Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại xưởng Điện của bộ môn Thiết bị Điện-Điện tử

Nội dung của bài báo cáo của em bao gồm những phần sau đây:
Lời mở đầu:. .1
Chương I: Tóm tắt lý thuyết 5
1. Khái niệm chung về máy điện 5
1.1. Định nghĩa 5
1.2. Nguyên lý làm việc của máy điện. 5
1.3. Định luật cảm ứng điện từ. 5
1.4. Định luật về lực từ 6
1.5. Vật liệu chế tạo máy điện 6
1.6. Phân loại 7
1.7. Các thông số máy điện 8
2. Máy biến áp 9
2.1. Khái niệm chung 9
2.2. Định nghĩa 9
2.3. Nguyên lý làm việc 9
2.4. Vật liệu, cấu tạo: 11
2.4.1. Lõi thép 11
2.4.2. Dây quấn 11
2.4.3. Vỏ máy 12
2.5. Phân loại máy biến áp 12
3. Máy điện quay 13
3.1. Khái niệm chung 13
3.2. Nguyên lý làm việc 13
3.3. Cấu tạo, vật liệu 14
3.4. Phân loại 14
3.5. Các thông số máy điện quay 15
Chương II: Kiểm nghiệm lý thuyết qua các thí nghiệm 16
1. Quấn máy biến áp tự ngẫu một cuộn dây . . . 15
1.1 Các thông số của máy biến áp 16
1.2 Cách xác định tiết diện của lõi thép 16
1.3 Số vòng dây của máy biến áp tự ngẫu 16
1.4 Thông số dây quấn 17
1.5 Quấn dây 17
2. Quấn dây cho stato động cơ không đồng bộ.16
2.1 Các công thức tính toán dây quấn thực tế 17
2.2 Nhóm dây quấn và cách phân bố các bối dây 18
2.2.1 Nhóm dây quấn 18
2.2.2 Cách phân bố dây quấn 19
2.3 Cách thành lập sơ đồ dây quấn phần ứng 19
2.3.1 Cơ sở thành lập: 19
2.3.2 Bài tập thực hành: 20
Chương III: Quá trình thực hành 23
1. Quá trình quấn máy biến áp tự ngẫu.22
1.1 Các bước chuẩn bị trước khi quấn.22
1.2. Quá trình quấn dây 23
1.3. Quá trình lắp máy và chạy máy 24
2. Quá trình quấn dây stato động cơ ba pha với dây quấn đồng khuôn phân tán một lớp. (với Z=24, 2p=4, y=5, q=3) 24
2.1 Các bước chuẩn bị trước khi vào dây 24
2.2 Thứ tự vào dây 26
2.3 Lót cách điện 26
2.4 Đấu dây 26
3. Quấn dây động cơ ba pha stato 36 rãnh với dây quấn đồng tâm tập trung 1 lớp (Z=36, 2p=4, y=9, q=3) 27
3.1 Các bước chuẩn bị. 27
3.2 Quấn dây vào khuôn. 27
3.3 Cách điện rãnh 27
3.4 Vào dây 27
3.5 Quá trình đấu dây 28
3.6 Cấp điện, chạy máy 29
Chương IV: Kết quả thực tập 31
Chương V: Tổng kết 33

Tóm tắt nội dung tài liệu:

loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức năng, theo dòng điện (một chiều hay xoay chiều), theo nguyên lý làm việc. ở đây ta phân loại theo nguyên lý biến đổi năng lượng :
Máy điện tĩnh:
Máy điện tĩnh thường gặp là các loại máy biến áp. máy điện tĩnh làm việc dựa trên các hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông, giữa các quận dây không có sự chuyển động tương đối với nhau. Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ,quá trình biến đổi có tính chất thuận nghịch. ví dụ như máy biến áp biến đổi điện năngcó các thông số U1, I1, t1 thành điện năng có các thông số mới U2, I2, t2 ,hay ngược lại biến đổi hệ thống điện U2, I2, t2 thành hệ thống điện U1, I1, t1.
Máy điện quay (quay hay chuyển động thẳng):
Nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra. Loại máy điện này thường dùng để biến đổi năng lượng. Ví dụ như biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện) hay biến đổi cơ năng thành điện ( máy phát điện). Quá trình biến đổi có tính chất thuận nghịch nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát hay động cơ điện. Máy điện quay được chia thành hai loại là: máy điện xoay chiều và máy điện một chiều. Máy điện xoay chiều có thể phân thành máy điện đồng bộ, máy điện không đồng bộ và máy điện xoay chiều có vành góp.
Các thông số máy điện
Mỗi một máy điện có một bộ các thông số định mức để đảm bảo khi vận hành máy có thể đạt được hiệu suất cao nhất, ổn định và an toàn nhất đồng thời đảm bảo độ bền, tuổi thọ máy. Qua các thông số của máy điện ta cũng có thể chọn được loại máy điện phù hợp với yêu cầu sử dụng
Các thông số nói chung thường dùng là: Các điện áp định mức, dòng định mức, dung lượng và công suất định mức, tốc độ định mức.
Máy biến áp
Khái niệm chung
Máy biến áp là bộ phận không thể thiếu trong việc truyền tải điện năng. Như chúng ta đã biết khi truyền tải điện năng nếu điện áp càng cao thì dòng điện trên dây sẽ giảm xuống từ đó hao phí năng lượng trên đường dây sẽ giảm xuống làm giảm chi phí đầu tư do không phải mua dây có tiết diện lớn và đầu tư cho xây dựng đường dây. Trong thực tế các máy phát điện chỉ có thể sản sinh ra điện áp vào khoảng từ 0.4-6kV do đó để có được điện áp cao 35,110,220,500kV truyền tải trên các đường dây ta cần có máy biến áp để tăng áp. Và khi điện truyền tải đến nơi người tiêu dùng thì cần giảm xuống theo mức điện áp mà hộ tiêu thụ yêu cầu. Trong hệ thống điện lực, muốn truyền tải và phân phối công suất từ nơi sản xuất điện năng đến nơi tiêu dùng cần qua nhiều cấp tăng áp và hạ áp. Do đó nhiệm vụ của máy biến áp không chỉ thay đổi điện áp mà còn là bộ phận phân phối năng lượng.
Định nghĩa
Máy biến áp là thiết bị từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi các thông số (U,I) của dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
Nguyên lý làm việc
Như đã nói ở trên, máy biến áp làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ:
N1
W1
N2
W1
U1
W1
I1
W1
I2
W1
I2
W1
Xét sơ đồ nguyên lý của máy biến áp trên hình vẽ sau:
Máy biến áp trên hình vẽ là máy biến áp một pha hai dây quấn. Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây và dây quấn thứ cấp có W2 vòng dây. Cả hai cuộn dây được quấn trên một lõi sắt. Lõi sắt được cấu tạo từ nhiều là thép kỹ thuật điện. Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào 2 đầu của cuộn dây sơ cấp thì trong lòng của cuộn dây sẽ xuất hiện một từ thông biến thiên với tần số bằng tần số của dòng điện trong cuộn sơ cấp. Từ thông này móc vòng với cả 2 cuộn dây 1 và 2. Nó sinh ra sđđ cảm ứng và trên các cuộn dây sơ cấp và thứ cập. Khi nối 2 đầu của cuộn dây sơ cấp với tải nó sẽ sinh ra hiệu điện thế U2 và dòng điện I2 trên tải. Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được chuyển từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp.
Giả sử điện áp xoay chiều đặt vào 2 đầu của cuộn sơ cấp là một điện áp hình sin thì từ thông nó sinh ra cũng là một hàm số hình sin:
Theo định luật cảm ứng điện từ, sđđ cảm ứng sinh ra trong các dây quấn sơ cấp và thứ cấp sẽ lần lượt là:
Trong đó:
là giá trị hiệu dụng của các sđđ dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
Từ các biểu thức ở trên ta thấy sđđ cảm ứng trong dây quấn chậm pha so với từ thông sinh ra nó một góc.
Hệ số máy biến áp:
Người ta định nghĩa hệ số máy biến áp là tỷ số giữa các đại lượng sau:
Vật liệu, cấu tạo:
Máy biến áp được cấu tạo từ ba bộ phận chính: lõi thép, dây quấn và vỏ máy. Tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau mà chúng được cấu tạo từ những loại vật liệu khác nhau.
Lõi thép
Lõi thép được dùng làm mạch dẫn từ, đồng thời làm khung để quấn dây quấn. Theo hình dáng lõi thép, người ta chia ra máy biến áp kiểu lõi và máy biến áp kiểu bọc.
Lõi thép máy biến áp được làm từ tôn silic cán nguội dị hướng, để từ thông luôn đi theo chiều cán là chiều có từ dẫn lớn, lá thép được ghép từ các lá tôn được cắt chéo một góc nhất định. Cách ghép này dùng trong các mạch từ có độ dày tấm tôn trong khoảng từ 0.20-0.35 mm. Khi bề dày tấm tôn nhỏ hơn 0.20 mm người ta dùng công nghệ mạch từ quấn lá tôn vô dịnh hình dày 0.10 mm.
Lõi thép của máy biến áp bao gồm 2 phần.
- Phần trụ: là phần để quấn dây.
- Phần gông: Kết nối các phần trụ lại và tạo thành mạch từ kín.
Trụ và gông được ép chặt với nhau bằng ốc vít.
Dây quấn
- Công dụng: là bộ phận dẫn điện của máy biến áp, làm nhiệm vụ thu năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Kim loại dùng làm dây quấn thường bằng đồng. Theo cách quấn dây sơ cấp và thứ cấp ta có thể chia thành hai loại. Dây quấn đồng tâm và dây quấn xem kẽ.
Dây quấn đồng tâm
Là dây quấn mà ở tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Dây quấn hạ áp thường quấn ở phía trong còn dây quấn cao áp quấn ở bên ngoài để tận dụng quận hạ áp làm lớp phân cách giữa cuộn cao áp và trụ. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính là:
- Dây quấn hình trụ: Nếu tiết diện dây nhỏ thì dùng dây tròn, quấn nhiều lớp. Nếu tiết diện dây lớn thì dùng dây bẹt và quấn thành hai lớp. Dây quấn hình trụ dây tròn thường dùng làm dây quấn cao áp, điện áp tới 35 kV, dây quấn hình trụ bẹt dùng chủ yếu làm dây quấn hạ áp với điện áp từ 6kV trở xuống. Nói chung dây qấn hình trụ thường dùng cho các máy biến áp có dung lượng 630kVA trở xuống.
- Dây quấn hình xoắn: Gồm nhiều dây bẹt chập lại quấn theo đường xoắn ốc, giữa các vòng dây có rãnh hở. Hình kiểu này thường dùng cho các máy biến áp có dung lượng trung bình và lớn.
- Dây quấn xoáy xoắn ốc liên tục : làm bằng dây bẹt và khác với dâu quấn hình xoắn ốc ở chỗ dây quấn này được quấn thành những bánh răng dây phẳng cách nhau bằng những rãnh hở. Bằng cách hoán vị đặc biệt trong khi qu

Link download cho anh em
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top