Download miễn phí Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1860 đến năm 2008 và những kết quả tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố





Do tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm qua, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất gia tăng, mức sống của người dân thành phố trở
nên tốt hơn nhiều so với trước. Nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị thường lớn, đa dạng và
có xu hướng đổi mới nhanh. Do đó mạng lưới dịch vụ, như các siêu thị nhà hàng ngày càng
phát triển nhanh hơn. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, góp phần làm thay đổi cơ cấu
ngành nghề giữa các khu vực: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tình hình đó đã tạo nhu
cầu nhân công lớn, thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ về tìm việc làm. Ở nông thôn
nhất là ở miền Trung và cả miền Tây, mức thu nhập thấp, tình trạng dư thừa lao động là phổ
biến. Do đó, số lao động dư thừa trong nông thôn tìm đến đô thị mong tìm việc làm hay tìm
việc làm có thu nhập cao hơn ở quê nhà. Về khách quan, đô thị hóa đã phần nào giúp giải
quyết nạn thất nghiệp. Đô thị hóa đòi hỏi biến đổi nhanh chóng các hoạt động nghề nghiệp
của tầng lớp cư dân đô thị. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại ngày
càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nếu họ muốn
nâng cao thu nhập. Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động tăng lên,
nguồn chất xám phong phú đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

liên hệ giữa họ và tổ tiên (mồ mả cha ông)
bị xâm phạm. Đô thị hoá cưỡng bức đã tạo nên mật độ dân cư ở Sài Gòn gia tăng nhanh
chóng. Trong các trại tập trung, những “khu tỵ nạn” với diện tích thường từ 2 - 4 km2 mà
phải chứa từ 1,5 vạn đến 3 vạn người. Các học giả Mỹ đến miền Nam nhận xét rằng những
người tỵ nạn ở Sài Gòn đều mòn mỏi về thể chất, suy sụp về tinh thần trong các trại tập
trung, đó là lỗi do chính người Mỹ gây ra (14). Những người dân cùng kiệt thành thị phải sống
chen chúc nhau trong những căn hộ chật hẹp, với hệ thống xử lý chất thải đô thị và nhà ở
của người lao động là rất lạc hậu như chung cư Ấn Quang gồm 850 căn hộ trên khu vực đất
rộng 2,39 ha hay chung cư Bàn Cờ với 1.260 hộ/3,62ha (15). Do chỗ ở chật chội, người tỵ
nạn chui rúc thiếu oxy để thở, lại thêm khí thải của nhiều xe cộ lưu thông, cho nên không
khí trong các trại tỵ nạn bị ô nhiễm rất nặng. Tình trạng ăn ở chen chúc tồi tệ và thiếu vệ
sinh một cách kinh khủng như ăn đói, thiếu nước uống và tắm rửa, thiếu thuốc men khi đau
ốm, đã làm cho người dân bị cưỡng ép vào đây đi đến chỗ chết dần, chết mòn.
Sau tết Mậu Thân các trại tỵ nạn ở Sài Gòn đông nghẹt người, người tỵ nạn sống hoàn
toàn dựa vào đồ viện trợ của Mỹ. Đó là dịp để Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở ra chiến dịch
tuyên truyền chính trị rầm rộ, vu cáo cách mạng tạo ra cái gọi là dòng người “tỵ nạn cộng
sản”. Trong các thành thị và các khu dồn dân, bệnh lao, bệnh phong và các bệnh hoa liễu đã
trở thành phổ biến. Ở Sài Gòn có 15.000 người mắc bệnh phong đi lang thang trên đường
phố (16). Năm 1971, Jean Mayer cố vấn đặc biệt về dinh dưỡng của Nixon đã thông báo
rằng: chính sự thiếu ăn tại nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam và những chứng bệnh nguy
hiểm như phù thũng, thiếu máu và lao sẽ gia tăng, nếu như chương trình huỷ diệt thực phẩm
bằng chất độc hoá học vẫn tiếp tục. Một khi đã vào trại tập trung, mức sống người nông dân
giảm đi mất hai phần ba, còn mất mát về tâm lý thì không sao kể xiết. Kết quả là đô thị hoá
một xã hội nông thôn một cách chưa từng thấy trong thế kỷ này (17). Nạn thất nghiệp và đủ
mọi loại tệ nạn xã hội tràn lan trong những người tỵ nạn. Ở Sài Gòn, Hoa kiều chiếm
khoảng 1/6 dân cư đô thị, nắm độc quyền hầu hết các hoạt động kinh tế quan trọng, những
người tới sau may mắn lắm chỉ có thể làm những công việc tạp dịch hay lao động thuê
mướn thủ công theo thời vụ.
8
Năm 1960, 20 % dân miền Nam sống trong các vùng đô thị; tỷ lệ đó lên 26 phần trăm
năm 1964, 36% năm 1968, năm 1971 còn tăng cao hơn nữa, một tốc độ tăng gấp năm lần so
với tất cả các nước kém phát triển trong cùng thập kỷ. Do kết quả của quá trình “đô thị hóa
cưỡng bức” này, dân số đô thị miền Nam Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Vào đầu
những năm 1970 dân số Sài Gòn đã tăng lên tới 3.000.000 người (gấp 10 lần trước đây)
(18). Dân cư tăng rất nhanh ở ngoại thành Sài Gòn, nhưng ở nội thành tỷ lệ tăng không lớn
so với các đô thị khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hoà, Huế v.v... Đến năm 1971 số dân ở
Sài Gòn chiếm 43 % toàn bộ số dân đô thị miền Nam, nhưng nếu không tính vùng ngoại ô,
thì tỷ lệ đó là 1/5. Nhìn chung, sự phát triển dân số đô thị Sài Gòn chủ yếu là nguyên nhân
chiến tranh, còn lý do kinh tế thì rất phụ, vào năm 1971, 3/4 những người dân đô thị ở Sài
Gòn không phải sinh ra ở đây (19). Làn sóng nông dân liên tục tràn vào Sài Gòn, làm cho
dân số của thành phố tăng gấp 3 lần, đến năm 1969 là 12.740 người trên một dặm vuông, đã
biến Sài Gòn trở thành một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới (20).
Dân tỵ nạn tăng vọt ở các trại tập trung và đô thị đã gây ra những đổ vỡ nền tảng đạo đức và
băng hoại đời sống xã hội miền Nam Việt Nam, dù vào đầu năm 1969 con số người tỵ nạn
tụt xuống còn 50% so với trước đây. Ngày15/9/1971 tổng giám đốc y tế Sài Gòn thú nhận
bệnh hoa liễu đang tràn lan khắp thành thị và vùng nông thôn do chính quyền Sài Gòn kiểm
soát (21). Hiện tượng thường thấy là trẻ con đánh giày, con gái bán “bar” hay một số làm
điếm, nhiều bé gái mới 13, 14 tuổi đã sa vào mãi dâm, cũng đã mắc bệnh này. Quá trình”đô
thị hoá cưỡng bức” đã phá hoại những yếu tố văn hoá truyền thống thôn quê và đẻ ra bao tệ
nạn xã hội.
Tuy nhiên, nhờ vào viện trợ của quân đội Mỹ đổ ồ ạt vào miền Nam, bộ mặt của
thành phố Sài Gòn biến đổi nhanh chóng. Nhiều cao ốc khách sạn, văn phòng sang trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở nghỉ ngơi, giải trí cho đội quân viễn chinh đông đảo. Do nhu
cầu phục vụ chiến tranh xâm lược, Sài Gòn - Gia Định ngày càng được mở rộng. Mỹ tăng
cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xa lộ, những công trình kiến trúc và các khu căn cứ
quân sự khổng lồ. Công việc chỉnh trang đô thị Sài Gòn được đẩy mạnh, sân bay được mở
rộng và xây dựng mới, khách sạn tối tân, nhà cao tầng, vũ trường, casino, nhà hàng snack -
bar, đại lộ mở rộng, các dịch vụ hiện đại, một số xí nghiệp tối tân ra đời, xe ô tô con thượng
hạng cùng xe jeep quân sự… đi lại ngày càng nhiều trên đường phố Sài Gòn. Bộ mặt phồn
vinh của đô thị Sài Gòn chỉ là bên ngoài, song về thực chất sự phát triển của đô thị Sài Gòn
trong giai đoạn 1954 - 1975 vẫn mang tính chắp vá, không thể phát triển đồng bộ theo chỉnh
9
thể và bố cục thống nhất. Giáo sư Mạc Đường cho rằng trước năm 1975, Sài Gòn chủ yếu
vẫn là một trung tâm quyền lực chính trị, không giống với các thành phố công nghiệp của
các nước tư bản phát triển (22). Đô thị Sài Gòn giai đoạn này phát triển theo qui luật của
một xã hội tiêu thụ hiện đại vừa mang tính lệ thuộc về kinh tế với nước ngoài, lại vừa có sự
chi phối của các hoạt động quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược do Mỹ điều khiển.
1.4. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 đến 2008
Ngày 30 - 4 - 1975, với sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam hoàn
toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất. Cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976, Quốc hội
khóa VI họp kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội, quyết định đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí
Minh. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thay đổi qua giai
đoạn 1975 - 1985 và từ 1986 đến nay (23).
- Giai đoạn 1976 - 1985: thành phố chú trọng phục hồi kinh tế sau chiến tranh, chưa
có công trình xây cất gì lớn. Năm 1982 với sự giúp đỡ của Liên Xô, Viện Quy hoạch bước
đầu triển khai phương hướng cải tạo và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa được
phê duyệt. Đến năm 1985, Trung ương xác định thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm
kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước… có vị trí quan trọng
chỉ sau thủ đô Hà Nội. Giai đoạn này, lượng người nhập cư chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc
(40,8%) (24), đại bộ phận là người miền Nam tập kết trở về cùng gia đình v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội Văn hóa, Xã hội 0
H Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 2
L Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất Luận văn Kinh tế 0
V Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
H Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Đông Đô. Luận văn Kinh tế 0
C Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công trình đô thị Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
M Mô hình toán đối với sự phát triển kinh tế dưới tác động của sự thay đổi môi trường và quá trình đô Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top