Download miễn phí Tiểu luận Công nghiệp hoá ở các nước Asean và khả năng vận dụng ở Việt Nam





Một số nước trước khi tiến hành CNH-HĐH có cơ cấu kinh tế khác nhau nhưng sau khi tiến hành chuyển dịch thì đã tạo lập được nền kinh tế ổn định và có nhiều điều kiện để phát triển.
Dựa vào các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có nên các nước trong khu vực đã tiến hành CNH-HĐH tương đối thuận lơi.
Singapo là một nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh dạn. Nền kinh tế Singapo ban đầu chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, sau đã quyết định phát triển các ngành sản xuất để tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế, chủ yếu là các sản phẩm của ngành công nghiệp có chất lượng cao như điện tử, công cụ y tế. Theo hường chuyển đổi này, nền kinh tế Singapo không còn phụ thuộc vào sự biến động của thương mại quốc tế, và đã làm cho Singapo có mức thu nhập Quốc dân bình quân đầu người cao nhất Châu á.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ào thoái trào, nhưng vẫn không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của nước ta, không thể chỉ quan hệ với các nước XHCN mà phải mở cửa thị trường, hoà nhập với kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng, nước ta vẫn phải xác định rõ mục tiêu chính là tiến lên CNXH .
Ngoài ra tình hình chính trị không ổn định cũng tạo ra không ít khó khăn. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, xung đột vũ trang... đặc biệt là các hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra làm suy kiệt nền kinh tế ảnh hưởng tởi đời sống của nhân dân.
Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với trình độ cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất ( LLSX ) thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự cách biệt lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các nước Tư bản chủ nghĩa
( TBCN ) và XHCN ...
Tuy nhiên, " Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển" ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước đều có mục tiêu phát triển kinh tế làm chính nên ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế ra đời nhằm tạo điều kiện cho các nước phát triển như WTO, APEC, ASEAN...
Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung, tham gia vào nhiều tổ chức nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo tiền đề cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá (CNH -HĐH ) đất nước, khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm.
Bối cảnh chung trong nước và trên thế giới tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Điều quan trọng là nước ta phải chủ động nắm lấy thời cơ để vươn lên phát triển, tuy nhiên cũng phải tỉnh táo khôi phục những khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển ổn định, cải thiện và năng cao đời sống nhân dân.
2. Quan niệm về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1. Khái niệm:
ở thế kỷ XVII- XVIII, khi cách mạng Công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, CNH được hiểu là Quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.
Trong báo cáo đọc ngày 5/7/1921 tại Đại hội III Quốc tế Cộng sản, Lenin khẳng định: " Cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí, có khả năng cải tạo cả Nông nghiệp, nhưng có thể không đóng khung ở nguyên lý đó, một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp đó là điện khí hoá đất nước". Và thực tế cũng cho thấy, một số các nước Tư bản (TB) phát triển đã sớm hoàn thành CNH bằng cách xác lập nền đại Công nghiệp Cơ khí và đang tiến lên điện khí hoá.
Kế thừa những tri thức văn minh của nhân loại và rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH và thực tế CNH-HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 7, khoá 6 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 7 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định:" CNH- HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động Sản xuất kinh doanh- Dịch vụ, quản lý kinh tế Xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao"
Như vậy, Công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi, trình độ các LLSX đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như trước đây.
2.2. Quan điểm chỉ đạo công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Một là: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Hai là: CNH- HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Ba là: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Bốn là: Khoa học và công nghệ là động lực của CNH- HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Năm là: Lấy hiệu quả Kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm thu hồi vốn nhanh; đồng thời, xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời, quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
Sáu là: Kết hợp kinh tế, quốc phòng và an ninh
3. Tính tất yếu khách quan và mục tiêu của quá trình CNH- HĐH
3.1. Tính tất yếu khách quan.
Thông qua CNH-HĐH sẽ xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, phát triển LLSX tăng năng suất lao động (NSLĐ). Tạo điều kiện vật chất để củng cố khối liên minh Công- Nông- Trí thức XHCN, nâng cao dân trí và sự phát triển toàn diện của con người. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện để tăng cường, củng cố lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển độc lập tự chủ có đủ sức để thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Qua đây, ta có thể thấy CNH-HĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ vững được sự ổn định chính trị xã hội bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN - ảnh hưởng quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
Qua các kỳ Đại hội, CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, và mang tính tất yếu khách quan. Đồng thời qua các thời kỳ khác nhau lại có quá trình nhận thức và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ và phù hợp và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
3.2. Tác dụng của CNH-HĐH
Tạo điều kiện đề biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Tạo điều kiện vật...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hướng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty hệ thống thông tin FPT Văn hóa, Xã hội 0
M Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
G Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đ Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp cho quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta Kiến trúc, xây dựng 2
A Những biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp ở công ty sữa Việt Nam vinamilk Kiến trúc, xây dựng 2
U Phân tích văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô tác động của văn hoá doanh nghiệ Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top