Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

MỤC LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
1.1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện 3
1.1.1.1. Lựa chọn thuốc 3
1.1.1.2. Quản lý việc mua thuốc 4
1.1.1.3. Quản lý cấp phát thuốc 7
1.1.1.4. Quản lý sử dụng 8
1.1.2. Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các BV những năm gần đây 9
1.1.2.1. Cung ứng thuốc tại bệnh viện ngày càng được cải thiện 9
1.1.2.2. Một số vấn đề bất cập 11
1.2. Thông tin thuốc trong bệnh viện 12
1.2.1. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện 12
1.2.2. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc 13
1.2.3. Thực trạng thông tin thuốc trong bệnh viện 13
1.2.4. Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện 14
1.3. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn- Hà nội 15
1.3.1. Giới thiệu lịch sử bệnh viện 15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 16
1.3.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 17
1.3.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện 18
1.3.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược 18
1.3.6. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 19
1.3.6.1. Thành phần của HĐT-ĐT 19
1.3.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của HĐT-ĐT 20
1.3.7. Hoạt động của đơn vị Thông tin thuốc 21
1.3.8. Ứng dụng tin học trong quản lý tại bệnh viện Xanh Pôn 22
1.3.8.1. Về cơ sở vật chất và mạng thông tin nội bộ 22
1.3.8.2. Về nhân lực phục vụ cho ứng dụng CNTT 22
1.3.8.3. Phần mềm ứng dụng tại bệnh viện 22
1.3.8.4. Các modul đã hoạt động phần mềm quản lý bệnh viện 22
1.3.8.5. Một số chức năng cơ bản của các phân hệ cài đặt tại khoa dược 23
1.4. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu trong lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện và hướng nghiên cứu của đề tài 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu 26
2.3.2. Phương pháp mô tả cắt ngang 26
2.3.3. Phương pháp can thiệp không đối chứng 26
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu quản trị học 27
2.3.5. Phương pháp phân tích và trình bày số liệu 27
2.3.6. Các phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc của bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008 28
3.1.1. Nghiên cứu việc lựa chọn thuốc 28
3.1.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc 28
3.1.1.2. Đánh giá tính hợp lý của DMTBV 29
3.1.2. Nghiên cứu việc mua thuốc của bệnh viện 38
3.1.2.1. cách cung ứng 38
3.1.2.2. Quy trình đấu thầu 39
3.1.2.3. Nguồn cung ứng thuốc 46
3.1.2.4. Công tác pha chế tại BV 48
3.1.3. Nghiên cứu hoạt động cấp phát 49
3.1.3.1. Quy trình cấp phát thuốc 49
3.1.3.2. Công tác bảo quản thuốc 51
3.1.4. Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc 53
3.1.4.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc 54
3.1.4.2. Nội dung giám sát sử dụng thuốc 56
3.2. Nghiên cứu triển khai công tác thông tin thuốc trong BV giai đoạn 2008-2009 59
3.2.1. Khảo sát thực trạng công tác thông tin thuốc tại BV Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008 59
3.2.1.1. Về nhân lực 59
3.2.1.2. Cơ sở vật chất 60
3.2.1.3. Nguồn tài liệu được trang bị 60
3.2.1.4. Quy trình giải quyết một yêu cầu thông tin thuốc 62
3.2.1.5. Hình thức thông tin 62
3.2.1.6. Nội dung hoạt động của đơn vị thông tin thuốc 63
3.2.2. Kết quả điều tra nhu cầu thông tin thuốc của các bạn sĩ trong BV 64
3.2.2.1. Mức độ phổ biến của đơn vị TTT trong bệnh viện 64
3.2.2.2. Mức độ tra cứu thông tin thông qua đơn vị TTT 64
3.2.2.3. Hình thức tra cứu thông tin thường được sử dụng 65
3.2.2.4. Những thuận lợi khi tra cứu TTT trên mạng 65
3.2.2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của đơn vị TTT trong BV 66
3.2.2.6. Mức độ đáp ứng của đơn vị TTT bệnh viện 66
3.2.2.7. Hình thức trao đổi thông tin muốn nhận được 67
3.2.3. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc bệnh viện 68
3.2.4. Sơ bộ đánh giá hoạt động của đơn vị thông tin thuốc sau khi tiến hành can thiệp (từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009) 71
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 73
4.1. Về hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008 73
4.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc 73
4.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc 74
4.1.3. Hoạt động cấp phát thuốc 75
4.1.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc 77
4.2. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc tại bệnh viện giai đoạn 2008-2009 80
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trị quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong Chính sách Quốc gia về thuốc được Chính phủ ban hành năm 1996. Trong quá trình hội nhập WTO, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 là “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng thuốc trong công tác khám chữa bệnh và mối quan tâm của Đảng, Nhà nước với vấn đề này.
Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chấn chỉnh tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện; tuy nhiên, việc cung ứng thuốc đến tận tay người bệnh vẫn còn nhiều bất cập. Dưới tác động của cơ chế thị trường, với sự phong phú các mặt hàng tên biệt dược, với nguồn kinh phí giới hạn dành cho thuốc…việc đảm bảo cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn đề ra tại bệnh viện vẫn gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, việc thiếu thông tin về thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cung ứng thuốc bệnh viện, mà chủ yếu là trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện được hiểu như một lẽ tất nhiên. Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về thuốc, một số chính thống, một số mang tính chất thương mại. Việc giúp lựa chọn được nguồn thông tin chính xác và luôn cập nhật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác dược bệnh viện trong thời đại mới.
Bệnh viện Xanh Pôn là một bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với mô hình bệnh tật phong phú, đa dạng. Việc cung ứng đủ thuốc đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại đây do đó càng trở nên khó khăn và hoạt động thông tin thuốc càng trở nên cấp bách. Đã có những đề tài nghiên cứu về công tác cung ứng thuốc ở một số bệnh viện ở các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá công tác cung ứng thuốc ở Bệnh viện Xanh Pôn trong những năm gần đây có đảm bảo đáp ứng được nhu cầu điều trị và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc đã thực sự hiệu quả chưa . Do đó, chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu : “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – Hà nội, giai đoạn 2006-2008” với các mục tiêu như sau:
1. Phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc của bệnh viện Xanh Pôn, giai đoạn 2006-2008.
2. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc trong bệnh viện, giai đoạn 2008-2009.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác cung ứng thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện Xanh Pơn.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng. Chu trình cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động chính: Lựa chọn thuốc, mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc. Cả 4 hoạt động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa trên kết quả của hoạt động trước đó và đồng thời cũng là nền tảng cho hoạt động kế tiếp. Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện theo sơ đồ ở hình 1.1.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top