thiendia9000

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội





MỤC LỤC
 
Nội dung
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 3
I. Bản chất, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp . 3
1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp . 3
2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 4
3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .5
II. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 6
1. Bối cảnh ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 6
2. Nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành .7
3. Quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp .14
3.1. Các bộ phận chính trong quy trình .14
3.2. Quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 14
III. Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp( thuế thu nhập công ty) của một số nước trên thế giới 22
Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 25
I. Tổng quan về Cục thuế Hà Nội .25
1. Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội 25
2. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và phòng công nghiệp 25
2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội 25
2.2. Khái quát phòng công nghiệp .29
3. Một số đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .30
II. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 31
1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số khu vực trên địa bàn Hà Nội .31
2. Tình hình tổ chức quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .33
III. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .35
1. Nhữnh kết quả đạt được .35
2. Những tồn tại và nguyên nhân .36
2.1. Khái quát những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu 36
2.2. Đánh giá thực trạng của từng công tác quản lý 37
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .37
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý doanh thu đối với các đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp .41
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí hợp lý, hợp lệ .47
2.2.4. Thực trạng công tác quản lý việc thanh toán thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .56
Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội60
I. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội và phương hướng đổi mới công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế Hà Nội .60
1. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội .60
2. Phương hướng đổi mới công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 61
II. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 62
1. Mục tiêu của các giải pháp .62
1.1. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời .62
1.2. Tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán thống kê và nâng cao trình độ quản lý .63
1.3. Đảm bảo Luật thuế được thi hành 63
2. Các giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 63
2.1. Giải pháp chỉ đạo 63
2.2. Giải pháp cụ thể 64
2.2.1. Giải pháp tăng cường quản lý đối tượng kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 64
2.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp .65
2.2.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý các chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp 67
2.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh toán thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp . 70
III. Những kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp 71
1. Những kiến nghị về văn bản pháp luật 71
2. Những kiến nghị đối với chính quyền thành phố Hà Nội 74
3. Những kiến nghị đối với ngành công nghiệp 75
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hực hiện hơn 3 năm nay nhưng qua số liệu về kết quả thu thuế TNDN trong một số năm 1999, 2000 và 2001 chúng ta có thể thấy rằng công tác quản lý thu thuế của phòng công nghiệp tương đối tốt. Nhất là năm 1999 là năm đầu tiên luật thuế có hiệu lực thi hành nhưng số thuế TNDN thu thực tế vượt xa kế hoạch đề ra(vượt 64%). Số thực thu thuế TNDN năm 2000 tăng so với năm 1999 là 18.988 triệu đồng và đến năm 2001 số thực thu thuế TNDN tăng so với năm 2000 lên tới 128.307 triệu đồng.
Kết quả trên đạt được là do:
- Những điều kiện khách quan mang lại:
Năm 2001, tình hình kinh tế cả nước và thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả khả quan, trên địa bàn thủ đô tình hình kinh tế xã hội vẫn được duy trì ổn định và phát triển là yếu tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Hà Nội tổ chức thu ngân sách đạt kết quả tốt. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá cả hàng hoá xuất khẩu giảm, suy thoái kinh tế thế giới…nền kinh tế thủ đô vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, thực hiện được những mục tiêu chủ yếu do Nghị quyết HĐND đề ra, so với năm trước hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng:
+Tổng sản phẩm nội địa tăng 10,03%
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,90%
+ Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 0,72%
+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 9,00%
+Tổng mức bán ra hàng hoá và dịch vụ tăng 10,00%
+Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 8,60%
- Sự nỗ lực của cơ quan thuế:
+ Điều đó được thể hiện qua ý thức trách nhiệm cao của các cán bộ thuế trong việc hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thi hành luật thuế mới.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra được tiến hành khá tốt. Cơ quan thuế thường xuyên đi sâu đi sát các đơn vị nhanh chóng tìm ra những sai phạm của các doanh nghiệp để từ đó đề ra biện pháp xử lý chống lại hiện tượng trốn lậu thuế và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý thuế. Qua công tác này, cơ quan thuế đã làm lợi cho Nhà nước khoản thu khá lớn.
+ Cơ quan thuế cũng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thuế thông qua việc tổ chức các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu kết hợp với việc mở rộng các lĩnh vực đào tạo. Công tác tuyên truyền giải đáp các chính sách, luật thuế được coi trọng đồng thời có sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng.
- ý thức chấp hành luật thuế của các ĐTNT:
Việc chấp hành luật thuế TNDN ở các doanh nghiệp năm 2001 nói chung có tiến bộ hơn so với năm 2000, 1999 tuy còn tồn tại những hiện tượng doanh nghiệp thực hiện các hành vi trốn thuế. Một số doanh nghiệp khi bị phát hiện vi phạm đã nhanh chóng chấp hành những hình thức xử lý do cơ quan thuế đề ra và không có biểu hiện chống đối, tái phạm.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.1 . Khái quát những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được còn khá nhiều những tồn tại khiến cho công tác quản lý thu thuế chưa thực sự đạt được mục đích đề ra là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời:
- Còn nhiều đơn vị kê khai sai, hạch toán sai khiến cho số thuế phải nộp không đúng với thực tế.
- Tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế còn phổ biến khiến cho số thuế thực thu không đúng với số thuế phải nộp.
- Những nhược điểm của công tác xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo và quản lý nguồn thu…
* Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Nguyên nhân khách quan:
+ Do luật thuế mới được áp dụng không thể tránh khỏi tình trạng các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời để thực hiện đúng luật.
+ Do sự yếu kém trong yếu tố nội tại của chính các doanh nghiệp như tình hình tài chính khó khăn, trình độ của các cán bộ tài chính, kế toán thấp kém…
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng thất thu thuế chủ yếu xuất phát từ hiện tượng tiêu cực từ phía doanh nghiệp có liên quan đến:
+ Các yếu tố làm giảm thu nhập chịu thuế: như giảm doanh thu, tăng chi phí, không kê khai các thu nhập khác.
+ Việc cố tình chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước như: kê khai sai, nợ đọng thuế…
Để tìm hiểu cụ thể những tồn tại và nguyên nhân chúng ta sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu thực trạng của từng công tác quản lý thuế.
2.2 . Đánh giá thực trạng của từng công tác quản lý
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng kê khai nộp thuế TNDN
Dựa vào các quy định của luật đề ra và thông tư số 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ thì nhiệm vụ đặt ra của ĐTNT và cơ quan thuế là :
- Cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định tại Thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo.
Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý.
- Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế ấn định.
- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp số thuế hàng quý theo thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý. Đối với cơ sở kinh doanh theo quy định nộp thuế hàng tháng thì thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế .
Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hay năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản…
Trước khi đi vào đánh giá thực trạng của công tác quản lý ĐTNT chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái quát kết quả quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp công nghiệp tại địa bàn Hà Nội .
Từ khi luật thuế GTGT và thuế TNDN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 cùng với chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích sản xuất, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ giảm so với trước đây. Theo số liệu tổng kết năm 1998, trong số khoảng 320 doanh nghiệp công nghiệp thì có 240 doanh nghiệp có lãi ( chiếm 75%). Cho đến thời điểm hiện nay, số doanh nghiệp công nghiệp làm ăn thua lỗ đã giảm đi ( số doanh nghiệp có lãi chiếm 86% ). Khi luật thuế TNDN mới được áp dụng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chủ yếu thuộc khối cơ khí cũ. Nguyên nhân chính là do một số mặt hàng chuyển đổi thuế suất 1-2% ( áp dụng với thuế doanh thu trước đây) thành 10% VAT hay 5...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ đi Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng ở công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ x Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top