Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế máy sấy lúa kiểu sấy tháp tam giác năng suất 6 tấn/mẻ (có đảo trộn)



MỤC LỤC
Lời mở đầu.3
Mục lục.5
Thứ tự thiết kế một hệ thống sấy.7
Chương 1: Tổng quanvề kỹ thuật sấy
1. Phương pháp sấy cổ truyền –phơi nắng.9
2. Sấy hạt ở Việt Namvà trên thế giới.10
3. Khái niệm về sấy.11
4. Bản chất đặc trưng của quá trình sấy.12
Chương 2: Các loại máy sấy
1. Các phương pháp sấy bằng nhiệt.14
1.1 Sấy bằng không khí tự nhiên –phơi nắng.14
1.2 Sấy nhân tạo.14
2. Các dạng máy sấy có thể sấy hạt lúa.17
2.1 Máy sấy thùng quay.17
2.2 Máy sấy tháp.19
Chương 3: Vật liệu sấy và Tác nhân sấy
1. Vật liệu sấy –hạt lúa.24
1.1Cây lúa.24
1.2 Cấu tạo hạt lúa.26
1.3 Các đặc tính chung của khối lúa.27
1.4 Các yêu cầu đặc trưng của hạt lúa sau sấy.29
1.5 Công nghệ sấy lúa.30
2. Tác nhân sấy.30
Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống sấy tháp
1. Tính toán tổng quát.32
1.1 Chọn chế độ sấy.33
1.2 Cân bằng ẩm cho từng vùng.34
1.3 Nhiệt độ sấy.36
2. Tính toán quá trình sấy lí thuyết.37
2.1 Xác định các thông số ngoài trời.37
2.2 Tính toán khói lò.38
2.3 Thông số của không khí sau hòa trộn.40
2.4 Trạng thái không khí ra khỏi tháp sấy.44
2.5 Tính thời gian sấy.45
2.6 Lượngkhông khí cần thiết cho quá trình sấy lí thuyết.47
2.7 Tính kiểm tra lại nhiệt độ sấy.48
2.8 Cân bằng nhiệt của quá trình sấy lí thuyết.49
3. Xác định kích thước cơ bản của tháp sấy.51
3.1 Máng dẫn khí thải.51
3.2 Máng dẫn tác nhân sấy.53
4. Tính toán quá trình sấy thực tế.54
4.1 Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh.54
4.2 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi.58
4.3 Các thông số sau quá trình sấy thực.60
4.4 Tính toán cân bằng nhiệt của quá trình sấy thực.62
5. Tính toán vùng làm mát.65
6. Tính tiêu hao nhiên liệu.66
7. Bố trí kênh dẫn và kênh thải.66
Chương 5: Các thiết bị phụ của thápsấy
1. Buồng đốt.69
2. Thiết bị lọc và khử bụi từ tháp sấy.71
3. Tính chọn quạt.73
4. Máy vận chuyển kiểu gàu tải.82
5. Máy vận chuyển kiểu băng tải.83
Chương 6: Tính toán giá thành sản phẩm.86
Chương 7: Vận hành và bảo trì hệ thống sấy.88
Chương 8: Bản vẽ.90
Tổng kết.91
Phụ lục.92
Tài liệu tham khảo.94

THỨ TỰ THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG SẤY

1. Chọn phương pháp sấy
Chọn phương pháp sấy nóng hay sấy lạnh là tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ mà
chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân sấy trước khi vào thiết bị sấy hay nhiệt độ mà
vật liệu sấy có thể chịu được. Thông thường, nếu không có yêu cầu gì đặc biệt thì ta chọn
hệ thống sấy nóng, do độ chênh lệch phân áp suất Pab – Pam có thể đạt được rất lớn nên
cường độ sấy lớn. Hơn nữa hệ thống sấy nóng không phải dùng máy lạnh và máy hút ẩm
nên chi phí đầu tư rẻ hơn và vận hành đơn giản hơn.
2. Chọn dạng hệ thống sấy
Sau khi đã quyết định phương pháp sấy, ta chọn hệ thống sấy. Khi đó cần căn cứ
vào hình dáng vật liệu sấy và năng suất sấy cũng như kinh phí đầu tư cho phép để chọn
dạng hệ thống sấy thích hợp. Trong trường hợp sấy các loại nông sản dạng hạt thì ta cũng
có thể nghĩ đến hệ thống sấy buồng, hệ thống sấy hầm, hệ thống sấy tháp, hệ thống sấy
thùng quay cũng như hệ thống sấy khí động hay hệ thống sấy tầng sôi. Căn cứ vào đặc
điểm của các hệ thống sấy này, năng suất sấy yêu cầu và những nhân tố khác ta có thể
chọn được hệ thống sấy thích hợp. Để sấy lúa sơ bộ khi mới thu hoạch, vì thời gian sấy
chỉ vài chục ngày một vụ lại phân bố rải rác ở từng hộ gia đình nên hiện nay người ta sử
dụng hệ thống sấy buồng đối lưu tự nhiên, hệ thống sấy tĩnh. Ngược lại, ở các kho bảo
quản hay các nhà máy xay xát, người ta thường dùng hệ thống sấy tháp hay sấy khí
động. Chọn dạng hệ thống sấy cũng là bài toán kinh tế kĩ thuật.
3. Chọn chế độ sấy
Sau khi đã chọn được hệ thống sấy thích hợp, ta căn cứ vào yêu cầu mà chủ yếu là
nhiệt độ và độ ẩm mà vật liệu sấy có thể chịu được để chọn chế độ sấy thích hợp. Đối với
lúa giống thì nhiệt độ sấy khoảng 40 ÷ 420
C và lúa thương phẩm 50 ÷ 900
C.
Ngoài ra, nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi thiết bị sấy cũng cần chọn đủ bé để giảm
tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi nhưng cũng phải đủ lớn để xa trạng thái bão hòa
để tránh hiện tượng đọng sương lên bề mặt vật liệu đã được sấy khô.
4. Chọn nguồn năng lượng và tác nhân sấy
Ngoài hệ thống sấy lạnh, nguồn năng lượng chỉ có thể là điện thì trong các hệ
thống sấy nóng, nguồn năng lượng ngoài điện năng còn có thể là hơi nước, khí đốt dầu
mỏ, than đá, củi và các phế liệu công nông nghiệp khác như trấu, bã mía… Ta chọn dạng
năng lượng trên cơ sở điều kiện cụ thể nơi xây dựng hệ thống sấy và tính toán kinh tế. Ở
Đồng Tháp, trấu là nguồn năng lượng dồi dào và nó dồi dào đến mức người ta không biết
phải làm gì để sử dụng hết nó ngoài việc đổ bỏ nó với lại chi phí cho 1kg trấu rất rẻ. Do
đó, hệ thống sấy này dùng trấu làm nguồn năng lượng đốt trực tiếp để lấy khói từ buồng
đốt gia nhiệt cho không khí cấp vào không gian sấy. Vì vậy, ta cần thiết kế thêm buồng
đốt cho hệ thống sấy.
5. Tính toán cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm của thiết bị sấy (thực hiện bài toán sấy
lí thuyết và sấy thực tế)
Khi đã chọn được dạng hệ thống sấy và chế độ sấy, ta tiến hành tính toán cân bằng
nhiệt ẩm của thiết bị sấy. Đây là nội dunng cơ bản của việc thiết kế một hệ thống sấy.
Mục đích của việc tính toán cân bằng nhiệt ẩm là tìm được lượng tác nhân sấy và nhiệt
lượng cần thiết trong một giờ. Khối lượng tác nhân sấy trong một giờ là một trong hai cơ
sở để chọn quạt (cùng với cột áp). Tính toán các tổn thất nhiệt.
6. Tính thể tích buồng đốt và các thiết bị phụ khác
Tính thể tích buồng đốt, tính cyclonee và các thiết bị khác.
7. Bố trí hệ thống sấy, tính trở lực và chọn quạt
Để chọn được quạt chúng ta cần bố trí cụ thể hệ thống sấy và căn cứ vào việc bố
trí này để tiến hành tính trở lực hệ thống. Khi đã có tổng trở lực và lưu lượng tác nhân
sấy cần thiết trong tính toán cân bằng nhiệt - ẩm của thiết bị sấy ta sẽ chọn được quạt.
8. Tính hiệu quả kinh tế của hệ thống sấy
Nội dung tính toán hiệu quả kinh tế của một hệ thống sấy đã được thiết kế gồm
các phần:
· Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
· Xác định chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng.
· Xác định được giá thành sản phẩm.
· Hiệu quả kinh tế xã hội mà hệ thống mang lại.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top