Download miễn phí Đồ án Mạng CDMA2000





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 CẤU HÌNH MẠNG CDMA2000 3
1.1 Mô hình tham khảo mạng CDMA2000 3
1.1.1 Sự phát triển từ IS-95 lên CDMA2000 3
1.1.2 Yêu cầu chung đối với hệ thống thông tin di dộng thế hệ thứ ba 5
1.1.3 CDMA2000 7
1.2 Cấu hình mạng 11
1.2.1 Cấu hình phân bố 12
1.2.2 Cấu hình theo miền 13
1.2.3 Cấu hình tập trung 13
1.3 Các phần tử mạng CDMA2000 14
1.3.1 Mạng truy nhập vô tuyến (RAN) 14
1.3.2 Mạng lõi chuyển mạch gói (PSCN) 16
1.3.3 Mạng lõi chuyển mạch theo mạch (CSCN) 17
1.3.4 Mạng dịch vụ (SN) 17
1.4 Cấu trúc phân lớp của CDMA2000 20
1.4.1 Các lớp cao 20
1.4.2 Lớp liên kết 20
CHƯƠNG 2 CÁC KÊNH GIAO DIỆN VÔ TUYẾN CDMA2000 25
2.1 Các kênh logic 25
2.1.1 Các quy ước ký hiệu kênh 25
2.1.2 Ghép các kênh logic lên kênh vật lý 27
2.2 Các kênh vật lý đường xuống 27
2.2.1 Đặc điểm chung kênh CDMA2000 đường xuống 27
2.2.2 Cấu trúc các kênh chung đường xuống 29
2.2.3 Cấu trúc các kênh riêng đường xuống 40
2.2.4 Sắp xếp lên luồng I, Q và trải phổ 42
2.3 Các kênh vật lý đường lên 48
2.3.1 Đặc điểm chung kênh CDMA2000 đường lên 48
2.3.2 Cấu trúc kênh vật lý đường lên 49
2.3.3 Sắp xếp lên luồng I,Q và trải phổ 51
2.4 Điều khiển công suất ở MS 52
2.4.1 Điều khiển công suất vòng hở 53
2.4.2 Điều khiển công suất vòng kín 54
2.4.3 Kênh con điều khiển công suất đường xuống 54
CHƯƠNG 3 MÃ HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ 56
3.1 Mã hóa 56
3.1.1 Mã hóa kiểm soát lỗi và đan xen 56
3.1.2 Mã hóa Turbo trong CDMA2000 59
3.1.3 Mã Walsh 64
3.2 Điều chế 65
3.2.1 Điều chế M-PSK, QAM 65
3.2.2 Điều chế HPSK 68
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH MẠNG 72
4.1 Dung lượng ô và tính toán quỹ đường truyền 72
4.2 Các yêu cầu khi quy hoạch mạng cố định 78
4.3 CDMA2000 1x 80
4.3.1 Phương pháp tính lưu lượng và quy hoạch tần số 80
4.3.2 Quy hoạch dịch thời PN và chuyển giao 82
4.3.3 Kiến trúc hệ thống 85
4.4 CDMA2000 1x EV-DO 90
4.4.1 Kiến trúc giao thức 90
4.4.2 Các đặc tính điều chế kênh đường lên 93
4.4.3 Các đặc tính điều chế kênh đường xuống 97
4.5 CDMA2000 1x EV-DV 101
4.5.1 Kiến trúc và yêu cầu của 1x EV-DV 101
4.5.2 Các đặc tính của 1x EV-DV 103
4.5.3 Sự tích hợp 1x EV-DV vào CDMA2000 111
4.5.4 Luồng thoại 1x EV-DV 113
THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch nhân R-SCH2 và R-DCCH với các mã Walsh của từng kênh và các hệ số khuếch đại, sau đó cộng với kênh hoa tiêu và các bit điều khiển công suất. Hai thành phần băng cơ bản được cho qua bộ nhân phức cùng với mã dài người sử dụng, chuỗi giả tạp âm pha 0 (PNI) và chuỗi giả tạp âm thành phần vuông pha (PNQ). Các thành phần băng cơ bản và các chuỗi trải phổ vuông góc được dùng cho cả nhánh pha 0 và nhánh pha vuông góc của bộ điều chế.
Bảng 2.7 Các thông số của R-FCH với N=1
Quản lý mã Walsh
Các kênh CDMA đường lên có các quy định về các hàm Walsh để trải phổ trực giao như sau:
Kiểu kênh
Hàm Walsh
Kênh hoa tiêu đường lên
W032
Kênh điều khiển riêng đường lên
W816
Kênh cơ bản đường lên
W416
Kênh bổ sung đường lên 1
W12 hay W24
Kênh bổ sung đường lên 2
W24 hay W68
2.4 Điều khiển công suất ở MS
Điều khiển công suất là cần thiết để giảm nhiễu giao thoa và cung cấp tốc độ xóa khung có thể chấp nhận được. Điều khiển công suất áp dụng cho cả đường lên và đường xuống.
R-SCH2
Relative Gain Gs1
Walsh
Pilot channel + PC bits
R-DCCH
Relative Gain Gc
Walsh
R-SCH1
Relative Gain Gs0
Walsh
R-FCH
Relative Gain Gf
Walsh
PNI
PNQ
User’s long code
1.2288 Mc/s
Baseband Filter
Baseband Filter
cos(wct)
sin(wct)
1.2288 Mc/s
Complex multiply
Hình 2.16 Điều chế và trải phổ kênh dành riêng đường lên tại bộ phát MS
2.4.1 Điều khiển công suất vòng hở
Điều khiển công suất vòng hở là xác định công suất phát của cả BS và MS bằng mức các tín hiệu nhận được của chúng, điều khiển công suất vòng hở được dùng để bù suy hao đường truyền và fading chậm trên kênh vô tuyến.
Điều chỉnh công suất vòng hở ở MS trong các trường hợp sau:
- Khi phát trên kênh truy nhập đường lên (R-ACH).
- Khi phát trên kênh truy nhập tăng cường đường lên (R-EACH).
- Khi phát trên kênh điều khiển chung đường lên (R-CCCH).
- Khi bắt đầu phát trên các kênh lưu lượng đường lên ở các cấu hình RC1, RC2 và các cấu hình từ RC3 đến RC6.
Công suất phát trung bình (dBm) được điều chỉnh công suất vòng hở xác định bằng cách tính tổng :
- Công suất thu trung bình(dBm)
- Công suất dịch (theo quy định)
- Hiệu chỉnh nhiễu giao thoa
- Một số thông số theo quy định
- Tổng công suất của tất cả hiệu chỉnh thăm dò truy nhập (dB).
Trong đó hiệu chỉnh nhiễu giao thoa được đánh giá dựa trên tỷ số tín hiệu trên tạp âm cho kênh hoa tiêu đường xuống Ec/N0’. Các hiệu chỉnh thăm dò là các bước tăng công suất sau mỗi lần thử truy nhập.
Đối với các kênh R-EACH, R-CCCH và các kênh lưu lượng đường lên sau khi nhận được bit điều khiển công suất từ BTS cho điều khiển công suất vòng kín công suất phát trung bình (dBm) được xác định bằng cách tính tổng :
- Công suất thu trung bình(dBm)
- Công suất dịch (theo quy định)
- Hiệu chỉnh nhiễu giao thoa
- Một số thông số theo quy định
- Tổng công suất của tất cả hiệu chỉnh thăm dò truy nhập (dB)
- Tổng các hiệu chỉnh công suất vòng kín(dB).
Hình 2.17 Điều khiển công suất vòng hở
Để chống lại fading nhanh và các lỗi trong điều khiển công suất vòng hở thì sử dụng điều khiển công suất vòng kín.
2.4.2 Điều khiển công suất vòng kín
Để điều chỉnh công suất vòng kín trên kênh lưu lượng đường lên MS sẽ điều chỉnh mức công suất ra trung bình để đáp lại từng bit điều khiển công suất thu được trên kênh cơ bản đường xuống (F-FCH) hay kênh điều khiển riêng đường xuống (F-DCCH). Đối với các cấu hình RC1 và RC2, bit điều khiển công suất sẽ được coi là hợp lệ nếu nó được thu ở khe thời gian 1,25ms thứ hai sau khe thời gian mà ở đó MS phát, trừ thời gian thăm dò PUF. Trong thời gian thăm dò PUF, MS sẽ coi bit điều khiển công suất là hợp lệ nếu nó được thu ở tần số phục vụ trong khe 1,25ms thứ hai sau khe thời gian mà ở đó MS phát tại công suất danh định trên tần số phục vụ. MS sẽ coi bit điều khiển công suất trên kênh con điều khiển công suất không hợp lệ nếu nó được thu ở tần số phục vụ trong khe 1,25ms thứ hai sau khe thời gian mà ở đó máy phát MS bị đóng, đang thay đổi mức công suất xung PUF hay đang thay đổi các mức công suất để giảm công suất sau xung PUF.
Đối với các cấu hình từ RC3 đến RC6, một bit điều khiển công suất sẽ được coi là hợp lệ nếu nó được thu trong khoảng 2ms mà MS đang phát.
Mức công suất phát trung bình của MS thông thường là 1dB, tuy nhiên cũng dùng các mức thấp hơn là 0,5dB và 0,25dB.
Nếu MS không hỗ trợ làm việc trên kênh bổ sung đường lên hay kênh mã bổ sung đường lên thì MS đảm bảo kích cỡ bước 1dB. Ngược lại MS đảm bảo kích cỡ bước 1dB hay 0,5dB. Nếu kích cỡ bước 0,25dB được đảm bảo thì các kích cỡ bước 0,5dB và 1dB cũng sẽ được đảm bảo.
Để điều chỉnh ngưỡng điều khiển công suất vòng kín tại BS để duy trì tốc độ lỗi khung mong muốn thì sử dụng điều khiển công suất vòng ngoài.
Kỹ thuật điều khiển công suất đường lên liên quan đến hai vòng lặp. Vòng lặp ngoài được đóng kín tại BSC và nó cố gắng duy trì FER không đổi bằng cách điều chỉnh Eb/I0. Vòng lặp bên trong được đóng kín tại BS và nó cố gắng duy trì Eb/I0 nhận được tại mỗi MS không đổi bằng cách điều chỉnh công suất phát của MS, sử dụng kênh con điều khiển công suất.
2.4.3 Kênh con điều khiển công suất đường xuống
Kênh con điều khiển công suất đường xuống chỉ được phát ở kênh cơ bản hay kênh điều khiển riêng đường xuống để điều khiển công suất đường lên cho MS.
Khi trạm di động không hoạt động ở chế độ phát luôn mở, kênh con điều khiển công suất được phát ở tốc độ một bit ( ‘0’ hay ‘1’) trong mọi 1,25ms (800bps).
Khi trạm di động làm việc ở chế độ phát mở cổng, kênh con này phát ở tốc độ 400 hay 200bps khi tốc độ mở cổng 1/ 2 hay 1/ 4.
Các nhóm công suất dài 1,2ms trong 20ms được đánh số từ 0 đến 15. Máy thu trạm gốc đánh giá cường độ tín hiệu thu của trạm MS trong khoảng thời gian 1,25ms. BS sử dụng đánh giá này để xác định giá trị bit điều khiển công suất ( ‘0’ hay ‘1’). BS phát bit điều khiển công suất (PC) trên kênh cơ bản đường xuống hay kênh điều khiển riêng đường xuống bằng cách sử dụng kỹ thuật chích bỏ.
Đối với cấu hình RC1 và RC2, phát bit điều khiển công suất sẽ xảy ra ở nhóm điều khiển công suất thứ hai đi sau nhóm điều khiển công suất đường lên tương ứng mà ở đó cường độ tín hiệu được đánh giá. Chẳng hạn tín hiệu thu được ở kênh lưu lượng đường lên trong nhóm điều khiển công suất 7 và bit điều khiển công suất tương ứng được phát trong nhóm điều khiển công suất 7+2=9 của kênh lưu lượng đường xuống.
PWR_CNTL_STEPs
Kích cỡ bước điều khiển công suất (dB nominal)
Dung sai (dB)
0
1
±0,5
1
0,5
±0,3
2
0,25
±0,2
Bảng 2.8 Kích cỡ bước điều khiển công suất vòng kín
Bit ‘0’ chỉ thị cho trạm di động rằng nó cần tăng công suất ra trung bình, bit ‘1’ chỉ thị cho trạm di động rằng nó cần giảm công suất ra trung bình. Lượng công suất cần tăng hay giảm đối với từng bit điều khiển công suất xem trong bảng 2.8.
Chương 3
Mã hóa và điều chế
3.1 Mã hóa
3.1.1 Mã hóa kiểm soát lỗi và đan xen
Trong thông tin di động ba dạng mã hóa kiểm soát đượ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top