Download miễn phí Luận văn Hệ thống báo hiệu số 7 và ứng dụng của SS7 trong mạng viễn thông





Một chức năng thuộc về nguyên lý bên trong tổng đài là điều khiển. Khi tổng đài nhận một tín hiệu truy cập (off hook signal), hệ thống điều khiển phải phân phối thiết bị dùng chung cho cuộc gọi và cung cấp một đường dẫn cho nó bắt đầu từ đường dây gọi. Điều này hình thành nên nhóm thiết bị bị chiếm dụng lâu, thiết bị này cần thiết trong suốt cuộc gọi là loại thiết bị sử dụng ngắn hạn chỉ cần trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi. Loại thiết bị thứ hai bao gồm bộ thu và lưu trữ các chữ số cấu thành địa chỉ của thuê bao được gọi. Các chữ số này không những nhận dạng thuê bao được gọi mà còn cung cấp thông tin cần thiết để định tuyến cuộc gọi xuyên qua mạng.
Trong một tổng đài cơ, các chữ số được lưu giữ trong register và trong tổng đài SPC được lưu trữ trong bộ nhớ. Khi bộ nhớ đã được phân phối, một âm hiệu mời quay số được gửi đến thuê bao gọi để báo rằng tổng đài sẵn sàng tiếp nhận các chữ số địa chỉ. Vì tổng đài được thiết kế với các thiết bị lưu trữ trên cơ sở dự báo lưu lượng gọi đến thay cho lưu lượng tổng cộng tối đa khi các thuê bao thực hiện đồng loạt cuộc gọi, do đó có lúc thiếu bộ nhớ. Tuy nhiên thuê bao sẽ được thông báo điều này qua sự kiện (tạm thời) không có âm mời quay số từ tổng đài. Trong tổng đài SPC, khả năng này được giảm thiểu bằng cách gia tăng kích thước bộ nhớ, mặc dù điều này chỉ có ích khi năng lực xử lý bắt kịp với sự gia tăng tốc độ cuộc gọi đến.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyền thông tin số liệu giữa các lớp vận chuyển trong các hệ thống khác nhau. Lớp này có chức năng thiết lập, duy trì, cắt đấu nối giữa các hệ thống, xử lý địa chỉ và định tuyến qua các trung kế.
Lớp liên kết số liệu (DataLink Layer): Cung cấp một trung kế không lỗi giữa các lớp mạng. Lớp này có khả năng nhận biết lỗi, sửa lỗi, điều khiển lưu lượng và phát lại.
Lớp vật lý (Physical Layer): Cung cấp các chức năng về cơ điện và các thủ tục nguồn để hoạt hóa, bảo dưỡng và khóa các trung kế để truyền các bit giữa các lớp đường số liêu. Lớp vật lý còn có các chức năng biến đổi số liệu thành các tín hiệu phù hợp với môi trường truyền dẫn.
Trong mỗi lớp đều có 2 kiểu tiêu chuẩn:
Thứ nhất là tiêu chuẩn xác định dịch vụ: Định ra các chức năng cho từng lớp và các dịch vụ do lớp này cung cấp cho User hay cho lớp ngay trên nó.
Thứ hai là tiêu chuẩn về đặc tính của giao thức: Định rõ sự hòa hợp các chức năng bên trong một lớp trong hệ thống và lớp tương ứng trong hệ thống khác.
Thủ tục thông tin trong mô hình tham chiếu OSI:
Mỗi lớp trong mô hình cung cấp các dịch vụ riêng biệt đến những lớp trên nó. Các đặc tính ưu việt của cấu trúc phân cấp như trong mô hình tham chiếu OSI là giao thức trong một lớp có thể trao đổi mà không ảnh hưởng đến các lớp khác. Thực chất thông tin giữa các lớp chức năng luôn luôn được thực hiện trên một lớp tương ứng đối với các giao thức của lớp này. Chỉ có các chức năng trên cùng một lớp mới hiểu được nhau.
Trong hệ thống phát, giao thức cho từng lớp đư thêm vài thông tin vào số liệu nhận được từ lớp trên nó. Trong hệ thống thu, giao thức của mỗi thức được sử dụng để giải quyết cho từng lớp tương ứng. Khi số liệu đến được lớp ứng dụng ở phía thu, nó chỉ gồm số liệu thật mà lớp ứng dụng của phía phát đã gửi.
Thực chất, từng lớp thông tin với lớp tương ứng trong hệ thống khác. Kiểu thông tin như vậy được gọi là thông tin ngang mức do giao thức lớp điều khiển. Thôg tin được truyền từ lớp này đến lớp khác trong cùng hệ thống và từng lớp sẽ thực hiện thêm hay bớt các thông tin được gọi là dịch vụ nguyên thủy.
2.4.2 Mối tương quan giữa SS7 và OSI:
Hệ thống báo hiệu số 7 là một kiểu thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó được cấu trúc theo kiểu module rất giống với mô hình OSI, nhưng nó chỉ có 4 mức. Ba mức thấp nhất hợp thành phần chuyển giao bản tin MTP, mức thứ tư gồm các phần ứng dụng. SS7 không hoàn toàn phù hợp với OSI. Mối tương quan giữa SS7 và OSI được mô tả trong hình vẽ sau:
Hình 2.3 Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI
Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong phiên bản đầu tiên là thủ tục thông tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng (Connection Oriented), gồm 3 pha thực hiện là thiết lập đấu nối, chuyển số liệu và giải phóng đấu nối. Còn trong SS7, MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển không định hướng (Connectionless) chỉ có pha chuyển số liệu, do vậy việc chuyển số liệu sẽ nhanh hơn nhưng với số lượng ít.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ trong các ứng dụng nhất định, năm 1984 người ta phải đưa thêm phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP. SCCP đề cập đến dịch vụ vận chuyển trong cả mạng có định hướng đấu nối và không đấu nối, nó cung cấp một giao tiếp giữa các lớp vận chuyển và các lớp mạng để phù hợp với OSI. SCCP cho phép sử dụng SS7 dựa trên nền tảng của MTP, coi MTP như phần mang chung giữa các ứng dụng, sử dụng các giao thức OSI để trao đổi thông tin trong các lớp cao hơn.
OSI không những tạo ra một môi trường rộng mở hơn, mà còn có ý nghĩa là sản xuất và quản lý có thể tập trung trong các ứng dụng và sẽ không còn các vấn đề về đấu nối các hệ thống với nhau từ các nhà cung cấp khác nhau. Cấu trúc module của OSI còn cho phép sử dụng trực tiếp các thiết bị cũ trong các ứng dụng mới. OSI kết nối các lĩnh vực cách biệt là xử lý số liệu và viễn thông lại với nhau.
2.5. Cấu trúc chức năng phân hệ chuyển giao bản tin MTP
2.5.1. Cấu trúc chức năng của SS7
Phân cấp của hệ thống báo hiệu số 7 gồm 4 mức từ mức 1 đến mức 4, 3 mức thấp hơn đều nằm trong chuển giao bản tin MTP. các chức năng này được gọi là MTP mức 1, MTP mức 2, MTP mức 3
Mức 4
Mức3
(Q.704)
Mức 2
(Q.703)
Mưc 1
(Q.702)
Phần khách hàng
(user part)
Mạng báo hiệu
(signalling network)
Đường báo hiệu
(signalling link)
Đường số liệu báo hiệu
(signalling Data link)
MTP
Hình 2.4 Cấu trúc chức năng của SS7
MTP cung cấp một hệ thống vận chuyển không đấu nối để chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa các người sủ dụng.
Mức 4 được gọi là phần khách hàng hay còn gọi là phần người sử dụng. Phần khách hàng điều khiển các tín hiệu được xử lý bởi các thiết bị chuyển mạch. Các ví dụ điển hình của phần khách hàng là phần người sử dụng điện thoại (TUP) và phần người sử dụng ISDN (ISUP)
2.5.2. Cấu trúc chức năng MTP mức 1 (đường số liệu báo hiệu SDL )
Mức 1 trong phần chuyển giao MTP gọi là đường báo hiệu số liệu,nó tương đương với lớp vật lý (lớp 1) trong mô hình OSI.
Kênh truyền dẫn số
ST
DS
DCE
DCE
DS
ST
Đường báo hiệu số liệu
Hình 2.5. MTP mức 1
Trong đó : ST là kết cuối báo hiệu
DS là chuyển mạch số
DCE là thiết bị kết cuối trung kế số
Mức 1 định rõ các đắc tính vật lý, đặc tính điện và đặc tính chức năng của các đường báo hiệu đấu nối với các thành phần của hệ thống báo hiệu số 7.
Đường số liệu báo hiệu là mộ đường truyền dẫn gồm hai kênh số liệu hoạt động đồng thời trên cả hai hướng ngược nhau vớ cùng 1 tốc độ. Kết cuối báo hiệu tại từng đầu cuối tổ chức chức năng của MTP mức 2 để phát và thu các bản tin báo hiệu. tốc độ chuẩn của 1 kênh truyền dẫn số là 56Kb/s hay 64Kb/s, mặc dù tốc độ tối thiểu áp dụng là 4,8Kb/s. các ứng dụng quản trị mạng có thể sử dụng tốc độ thấp hơn 4,8Kb/s.
2.5.3. cấu trúc chức năng MTP mức 2 (đường báo hiệu SL)
Phần chuyển giao bản tin MTP mức 2 và MTP mức 1 cung cấp một đường số liệu cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được đấu nối trực tiếp. MTP mức 2 trùng với lớp liên kết số liệu (lớp 2) trong cấu trúc phân cấp của mô hình OSI.
Các chức nang điều khiển của MTP mức 2 là phát hiện lỗ có thể xảy ra trên đường truyền, khôi phục lại bằng cách truyền lại và điều khiển lưu lượng.
ST
DS
DCE
DCE
DS
ST
Đường báo hiệu số liệu
Kênh truyền dẫn số
Hình 2.6 MTP mức 2
Mức 2
Mức 2
*) Khuôn dạng bản tin
có 3 kiểu đơn vị bản tin (ki hiệu SU), chúng được phân biệt vói nhau bằng gái tri chứa trong trường chỉ thị độ dài (LI). Mỗi loại có chức năng khác nhau nhưng đều cấu trúc theo bản tin của kĩ thuật chuyển mạch gói. Ba kiểu đơn vị đó là :
+ Đơn vị báo hiệu bản tin MSU (Message Signaling Unit)
+ Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh báo hiệu LSSU (Link Status Signaling Unit)
+ Đơn vị báo hiệu lấp đầy FISU(Fill- in Signalling Unit)
Bit đầu tiên
MSU
LSSU
FISU
F
CK
SIF
SIO
LI
FC
F
8
16
8n, n>2
8
2
6
16
8
...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top