anvit_ihmv

New Member
Download miễn phí Bài giảng Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
CHƯƠNG 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
EVIEWS TRONG PHÂN
TÍCH DỮ LIỆU VÀ HỒI QUI

Chương này sẽ trình bày một số thủ tục cơ bản của phần mềm Eviews 5.1 để sinh viên
có thể thực hành các bài tập thống kê và kinh tế lượng ở các chương sau. Do mục đích
chính của ta là thực hành kinh tế lượng với Eviews, nên chương này chỉ giới hạn một
số thao tác mà người nghiên cứu thường hay sử dụng, chứ không phải toàn bộ hướng
dẫn chi tiết cách sử dụng Eviews. Tuy nhiên, để tiện lợi cho sinh viên tự nghiên cứu,
chương này sẽ giới thiệu sơ qua chức năng trợ giúp trong Eviews để có thể tham khảo
khi cần thiết. Một số nội dung được trình bày trong chương này, đặc biệt là các kiểm
định, nhưng chúng sẽ được hướng dẫn một cách chi tiết hơn ở các chương liên quan.
Để sinh viên có thể thực hành các bài tập và dự án nghiên cứu với Eviews, chương
này sẽ nhằm vào các nội dung sau đây:
• Eviews là gì?
• Trình bày và chỉnh sửa dữ liệu
• Vẽ đồ thị
• Thống kê mô tả dữ liệu
• Chọn mẫu nghiên cứu
• Mở rộng workfile nhập dữ liệu mới
• Tạo các biến mới
• Xây dựng hàm kinh tế lượng
• Kiểm định giả thiết
Tài liệu tham khảo chính:
• Hoàng Ngọc Nhậm và các tác giả, 2006, Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp
của Eviews và Stata, Đại học Kinh tế TP.HCM.
• Nguyễn Trọng Hoài, 2006, Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Eviews, Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
• Trần Thanh Phong, 2006, Eviews căn bản, Bài giảng PowerPoint, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright.
• Wagenigen University, Econometrics AEP-21306 Syllabus.
• Eviews 5.1 Update
• Eviews 5 Command and Programming Reference
• Eviews 5 User’s Guide
• Các file dữ liệu được trích từ các tài liệu sau đây:
 Domodar Gujarati, 2003, Kinh tế lượng cơ sở, ấn bản thứ tư, Nhà Xuất
bản McGraw-Hill. Ký hiệu *be.wfl
 Domodar Gujarati, 1999, Essentials of Econometrics, 2nd Edition,
McGraw-Hill. Ký hiệu *ee.wfl
Phùng Thanh Bình, UEH 1
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
 M Daniel Westbrook, 2002, Kinh tế lượng ứng dụng với Eviews,
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
• CÀI ĐẶT EVIEWS 5.1
Bước 1: Cài Eviews 5
Bước 2: Update Eviews 5.1
Xem hướng dẫn chi tiết kèm trong đĩa Eviews 4&5, Bộ môn TOÁN - THỐNG
KÊ, Khoa TOÁN THỐNG KÊ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
• KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CÁC MENU CHÍNH
TRONG CỬA SỔ EVIEWS
• Khởi động EViews
 Vào Windows Start Menu/Eviews5; hay
 Nhấp đúp vào biểu tượng
trên desktop
• Cửa sổ chính của Eviews
 Thoạt đầu cửa sổ này trống và bao gồm những lựa chọn sau: File Edit
Objects, …, Help. Khi ta tạo hay mở các file dữ liệu hay phân tích dữ
liệu thì sẽ có nhiều cửa sổ nhỏ trong cửa sổ chính này.
• MỞ WORKFILE
• Mở và lưu một workfile mới
Bài tập 1: Thực hành cách mở workfile mới
 Chọn File/New/Workfile … trên thanh công cụ, sẽ xuất hiện
màng hình như sau:
Phùng Thanh Bình, UEH 2
EViews 5.lnk
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
 Workfile structure type gồm 3 loại:
• Unstructured/Undated  Date Range  Observations
• Dated - Regular frequency  Date specification 
Frequency …
• Balanced panel  Panel specification  Frequency …
 Names:
• WF: Anh/Chị đặt tên file dự định vào ô này
• Page: Workfile sẽ có mấy trang, phần này không cần thiết
 Đối với dữ liệu chéo (Cross-sectional data)
 Số quan sát = 55
 Lưu với tên: baitap1a.wfl
 Đối với dữ liệu thời gian (Time series data)
 Annual = dữ liệu thời gian theo năm
Phùng Thanh Bình, UEH 3
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
• Start date: 1980 End date: 1996
• Lưu với tên: baitap1b.wfl
 Semi-annual = dữ liệu thời gian theo kỳ nữa năm
 Quartly = dữ liệu chuỗi thời gian theo quí
• Start date: 2000:2 và End date: 2007:3 (từ quí 2/2000 đến
quí 3/2007)
• Lưu với tên: baitap1c.wfl
 Monthly = dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng
• Start date: 2000:1 và End date: 2007:8 (từ tháng 1/2000
đến tháng 8/2007)
• Lưu với tên: baitap1d.wfl
Phùng Thanh Bình, UEH 4
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
 Đối với dữ liệu bảng (Panel data)
 Dữ liệu của 10 doanh nghiệp, từ 2000 đến 2006
 Lưu với tên: baitap1e.wfl
• Mở một workfile đã có sẵn
Bài tập 2: Thực hành cách mở workfile có sẵn
 Chọn File/Open/Workfile … trên thanh công cụ
 Màn hình Open được mở ra, trên đó liệt kê các tập tin trong
thư mục mặc định. Nếu thư mục mặc định không phải là thư mục mà anh
chị mong muốn, thì Anh/Chị có thể tìm trong các thư mục khác.
Phùng Thanh Bình, UEH 5
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
 Lưu ý: Để mở workfile, thì dòng "Files of type" phải là “Workfile.wf1”
 Vì Anh/Chi sẽ sử dụng thư mục này thường xuyên, nên Anh/Chị nên
đánh dấu √ vào ô vuông “Update default directory”
 Mở workfile có tên table5-1ee.wf1 bằng cách nhấp đúp vào nó.
• NHẬP DỮ LIỆU
• Nhập từ bàn phím/Copy & dán
Bài tập 3: Thực hành nhập dữ liệu từ bàn phím
 Yêu cầu nhập bảng table 1-1, Gujarati (1999, tr.6)
 Tên biến:
 CLPR(%) = Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
 CUNR(%) = Tỷ lệ thất nghiệp
 AHE82($) = Thu nhập thực trung bình/giờ
 Chọn File/New/Workfile …
 Chọn Annual và nhập năm bắt đầu và năm kết thúc, OK
 Eviews sẽ tự động tạo ra 2 biến là c và resid
• c là biến hằng số, dùng khi thực hiện hồi qui có tung độ
góc (intercept)
• resid là phần dư của kết quả ước lượng mô hình hồi qui
gần nhất
 Tạo tên biến mới CLFPR, CUNR, và AHE82 như sau:
 genr clfpr = na => OK
Phùng Thanh Bình, UEH 6
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
 genr cunr = na => OK
 genr ahe82=na => OK
Lưu ý, thay vì na, ta có thể genr cunr=0
 Chọn các biến vừa tạo, Open/as Group/Edit+/-:
• Nhập bằng tay vào, hay
• Nhập từ Excel, rồi copy và paste bình thường
 Save/Save as với tên table1-2ee.wfl
• Từ các phần mềm khác
 Dữ liệu có thể được nhập vào từ các tập tin Lotus,
Excel, SPSS, MINITAB hay ASCII. Trong mỗi trường hợp đều dùng
phương pháp như nhau
 Ví dụ với tập tin table 1-1ee.txt
 F ile/Open/Text file, xem kỹ dữ liệu dạng gì
(Annual), năm bắt đầu và kết thúc, mấy biến, và tên gì (có thể đặt tên
khác cũng được), đếm thử xem từ đầu trang đến dữ liệu có bao nhiêu
khoảng trắng, không kể dòng tên biến nhé (9), và xem thử ranh giới
các biến cách nhau bằng dấu phẩy (comma), Tab, hay khoảng trắng
(Space).
 F ile/New/Workfile
• Chọn Annual và nhập thời gian vào
• OK, một workfile mới xuất hiện
• Nhấn Procs/Import/Read Text-Lotus-Excel... và một hộp thoại
xuất hiện để mở các tập tin. Hãy đưa về Table 1-1.txt và nhấp để
mở nó.
Phùng Thanh Bình, UEH 7
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
• Một hộp thoại khác (phức tạp hơn) xuất hiện, và Anh/Chị
hãy điều vào như sau:
• OK và dữ liệu đã được nhập vào
• Chọn các biến clfpr, cunr, và ahe82 để kiểm tra (thời gian,
khoảng cách từ đầu trang đến dòng dữ liệu có thích hợp không
(Anh/Chị thử lại với 8 hay 10)
• Lưu với tên table1-1ee.wfl
Phùng Thanh Bình, UEH 8
Dự báo trong kinh doanh và kinh tế Bài giảng 2: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
Bài tập 4: Thực hành nhập dữ liệu từ file Excel
 Sử dụng file table5-1ee.xls
 Xem dữ liệu dạng gì (undated), bao nhiêu quan sát (55), mấy biến (2, X
và Y), ô dữ liệu đầu tiên (quan sát thứ nhất của biến đầu tiên, A4)
 F ile/New/Workfile
 Procs/Import/Read Text-Lotus-Excel …/table5-1
 OK
 Kiểm tra lại
 Lưu với tên table5-1ee.wfl
• Ôi, may mắn thay, các tác giả phần mềm Eviews 5 và Eviews 5.1 hiểu rằng
con người vốn rất bận và lười biến nên đã cải tiến đáng kể việc mở một file từ
các phần mềm khác (text và excel) rất dễ dàng và nhanh chóng (mặt) như sau
(ví dụ mở file table7-1ee.txt):
File/Open/Workfile/table7-1ee.txt => next, đặt tên và mô tả các biến (được
hiển thị với tên series01, series02, …), finish
Phùng Thanh Bình, UEH 9


Link download bài giảng



Xem thêm
bài tập kinh tế lượng
phần mềm eviews mới nhất và hướng dẫn sử dụng
 
Top