cunpurk

New Member

Download miễn phí Đề án Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của chính phủ, đánh giá và kiến nghị giải pháp





MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 3
B. NỘI DUNG 5
I/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA 5
1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay 5
 1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo 5
 1.1.2.Sản lượng và năng suất vụ lúa hè thu 6
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay 7
 1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo 7
 1.2.2.Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp 8
II/NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU GẠO 10
 CỦA CHÍNH PHỦ
2.1.Nhóm chính sách vĩ mô 10
 2.1.1 Chính sách ruộng đất 10
 2.1.2. Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ 11
 2.1.3. Chính sách thuế xuất khẩu gạo 12
2.2.Nhóm chính sách vi mô 14
 2.2.1.Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 14
 2.2.1.1.Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 14
 2.2.1.2.Phương hướng quy hoạch vùng sản gạo xuất khẩu 14
 2.2.2.Chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo 15
 2.2.2.1.Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản 15
 xuất và xuất khẩu gạo
 2.2.2.2.Nội dung của chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản 16
 xuất và xuất khẩu gạo
 2.2.3.Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo 17
 2.2.4.Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản 18
 xuất ở vùng sản xuất gạo xuất khẩu
 2.2.4.1.Giải pháp về giống lúa 18
 2.2.4.2.Giải pháp về phân bón 19
 2.2.4.3.Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh cho lúa 20
 2.2.5.Chính sách Marketing trong xuất khẩu gạo 20
 2.2.5.1.Các biện pháp để thích ứng 21
 2.2.5.2.Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu 22
 2.2.5.3.Chính sách mở rộng thị trường 22
III/ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 23
3.1.Đánh giá 23
 3.1.1.Những tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu gạo hiện nay 23.
 3.1.2.Đánh giá chung và bài học của xuất khẩu gạo 24
 3.1.2.1.Đánh giá chung 24
 3.1.2.1.Bài học về xuất khẩu gạo 25
3.2.Kiến nghị giải pháp 25
 3.2.1.Giải pháp trước mắt 25
 3.2.2.Giải pháp trung hạn và dài hạn 27
C. KẾT LUẬN 28
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đất. Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo đó người nông dân sẽ được thực hiện năm quyền ( quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê). Tuy nhiên, điểm bất cập là trong quá trình triển khai luật đất đai năm 1993 vẫn còn nhiều vương mắc, nhiều sự thay đổi trong sử dụng đất đai vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước.
Do vậy, chính sách về ruộng đất đã tập trung vào hoàn thiện một số vấn đề sau đây: trước hết, là hoàn thành cơ bản thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các đối tượng, trong đó có đất ruộng trồng. Vướng mắc là công việc này mới chỉ được thực hiện ở một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng, … còn lại ở rất nhiều tỉnh hoạt động này diễn ra chậm chạp thậm chí cán bộ không có thái độ tốt trong việc thực hiện những yêu cầu này. Tiếp đó là giới hạn khinh phí cho việc làm các thủ tục giao đất. Thứ đến, là thể chế hóa ngày càng sâu rộng 5 quyền của người được giao đất. Trong đó nên hướng dẫn người được giao đất cần làm những thủ tục gì? ở đâu? Thứ ba, là Nhà Nước cần phân cấp rõ ràng trong việc theo dõi sự vận động đa dạng và phức tạp các quan hệ đất đai, đưa việc quản lý đất đai vào nền nếp.
2.1.2.Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. ( nguồn từ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002). Có thể thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm. Với các loại giống lúa mới thường xuyên thay giống sản xuất đại trà cho nông dân. Khi thay giống mới, những khó khăn thường nảy sinh là: kỹ thuật canh tác như thế nào? Làm thế nào để nông dân nắm bắt kịp thời các yêu cầu kỹ thuật canh tác của giống mới? Vấn đề giá cả của giống mới thường khá cao, nếu không có sự hỗ trợ về giá thì nông dân thường sẽ đắn đo khi sử dụng giống mới. Đây có thể coi là điểm còn hạn chế của chính sách này. Chính sách mới hiện nay là cho nhập khẩu phân bón đã gây một số khó khăn như với các loại phân bón thông dụng, kỹ thuật sử dụng thường ít, có khó khăn và vấn đề là số loại phân bón mới thường có khó khăn về giá bán: giá bán cao hơn khả năng tài chính của nông dân. Khâu bảo vệ thực vật cũng thường vướng ở các kỹ thuật mới, phương tiện mới, giải pháp mới. Ở đây ngoài vấn đề giá cả, cần làm sao cho nông dân nắm vững kỹ thuật sử dụng và giảm bớt chi phí về thời gian sức lực, tài chính. Trong khâu bảo vệ thóc gạo còn vướng về công nghệ và thiết bị.
Xong cũng không thể phủ nhận những thuận lợi mà chính sách này đã tạo ra đó là về điều kiện chuyển giao công tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa gạo: phần lớn các vùng lúa gạo tập trung và xuất khẩu đều ở đồng bằng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được hình thành cơ bản, trình độ dân trí của nông dân các vùng trồng lúa nói chung khá cao. Khó khăn cơ bản cho quá trình chuyển giao là khả năng kinh tế của hộ nông dân rất eo hẹp, địa bàn sản xuất lúa gạo lại trải rộng.
Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên, với điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ hỗ trợ cho chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích thu được qua sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống khuyến nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân.
2.1.3.Chính sách thuế xuất khẩu gạo
Để trả lời cho câu hỏi liệu có nên đánh thuế xuất khẩu gạo hay không và đánh với mức nào, cần xem xét các mục tiêu thuế xuất khẩu, trong đó đánh thuế xuất khẩu gạo của ta có những mực tiêu nào?
Thứ nhât, đánh thuế xuất khẩu là để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu cho ngân sách bằng cách đẩy chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Với lượng gạo xuất khẩu của ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì chưa thể là độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mục tiêu này là không thể được trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo của ta.
Thứ hai, đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu. Mặt hàng gạo của ta không nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Vậy đây cũng không phải là mục tiêu của đánh thuế xuất khẩu gạo.
Thứ ba, đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua việc đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu, từ đó giảm bớt lượng xuất khẩu. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của ta đạt được
Vì vậy mà mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu trong tháng 6/2008. Đề nghị này đã được đưa ra từ lâu. Theo TS Đào Thế Anh, giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp: áp dụng thuế xuất khẩu gạo trong thời điểm hiện nay là hợp lí. Việc áp dụng thuế xuất khẩu gạo vừa mang lại nguồn thu cho nhà nước, vừa có kinh phí để hỗ trợ nông dân sản xuất. Về lâu dài, thu thuế xuất khẩu sẽ tạo được sự “công bằng” giữa gạo trong nước và gạo xuất khẩu, bởi lâu nay doanh nghiệp tiêu thụ gạo trong nước vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng 5%. Hơn nữa, hạn ngạch chỉ có thể quản lý hữu hiệu khối lượng lượng gạo xuất khẩu, nhưng ít có tác dụng điều tiết giá trong nước, trong khi thuế xuất khẩu lại có tác dụng điều tiết thị trường trong nước. Khi giá nội địa đang cao, một mức thuế xuất khẩu cao sẽ khuyến khích nông dân và thương nhân bán lương thực vào nội địa để khỏi phải chịu thuế xuất khẩu, nhờ đó làm giảm giá lương thực trong nước. Khi giá đã xuất ở mức chấp nhận được thì thuế cũng được giảm để tận dụng cơ hội xuất khẩu ra bên ngoài. Rõ ràng có thể thấy được những lợi ích to lớn mà chính sách này mang lại. Ví dụ mới đây chính phủ đã quy định gạo có giá xuất khẩu dưới 800USD/ tấn sẽ không phải chịu t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
L Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B Những vấn đề cấu tạo từ tiếng Thái Lan hiện đại. Luận án PTS. Ngôn ngữ học Văn hóa, Xã hội 0
C Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển/xét chọn các đề tài/dự án th Kinh tế quốc tế 2
N Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc: Luận văn ThS. Môi tr Khoa học Tự nhiên 0
T Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà Luận văn Luật 0
L Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62.38.50.01 Luận văn Luật 0
Z Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
N Những vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do ngân hàng thế giới Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top