Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái VPG
LỜI MỞ ĐẦU
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, ngành công nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của đất nước ta. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu trong SXKD là mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao.
Với xu hướng chung của các doanh nghiệp SXKD là không ngừng phấn đấu để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Để quản lý tốt các yếu tố chi phí thì doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể trong SXKD. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các phương án, biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả CPSX và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, nâng cao lợi nhuận. Chính vì thế, em đã chọn công ty Cổ phần khoáng sản VPG để nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề thực tập gồm có 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái VPG
Chương II: Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái VPG
Chương III: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần khoáng sản VPG
Trong quá trình thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Đức Cường và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Do thời gian thưc tập còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bài viết của em không tránh được những sai sót em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và cán bộ cùng các anh trong công ty để giúp em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm và phân loại về CPSX kinh doanh
1.1.1 Khái niệm CPSX kinh doanh
CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ cách sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các CPSX để tạo ra giá trị sản xuất là tất yếu khách quan , không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Ta có thể kết luận rằng : CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất , tiêu thụ sản phẩm. Thực chất là sự chuyển dịch vốn - chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm,lao vụ,dịch vụ…).
1.1.2 Phân loại CPSX kinh doanh
1.1.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo dõi nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công công cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hóa theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính , vật liệu phụ, phụ tùng thay thế , công cụ, công cụ ...sử dụng vào sản xuất - kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ(trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức.
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng SXKD trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.
1.1.2.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng . Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.
Theo quy định hiện hành,giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 5 khoản mục chi phí:
- Chi phí NVLTT: phản ánh toàn bộ chi phí NVL chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí NCTT: gồm lương tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương phát sinh.
- Chi phí SXC: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị doanh nghiệp và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm và phân loại về giá thành sản phẩm
Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí và chi phí trích trước liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ , dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top