó chính tính nghiêm minh của bản án, bản án phải có tính răn đe mạnh đối với tất cả các tài xế và những người khác để không còn ai phải bị mất mạng vì sự vô nhân tính của kẻ khác, chứ không phải là là sự nhân đạo viển vông mà phiên tòa dành cho bị cáo
( Nguyễn Ngọc )
 
Top