binhcong_bc

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Kĩ thuật bào chế thuốc tiêm và phương pháp kiểm nghiệm thuốc





Một sốPolyethylen glycol phân tửlượng thấp nhưPEG 300, PEG 400 được
dùng phối hợp làm dung môi đểpha thuốc tiêm cho một sốdược chất nhưthuốc
tiêm erytromycin ethylsuccinat hay một sốhỗn hợp dung môi gồm 18%
Polyethylen glycol 400, 80% Propylen glycol và 2% alcol benzilic được dùng
làm dung môi đểpha thuốc tiêm Iorazepam nhằm cả2 mục đích tăng độtan của
dược chất và độ ổn định của chếphẩm.
Một số điểm cần lưu ý khi dùng PEG lam dung môi pha thuốc tiêm là PEG có
thểbịphân huỷtạo ra formaldehyd trong quá trình tiệt khuẩn chếphẩm ởnhiệt
độcao



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

3 0.01
Alcol benzylic 1-10 1-2.0
Clorobutanol 0.2-0.8 0.5
Clorocresol 0.1-0.3 0.1-.025
Phenol 0.1-0.8 0.25-0.5
Phenylmercuri
nitrat
0.001-0.05 0.002
Thiomerosal 0.005-0.03 0.01
3.5 Các chất dùng để đẳng trương thuốc tiêm
Khái niệm đẳng trương:
- Khi trộn tế bào máu với dung dịch NaCl 0.9%, sau một thời gian, quan sát
các tế bào máu dưới kính iẻn vi, thấy các tế bào giữ nguyên kích thước và hình
dạng ban đầu của nó. Người ta nói dung dịch NaCl 0.9% đẳng trương với máu.
- Khi trộn tế bào máu với dung dịch NaCl 2%, sau một thời gian quan sát các
tế bào máu dưới kính hiển vi, thấy các tế bào bị co đét lại, nước từ trong lòng tế
bào đã khuyếch tán qua màng tế bào để pha loãng dung dịch muối bao quanh tế
bào nhằm lặp lại cân bằng về áp suất thẩm thấu 2 bên màng. Dung dịch NaCl là
dung dịch ưu trương với máu.
- Nếu tế bào máu được phân tán trong dung dịch NaCl 0.2% hay trong nước
cất, người ta thấy các tế bào bị phồng lên, thậm chí bị vỡ do sự chênh lệch áp
suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào máu, nên nước đã khuyếch tán từ
dung dịch vào trong tế bào máu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phá
máu ( hemolyis) và những dung dịch như vậy được gọi là các dung dịch nhược
trương với máu.
Như vậy một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch có áp suất thẩm
thấu (P) và độ hạ băng điểm giống như của máu. Các dung dịch đẳng trương khi
tiếp xúc với các tế bào của mô trong cơ thể không làm thay đổi thể tích tế bào và
không gây cảm giác đau hay khó chịu khi tiêm.
Đẳng trương và đẳng thẩm áp:
Đẳng thẩm áp là 2 dung dịch có cùng áp suất thẩm thấu và độ băng điểm với
nhau. Một dung dịch đẳng thẩm áp không có nghĩa cũng là một dung dịch đẳng
trương.
Do đó một dung dịch đẳng thẩm áp xác định bằng các phương pháp vật lý,
chưa đủ để kết luận dung dịch đó có đẳng trương với máu hay không cần tiến
hành nghiệm pháp Hematocrit.
Ý nghĩa của việc đẳng trương hoá các dung dịch thuốc tiêm:
Khi tiêm một thuốc không đẳng trương, do hiện tượng thẩm thấu, tế bào mô
tai nơi tiêm thuốc có thể bị tổn thương, gây đau,thậm chí gây hoại tử tổ chức tại
nơi tiêm, gây phá máu và có thể gây rối loạn điện giải. Vì thế, ngay từ khâu xây
dựng công thức, cần tính toán để chế phẩm thuốc tiêm pha ra là dịch đẳng
trương hay gần như đẳng trương. Tuy nhiên vẫn có một số thuốc tiêm không
đẳng trương, khi đó cần lưu ý đường tiêm thuốc. Trường hợp thuốc tiêm
nhược trương, có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch với tiêm bắp
mà chỉ tiêm tĩnh mạch chậm với liều nhỏ, để thuốc kịp pha loãng với máu, tránh
các tai biến có thể xảy ra.
3.6 Chất gây thấm và gây phân tán:
Trong một số trường hợp dược chất đưa vào dạng thuốc tiêm có độ tan rất
thấp dung môi hay do cần làm tăng độ ổn định của dược chất trong chế phẩm
hay muốn kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, người ta bào chế chúng dưới
dạng thuốc tiêm hỗn dịch. Hỗn dịch tiêm pha chê xong phải dễ dàng đóng ống(
lọ) với sai số hàm lượng trong từng đơn vị đóng gói phải nằm trong giới hạn cho
phép, phải dễ dàng rút thuốc vào bơm tiêm khi tiêm, không “đóng bánh” và
không gây tắc kim khi tiêm. Hỗn dịch tiêm phải giữ được kích thước tiểu phân
dược chất ổn định trong quá trình bảo quản và dễ dàng phân tán đồng nhất trở
lại khi lắc nhẹ lọ thuốc.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, trong thành phần của một thuốc tiêm hỗn dịch,
ngoài các chất điều chỉnh pH, đẳng trương, chất sát khuẩn… còn có thêm:
- Các chất gây thấm:
- Các tác nhân treo( làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán)
4. Bao bì đóng thuốc tiêm.
Bao bì đóng thuốc tiêm là một thành phần không thể thiếu để có 1 sản phẩm
thuốc tiêm. Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò bảo vệ và duy trì độ ổn định của
thuốc, tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Bao bì đóng
tiêm có thể là ống tiêm thuỷ tinh được hàn kín sau ống thuốc, cũng có thể là
chai, lọ bằng thuỷ tinh được đậy kín bằng nút cao su và có chụp nhôm bên
ngoài, cũng có thể là túi hay chai làm bằng chất dẻo hay là hệ bơm- kim tiêm
đóng sẵn thuốc ở trong.
Thuốc tiêm bắt đầu tiếp xúc với bao bì từ khi thuốc được đóng vào bao bì, bị
tác động của nhiệt độ cao trong quá trình tiệt khuẩn và tiếp xúc liên tục trong
suốt quá trình bảo quản chế phẩm cho tới tận khi thuốc được sử dụng cho người
bệnh. Trong quá trình tiếp xúc kéo dài như vậy, các thành phần của vỏ đựng
thuốc tiêm có thể khuyếch tán vào trong thuốc và tương tác với các thành phần
có trong thuốc. Kết quả của sự tương tác đó có thể làm biến chất dược chất
trong chế phẩm, làm giảm hàm lượng dược chất, làm giảm hiệu lực điều trị và
độ an toàn của thuốc. Do vậy bao bì đóng thuốc tiêm lý tưởng phải có các đặc
tính sau:
- Không ảnh hưởng đến các thành phần có trong thuốc.
- Có bề mặt bền vững ngay cả khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ và áp suất cao.
- Có độ trong thích hợp đủ để phát hiện các tiểu phân, sự ô nhiễm và các
biểu hiện biến chất của thuốc.
- Có khả năng cản trở ánh sáng trong trường hợp dược chất dễ bị phân huỷ
dưới tác động của ánh sáng.
- Giá rẻ để có thể bỏ đi sau khi dùng hay dễ dàng rửa sạch để dùng lại.
Thực tế khó có loại bao bì nào có được đầy đủ các đặc tính nêu trên nên chủ
yếu quan tâm đến vật liệu hay dùng làm bao bì thuốc tiêm như:
4.1 Bao bì đóng thuốc tiêm bằng thuỷ tinh:
Ưu điểm:
- Thủy tinh gần như trơ với hóa chất, không cho khí và hơi nước thấm
qua, có bề mặt nhẵn dễ rửa sạch bằng nước, trong suốt nên rất thuận lợi cho việc
đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan của thuốc, cứng và có hình dạng ổn định
ngay cả khi tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm 121oC hay nhiệt khô ở 260oC, có khả
năng giữ được chân không.
Nhược điểm:
- Nặng
- Chi phí vận chuyển cao
- Giòn dễ vỡ
- Không hoàn toàn trơ về mặt hoá học tuỳ từng trường hợp vào thành phần của thuỷ
tinh dùng làm bao bì
4.1.1 Thành phần các loại thuỷ tinh
Bảng 4: Thành phần của thuỷ tinh thường dùng làm chai, ống đóng thuốc tiêm
Thành
phần
Tính chất, vai trò
SiO2 Vật liệu chính, rất bền về mặt hoá học
Na2O Làm giảm nhiệt độ chảy, nhưng Na+ khá linh động
K2O Làm giảm nhiệt độ chảy,ion K+ ít linh động so với ion Na+
Li2O Làm giảm nhiệt độ chảy, ion Li+ linh động hơn so với ion Na+
CaO Giảm mức độ linh động của các ion kiềm
Al2O3 Ổn định thuỷ tinh
PbO Ổn định thuỷ tinh
B2O3 Làm tăng độ bền của sản phẩm
Sự hoà tan các thành phần từ bề mặt bao bì thuỷ tinh sẽ làm tăng pH của
thuốc tiêm và có thể gây ra các biến đổi trong chế phẩm:
- Xuất hiện tủa
- Làm tăng mức độ thuỷ phân dược chất có liên kết este hay amid như
atropin sulphat
- Làm tăng tốc độ oxy hóa các dược chất dễ bị oxy hoá trong môi trường
kiềm như adrenalin, morphin…
- Các ion Ca++, Ba++ hoà tan ra từ thuỷ tinh có thể phản ứng với ion
sulphat có trong thành phần của thuốc tạo ra các muối sulphat không tan, g...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top