anhdangtimem_pl

New Member

Download miễn phí Đề tài Nên xây dựng nhà máy sản xuất phân urê hay nhập khẩu phân urê





Để các chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự trở thành hành lang pháp lý cho bình ổn giá phân urê cần tạo sự đồng bộ của các chính sách, xóa bỏ các chính sách văn bản không còn phù hợp. Các văn bản không nên áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ thực tế Phân bón vẫn là lĩnh vực khá nhạy cảm, nhiều loại phải nhập khẩu. Nhưng đáng nói là hệ thống quản lý của nhà nước mới chỉ có Nghị định (ban hành năm 2003 và sửa đổi năm 2007) mà chưa có pháp lệnh. Với khối lượng vật tư khổng lồ, khoảng 300 nhà máy, cơ sở sản xuất và trên 20 văn phòng đại diện, hơn 30 nhà nhập khẩu, nhưng lại không đủ văn bản pháp quy đủ mạnh để quản lý. Bởi thế mới có hiện tượng nhiễu nhương trên thị trường phân bón khi một số doanh nghiệp nhỏ trá hình đã sản xuất phân bón giả tung ra thị trường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Theo tôi, Bộ NN&PTNT cũng như Nhà nước phải có Pháp lệnh, đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với việc nhập cũng như sản xuất phân bón giả, kém chất lượng hiện nay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kém chất lượng mức tăng trưởng, nhất là về hiệu quả sản xuất, như: thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu vốn lưu động, thị trường, v.v...
Nhưng nguyên nhân xuyên suốt cả một giai đoạn và tác động đến nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), lại là sức ép của đầu vào và đầu ra.
Một vấn đề đang được đặt ra tại thị trường phân bón nước ta là trong khi các nhà sản xuất, nhất là các DNNN bình ổn giá bán phân bón do mình sản xuất, thì giá phân bón đến tay nông dân vẫn không hề thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể có nhiều, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy là để sản phẩm phân bón đến tay người dùng, còn phải qua mấy tầng đại lý, cơ sở phân phối. Một trong những lý do mà nhà sản xuất và người dùng phân bó cùng kêu trời chính là ở khâu này.
Chi phí để xây dựng nhà máy sản xuất phân urê là rất cao, xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón phải mất ít nhất từ 4-5 năm trong khi đó nhu cầu về phân bón thì cấp thiết mà cung chưa đáp ứng được đầy đủ.
II. Một số quan điểm về việc xây dựng nhà máy sản xuất urê hay nhập khẩu urê.
Urê là một loại phân được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa và các loại cây trồng khác. Ở Việt Nam thì chúng ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên việc tăng giá phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến những doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đứng trên quan điểm của từng đối tượng mà xem xét việc nhập khẩu hay xuất khẩu sẽ có hiệu quả hơn.
Đứng trên quan điểm của người nông dân:
Ta đã biết những người sử dụng phân urê chủ yếu là nông dân trồng lúa. Hiện nay, cơn sốt giá phân urê ngày càng trở nên phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm cho nông dân cả nước hoang mang và lo ngại, giá phân urê tăng sẽ kéo giá thành hạt lúa lên cao. Hàng năm, mỗi khi bước vào vụ sản xuất nông nghiệp là tình hình phân bón trên thị trường lại có những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá giữa phân urê sản xuất trong nước và phân urê nhập khẩu chính ngạch. Mặc dù các ngành chức năng đã có khá nhiều giải pháp khắc phục, song tình hình vẫn không mấy biến chuyển.Các doanh nghiệp thì không những chưa đưa ra được các biện pháp nào nhằm ổn định thị truờng mà lại còn quay sang… đổ lỗi cho nhau. cần làm thế nào để sử dụng phân urê ít mà năng suất lúa vẫn cao. Người nông dân yêu cầu được vay thêm vốn để sản xuất, giảm VAT từ 5% xuống còn 0%, cần được chính phủ trợ giá cho việc nhập khẩu urê… Giá lương thực thực phẩm trong nước tăng cao, nhà nước đã hạn chế hạn ngạch xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực sẽ làm giảm lợi ích từ việc trồng lúa của người dân dễ khiến người dân từ bỏ ruộng… Nhà nước cần có những biện pháp để bình ổn giá cả trên thị trường tạo niềm tin cho nông dân.
Người nông dân đang phải méo mặt khi không biết đâu là thật, đâu là giả khi phân bón giả, kém chất lượng được bán ngang nhiên và tràn lan trên thị trường. Trong khi những vụ phát hiện, xử phạt của cơ quan quản lý thị trường mới chỉ là “đem muối bỏ bể” Theo Giáo sư Nguyễn Văn Bộ, giám đốc viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
.
Nếu ở vị trí của người nông dân thì họ sẽ mong muốn xây dựng nhà máy sản xuất urê để có thể cung cấp đủ cho mùa vụ tránh gây nên tình trạng sốt giá.
An ninh lương thực thực phẩm (giả định gạo được xuất khẩu):
Đây đang là một vấn đề nóng hổi đối với toàn cầu. cần làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực đang là một vấn đề cấp bách đối với rất nhiều nước trên thế giới.
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, việc giá gạo tăng do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có giá dầu, phân bón tăng, bệnh dịch đối với cây lương thực cộng với sự tích trữ lương thực của các nhà đầu cơ và hiện tượng thay đổi khí hậu. Ngoài ra, việc chuyển đổi cây trồng và sản xuất nhiên liệu từ ngũ cốc của một số quốc gia đã gây tác động đẩy giá lương thực lên mức kỷ lục như hiện nay. Thiên tai, bệnh tật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng lương thực khan hiếm. Do tình trạng ấm lên của trái đất cũng đang đe dọa tới việc sản xuất lúa gạo trên toàn cầu.Việc dùng nhiên liệu sinh học thay thế một phần xăng dầu do Mỹ và Châu Úc xúc tiến đã khiến giá nông sản tăng đáng kể trong năm 2007.Riêng năm 2007, 1/4 lượng ngô sản xuất tại Mỹ được dùng làm nhiên liệu. Lượng gạo dự trữ của thế giới năm 2007-2008 thấp hơn năm 1983-1984 và chỉ bằng 50% năm 2000-2001.
Nhu cầu lương thực trên thị trường thế giới gia tăng dẫn đến gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng: Nếu như năm 2004, xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4 triệu tấn thì năm 2005 là 5,2 triệu tấn. Từ năm 2006, để đảm bảo an ninh lương thực Chính phủ đã phải chốt hạn ngạch nên năm 2006 và 2007 lượng gạo xuất khẩu giảm xuống lần luợt là 4,8; 4,5 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao 24% năm 2007.Tình hình thế giới khó khăn đang tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề tới những quốc gia cùng kiệt nhất thế giới.
Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ tuyên bố giảm lượng gạo xuất khẩu còn Ai Cập cũng đã tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu gạo từ 1/4 đến tháng 10/2008 nhằm đảm bảo lượng gạo cung cấp trong nước. Nhiều người dân Mỹ đang cố gắng săn tìm hàng giảm giá ở các siêu thị và ít mua sắm hơn bởi tiền thuê nhà đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và giá xăng cũng gia tăng chóng…
Do giá cả các yếu tố đầu vào của việc sản xuất gạo biến động: Giá dầu tăng cao, phân urê tăng giá, điện… Hơn nữa nước ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên khi giá phân biến động sẽ ảnh hưởng tới giá gạo. Việc giá cả liên tục tăng cao cũng khiến quốc gia xuất khẩu gạo phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung ứng gạo cho thị trường trong nước. Đợt “sốt giá gạo” vừa qua khiến mọi người đổ xô đi mua về tích trữ khiến giá cả tăng đột biến. Vậy chính phủ cần đưa ra những chính sách hợp lý góp phần bình ổn giá phân urê, giá lương thực thực phẩm trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam “ hơn 30 năm qua chưa bao giờ diễn biến giá cả phân bón trên thị trường thế giới thay đổi nhanh chóng như từ cuối năm 2006 đến nay. Các loại phân bón đồng loạt tăng giá và tăng cao kỷ lục, không riêng gì urê mà cả DAP, SA...
đều tăng giá. Riêng urê tăng 94 - 112 USD/tấn, DAP tăng 178 - 200 USD/tấn.
Hiện nay, nguồn cung phân urê của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nhu cầu phân urê tăng nhanh qua các năm, nhưng việc đáp ứng cung phân urê so với nhu cầu còn rất thấp. Theo mức cầu tối thiểu thì mức cung trung bình đạt 168%, so với mức cầu tối đa thì mức cung trung bình chỉ đạt 53,7%. Giá phân urê biến động mạnh trên phạm vi cả nước. Sự biến động này đã tạo ra các cơn "sốt nóng", "sốt lạnh", đặc biệt là vào các năm 1991 - 1995. Giá phân urê cũng biến động theo quý, theo tháng trong từng năm, thể hiện tính thời vụ trong biến động giá. Giá phân urê biến độn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top