quannguyen_90

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI. 3
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội. 3
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh: 4
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 4
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty: 5
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty: 7
1.4.Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của chi nhánh: 9
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỐ PHẦN SÔNG ĐÀ TẠI HÀ NỘI. 12
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh: 12
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 15
2.2.1. Các chính sách kế toán chung: 15
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: 16
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của chi nhánh: 17
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: 18
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: 21
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể: 22
2.3.1. Kế toán mua NVL, CCDC và thanh toán tiền mua hàng: 22
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp: 24
2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp: 28
2.3.4. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: 29
2.3.5. Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận: 30
2.3.6. Kế toán các nguồn vốn và các quỹ của doanh nghiệp: 31
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI. 35
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán: 35
3.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán: 35
KẾT LUẬN: 38
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

809 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 24.81 %. Doanh thu năm 2009 tiếp tục giảm với lượng lơn hơn, cụ thể giảm 26,577 triệu đồng so với năm 2007, tức là giảm 28.90 %. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự biến động của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mô rộng toàn cầu cũng không bỏ qua sự ảnh hưởng lên nền công nghiệp xây dựng. Năm 2007 có thể được coi là một năm huy hoàng của nền công nghiệp xây dựng, số lượng các công trình mà các công ty kí hợp đồng rất lớn, các công ty xây dựng không thể thực hiện được hết các hợp đồng trên thị trường. Sang đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng, số lượng các hợp đồng được kí kết ít đi, tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây dựng có thời gian sản xuất sản phẩm dài nên các hợp đồng vẫn còn hiệu lực, doanh thu giảm có thể được giải thích do số lượng các hợp đồng ngắn hạn giảm đi. Năm 2009, đến nửa cuối năm nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi, vì thế doanh thu trong năm 2009 vẫn tiếp tục giảm đi.
+ Tương tự như vậy, chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng giảm qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm doanh thu.
+ Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể trong các năm 2008, 2009 so với năm 2007, tuy nhiên mức tăng chi phí hoạt động tài chính lớn hơn, nguyên nhân là do tỉ lệ lạm phát trong năm 2008 khá cao, lãi suất ngân hàng cũng tăng lên đạt mức kỉ lục (21% năm 2008).
+ Chỉ tiêu chi phi bán hàng đã được tiết kiệm hơn trong năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009, trị số của chỉ tiêu này lại tăng lên so với năm 2008, nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với năm 2007.
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 566 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 2084 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân do chi nhánh mở rộng sản xuất và do giá cả cac dịch vụ phục vụ cho hoạt động quản li doanh nghiệp tăng lên.
+ Chi phí QLDN ảnh hưởng khá nhiều đến LN trước thuế và do đó cũng ảnh hưởng đến LN sau thuế. Do chi phí QLDN tăng mạnh trong năm 2009 nên lợi nhuận trước thuế giảm 2,321 triệu đồng, tương ứng với 63.27%, LN sau thuế giảm 2,482 triệu đồng (giảm 67.66%) so với năm 2007. Năm 2008, LN trước thuế giảm 973 triệu đồng, tương ứng giảm 26.54%, LN sau thuế giảm 1.345 triệu đồng (giảm 36.67%) so với năm 2007.
+ Một vấn đề khác cần quan tâm đến tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội chính là tình hình tài sản của chi nhánh. Do đặc thù của ngành xây dựng nên lượng tài sản của chi nhánh có giá trị rất lớn. Năm 2008 giá trị TS thay đổi không nhiều so với năm 2007, tổng giá trị TS tăng 8,264 triệu đồng, tức là 9.81%. Trong năm 2009, lượng TS tăng lên đáng kể so với năm 2007, tổng TS tăng 188,472 triệu đồng, tương ứng tăng 233.74%. Tổng TS tăng chủ yếu do chi nhánh đầu tư cho TSCĐ. Chi nhánh đã có sự dầu tư cho TSCĐ để chuẩn bị cho gai đoạn phục hồi của nền kinh tế, thay đổi máy móc, dây chuyền công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỐ PHẦN SÔNG ĐÀ TẠI HÀ NỘI.
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh:
Căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 1864/1998 QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Chế độ kế toán dành riêng cho ngành xây dựng cơ bản. Là đơn vị kinh tế có quy mô sản xuất lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hiện nay chi nhánh lựa chọn mô hình kế toán kiểu nửa tập trung, nửa phân tán, theo cách kê khai thường xuyên. Căn cứ vào số liệu phát sinh tại công trình, kế toán đội, xí nghiệp tập hợp chứng từ về hạch toán tại chi nhánh.
Bộ máy kế toán của chi nhánh là tập hợp các cán bộ công nhân viên kế toán của chi nhánh và toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán của chi nhánh.
Để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh, chi nhánh cũng áp dụng mô hình nửa tập trung, nửa phân tán như công ty mẹ.
Kế toán trưởng.
Kế toán phó.
Kế toán phó.
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương.
Kế toán tiền gửi NH.
Kế toán giá thành, doanh thu.
Kế toán TM, thanh toán
Kế toán các khoản thu khác.
Kế toán VT, TSCĐ.
Kế toán các đội.
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là thành viên của Ban giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp).
Kế toán trưởng phụ trách tất cả các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
Kế toán phó: có nhiệm vụ lập các báo cáo tháng, quý, năm theo quy định của Nhà Nước trên các chứng từ chi tiết.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt của công ty và ghi chép vào sổ quỹ theo đúng các quy định, quản lí quỹ tiền mặt. Thủ quỹ có nghĩa vụ phải báo cáo những gì được giao cho kế toán trưởng, trừ khi có yêu cầu của Giám Đốc, thủ quỹ không được ủy quyền công việc của mình cho người khác. Thủ quỹ có liên hệ trực tiếp với kế toán tiền mặt thanh toán
Kế toán tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác. Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định. Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác. Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: phản ánh chính xác số hiện có và phản ánh kịp thời tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng của chi nhánh.
Kế toán giá thành, doanh thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top