Carraig

New Member

Download miễn phí Bài tập tình huống và đáp án môn tín dụng ngân hàng





Tình huống 23: Cán bộ tín dụng nhận được hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng để thẩm định. Vậy cán bộ thẩm định cần làm gì trong giai đoạn phân tích tín dụng?
Đáp án:
- Kiểm tra lại tính chính xác, đầy đủ của các bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
- Thẩm định các mảng theo điều kiện /tiêu chuẩn cấp tín dụng (SV nêu cụ thể đưa ví dụ như uy tín, năng lực vay, năng lực trả, nguồn trả )
- Dự báo các rủi ro.
- Định giá tín dụng.
- Làm tờ trình/ lập biên bản thẩm định/ báo cáo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hục vụ nhân dân trong tỉnh. Hãy cho biết những rủi ro có thể gặp phải khi Ngân hàng cung cấp sản phẫm bảo lãnh và những loại bảo lãnh ngân hàng nên áp dụng trong suốt quá trình thực hiện từ khi chọn đối tác cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đáp án:
a- Khâu tổ chức đầu thầu: người dự thầu vi phạm quy định đấu thầu ==> bảo lãnh dự thầu. b- Khâu thi công công trình: người thi công không thực hiện đúng tiến độ hay chất lượng công trình quá kém ==> bảo lãnh thực hiện hợp đồng. c- Khâu hoàn thành đưa vào sử dụng: chất lượng công trình không bảo đảm ==> bảo lãnh chất lượng sản phẩm. d- Nếu có hành vi ứng trước tiền cho bên thi công thì có thể có bảo lãnh hoàn thanh toán.
Tình huống 5: Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng của một doanh nghiệp với các số liệu sau: a- Doanh thu bán hàng trong kỳ: 100 trong đó khách hàng nợ lại: 25 b- Thu nợ kỳ trước: 15 c- Chi mua hàng trong kỳ: 70 trong đó nợ lại khách hàng: 10 d- Chi trả nợ kỳ trước: 2 Theo anh/chị, ngân hàng có thu đủ để trả nợ vay hay không, nếu trong kỳ khách hàng phải hoàn trả số nợ là 70 (cả gốc và lãi) và tỷ lệ thu là 70% tiền thu bán hàng.
Đáp án:
Thực thu tiền trong kỳ: 100 – 25 + 15 = 90 Thực chi tiền trong kỳ: 70 – 10 + 2 = 62 Tiền ròng trong kỳ: 90 – 62 = 28 vì số thực thu tiền trong kỳ là 90, tỷ lệ thu là 70%, như vậy chỉ có thể thu được 63. Muốn thu đủ phải tăng tỷ lệ thu nợ lên.
Tình huống 6: Một công ty đề nghị ngân hàng A cho ứng trước vốn lưu động để thực hiện một thương vụ. Số liệu kế hoạch liên quan tới thương vụ như sau: a- Nguồn VLĐ tự tài trợ cho thương của công ty: 800 trđ. b- Nguồn vốn ngân hàng đủ đáp ứng nhu cầu vay của công ty. c- các giới hạn rủi ro mang tính định lượng theo yêu cầu của chính sách tín dụng ngân hàng này đối với thương vụ là chấp nhận được. d- Nhu cầu TSLĐ cho thương vụ 1200trđ. Ngày 01/01/2000 khách hàng đề nghị giải ngân toàn bộ hạn mức của thương vụ.
YÊU CẦU:
a- Xác định hạn mức tín dụng cho thương vụ? Các khả năng về cách thực hiện yêu cầu giải ngân của khách hàng? b- Các giới hạn rủi ro định lượng trong việc xác định hạn mức tín dụng cho vay gồm những giới hạn nào?
Đáp án:
a- Xác định hạn mức tín dụng cho thương vụ: - Nhu cầu vay ngân hàng = 1200 – 800 = 400 - Nguồn và các giới hạn rủi ro chấp nhận được. - Hạn mức tín dụng: 400trđ b- Các giới hạn rủi ro định lượng trong việc xác định hạn mức tìn dụng cần quan tâm: - Giới hạn trên vốn ngân hàng. - Giới hạn trên vốn ròng của khách hàng. - Giới hạn trên giá trị tài sản đảm bảo/
Tình huống 7: Một hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để trồng lúa với diện tích là 2 ha. hộ canh tác trên diện tích của gia đình với 2 lao động chính. Số tiền vay là 2,5 trđ để mua giống (tại trạm giống, cây trồng huyện). Là cán bộ tín dụng, anh/chị có chấp nhận số tiền vay này không? Cho ý kiến về hướng giải ngân? Biết rằng định mức cho loại hộ vay này là 1,8 trđ/vụ/ha.
Đáp án:
a- Nhu cầu vay nhỏ hơn định mức (2 x 1,8 trđ = 3,6 trđ). Đối tượng vay hợp lý ==> có thể chấp nhận cho vay 2,5 trđ. b- Thường thì ngân hàng cấp tiền tuy nhiên nếu vay theo tổ có cùng mụ đích mua giống mới thì ngân hàng có thể ký hợp đồng chuyển tiền cho trạm giống cây trồng huyện sau khi khách hàng được cung cấp giống theo đúng yêu cầu.
Tình huống 8: Gia đình ông Văn muốn vay để nuôi heo nái. Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ghi nhận một số dữ liệu như sau: gia đình chuyên trồng lúa và đủ ăn, có quyền sử dụng đất là 1 ha, ông văn là lao động chính, vợ nội trợ. Phương án vay có hiệu quả. Hộ dự định nuôi heo ở khoảnh đất sau nhà nhưng chưa dựng chuồng. Là cán bộ tín dụng anh/chị có cho vay không? Giải thích?
Đáp án:
a- Ngân hàng chưa thể chấp thuận cho vay, vì nếu vay ngắn hạn để chăn nuôi hộ cần có chuồng trại, và tự lo một phần thức ăn. b- Có thể vay trung dài hạn bao gồm cả chi phí chuồng trại, giống và một phần thức ăn.
Tình huống 9: Định mức cho vay nuôi tôm nuớc lợ là 10trđ/ha mặt nước với thời hạn tối đa là 18 tháng. Gia đình ông Nguyễn dự kiến vay bổ sung tôm giống hao hụt. Dự kiến trong ba tháng tới ông sẽ thu hoạch đợt đầu 7 tạ, đợt hai 15 tạ, với giá bán 5,6trđ/tạ. Bạn sẽ cho vay: a- 20trđ với thời hạn 18 tháng? Hay b- 50trđ với thời hạn 4 tháng? và giải thích? Biết diện tích mặt nước nuôi là 2 ha và chưa vay ngân hàng.
Đáp án:
a- PA1: chọn (a) vì trong hạn mức tín dụng và có thể rút ngắn thời hạn do hộ đã đầu tư trước đó, hơn nữa không đảm bảo tín dụng. b- PA2: chọn (b) chi khi giá tôm giống lên và có tài sản đảm bảo vì mức tiền vay quá lớn vượt định mức.
Tình huống 10: Cho các số liệu sau: - Doanh thu thuần trong năm: 1000 trong đó giá vốn hàng bán chiếm 80%. - Số dư tồn kho: Đầu năm: 300 Cuối năm: 340 Anh/chị hãy xác định thời hạn vay tối đa trong trường hợp: a- Cho vay đối tượng nợ phải thu. b- Cho vay đối tượng hàng tồn kho.
Đáp án:
a- trước hết phải tính kỳ thu tiền bình quân và thời gian lưu kho bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = {360 * (180+220)/2]/1000 = 72 ngày. Như vậy thời hạn cho vay tối đa cho nợ phải thu là 72 ngày. b- Thời gian lưu kho bình quân = [360 * (300+340) 2]/1000 * 80% = 144 ngày Vậy thời hạn cho vay tối đa đối với hàng tồn kho là 144 ngày.
Tình huống 11: Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay 80 không khi doanh nghiệp đề nghị vay vốn có các dữ kiện liên quan sau đây: a- Khả năng vốn cần thiết (đã được ngân hàng thẩm định): 100 b- Khả năng tự đáp ứng bằng các nguồn khác: 20 c- Bất động sản thế chấp, đựơc ngân hàng định giá: 250 d- Môi trường kinh doanh an toán cho phép.
Đáp án:
Ngân hàng có thể chấp nhận cho khách hàng vay 80 khi: a- Khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn. b- Mức cho vay của ngân hàng không vượt quá 15% vốn, quỹ của ngân hàng và quỹ cho vay của ngân hàng cho phép. (Sv nêu đựơc công thức xác định mức tiền cho vay và giải thích đựơc con số 80, giới hạn cho vay theo giá trị TSĐB).
Tình huống 12: Doanh nghiệp được ngân hàng thỏa thuận HMTD quý I-2000 là 800. Diễn biến TKVL của doanh nghiệp trong quý I như sau: Ngày            Phát sinh nợ         Phát sinh có             Số dư Dư đầu           Dư có                     200 1/1                    500 20/1                  600                       100 10/3                 1000 25/3                 100 30/3                 200 Doanh số trả nợ thực tế của doanh nghiệp trong quý là số nào: 1100, 1300, 900? Tại sao?
Đáp án:
Doanh nghiệp trả nợ là 900. - Các phát sinh có trên TKVL nếu = hay dư nợ thì dư có tại đó là tiền gửi của khách hàng. Vì vậy trong trường hợp trên: - Phát sinh có 100 (ngày 20/1) là doanh số trả nợ. - Phát sinh có 1000 (ngày 10/3) bao gồm: doanh số trả nợ 800 và tiền gửi của khách hàng 200.
Tình huống 13: Một doanh nghiệp ngày 1/2/20xx đề nghị chiết khấu ở ngân hàng 3 hối phiếu không ghi lãi suất, trả tiền ngay khi xuất trình. Các số liệu liên quan đến hối phiếu như sau: (theo thứ tự – đvt: triệu đồng). - Mệnh giá: 120, 70, 90 - Thời hạn hối phiếu: 90, 90, 80 ...
 

rica17

New Member
Trích dẫn từ kabal107:
mình đang cần bản full của bài này, mods cho xin nhé :D thanks mods


Link download của bạn đây
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top