kvltdf

New Member

Download miễn phí Luận văn Cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay





Thực tế qua hơn 20 năm phát triển theo mô hình KTTT định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện về cơ bản. Nhờ kinh tế phát triển, chúng ta có điều kiện để giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách đối với những người có công với cách mạng; tăng đầu tư cho văn hoá, giáo dục, dạy nghề v.v.Cũng nhờ kinh tế phát triển bền vững, tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, kể cả vào thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế như hiện nay mà tình hình chính trị - xã hội đã luôn giữ được ổn định, niềm tin của nhân dân vào CNXH ngày càng được củng cố, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao hơn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hính trị đối ngoại của Nhà nước ta. Với những bước tiến trong tư duy và hoạt động thực tiễn, chiến lược và chính sách đối ngoại đổi mới đã góp phần hình thành phong cách ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: vừa giữ vững các nguyên tắc, vừa linh hoạt sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể; vừa kế thừa thành tựu của quá khứ, vừa chủ động bổ sung, phát triển; vừa tiếp tục thực hiện mục tiêu giai cấp, vừa nhấn mạnh mục tiêu, lợi ích dân tộc chân chính. Chiến lược và chính sách đối ngoại đổi mới, vì vậy, cũng góp phần làm cho con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Năm nội dung chủ yếu nêu trên, mặc dù chưa bao quát hết quá trình vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, đã thể hiện sự kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Chúng phản ánh một số vấn đề và đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới tư duy lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn mà những người cộng sản và nhân dân Việt Nam thực hiện dưới ánh sáng của phép biện chứng duy vật và thế giới quan cách mạng. Những gì đã đạt được là thật sự to lớn và rất đáng trận trọng, nhưng vẫn chưa đáp ứng hết đòi hỏi của cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng hiện nay. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã biết cách bảo vệ, kiên định và trung thành một cách sáng tạo với chủ rnghĩa Mác-Lênin bằng cách bổ sung vào học thuyết này những nội dung mới như sự phát triển tất yếu, logíc của nó trong thời đại ngày nay. Với sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước và thế giới trong gần 25 năm đổi mới vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong vai trò lãnh đạo nhân dân khắc phục khủng hoảng, duy trì ổn định chính trị xã hội, tăng trưởng kinh tế khá cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những thành tựu này có được trước hết là nhờ bản lĩnh và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, trong đó có bản lĩnh kiên định và năng lực sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác-Lênin biểu hiện ra như sự vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.
2.2. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁI PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM
Xét về bản chất, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam chính là con đường mà Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh đã chỉ ra, được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Con đường đi lên CNXH của Việt Nam hiện nay chính là sự tìm tòi, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt gần 25 năm đổi mới. Con đường này có sự kế thừa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và phát triển sáng tạo những nội dung mới mà Mác, Ăngghen, Lênin chưa đề cập đến. Có thể xem đây là những đóng góp mới về mặt lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để có được bức tranh tổng thể về quá trình hình thành, phát triển của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam như là sản phẩm tất yếu của sự vận dụng, kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong xây dựng CNXH, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số nội dung chính, thành tựu và hạn chế chủ yếu của việc vận dụng và kết hợp đó trong xây dựng CNXH ở Việt Nam về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.
2.2.1 Về kinh tế
Khi nói đến những vấn đề mang tính phổ biến và đặc thù của con đường đi lên CNXH ở nước ta, trước hết phải đề cập chúng trong lĩnh vực kinh tế. Bởi kinh tế chính là vấn đề có vai trò nền tảng, “cái quyết định cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới” như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra. Nói đến kinh tế với tính chất là một yếu tố quyết định cho thắng lợi của xã hội mới - xã hội XHCN, thì KTTT định hướng XHCN trở thành vấn đề cốt lõi. Đây được coi là mô hình kinh tế của con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tại Đại hội X, Đảng ta coi đây chính là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H., 2006, tr. 69.
.
KTTT được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong CNTB và nó được coi như một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, một giai đoạn tất yếu phải trải qua đối với mọi quốc gia trên thế giới chính là nền KTTT. Phát triển KTTT trở thành vấn đề mang tính phổ biến, cái chung của tất cả các nước trên con đường phát triển cũng như đối với Việt Nam nói riêng trong quá trình xây dựng CNXH.
Vấn đề mang tính phổ biến với sự phát triển logic khách quan của KTTT được lý giải cả trên cơ sở lý luận và thực tiễn lịch sử. Về mặt lý luận, KTTT - thực chất là tên gọi khác của kinh tế hàng hoá khi đã phát triển ở trình độ cao - được xác định không phải chỉ là sản phẩm của xã hội có chế độ tư hữu mà nó gắn với xã hội có cả hình thức sở hữu mang tính cộng đồng. C.Mác viết rằng,“…sự trao đổi các sản phẩm phát sinh ở những điểm tiếp xúc giữa các gia tộc, thị tộc, cộng đồng khác nhau, vì ở thời kỳ đầu của nền văn minh thì không phải là những cá nhân riêng biệt mà là các gia tộc, thị tộc, v..v..mới tiếp xúc với nhau như những đơn vị độc lập” C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Sđd, tr. 510-511.
và “…sự chuyển hoá sản phẩm thành hàng hoá là kết quả của sự trao đổi giữa các công xã khác nhau, chứ không phải giữa những thành viên của cùng một công xã” C. Mác và Ph. Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr. 270.
. Vấn đề có tính phổ biến của KTTT không chỉ được các nhà kinh điển Mác-Lênin chỉ ra mà nhiều nhà kinh tế - chính trị trên thế giới cũng đã khẳng định như vậy. Nhà hoạt động chính trị Khả Tri Chính, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Nhật bản cho rằng, “con đường “thông qua kinh tế thị trường đi tới chủ nghĩa xã hội” là có tính phổ biến trong phạm vi thế giới” . Ông khẳng định rằng: “quá trình đi tới chủ nghĩa xã hội chính là quá trình thành phần xã hội chủ nghĩa từng bước ra đời trong kinh tế thị trường, tính hợp lý và ưu thế của nó được kiểm nghiệm trong kinh tế thị trường” Phát triển và sáng tạo: Chủ nghĩa xã hội thế giới ở đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận, số 4/2006, tr. 53-54.
. Về mặt thực tiễn, cho đến nay trên thế giới chưa có nước nào trong quá trình phát triển của mình mà lại không thực hiện phát triển KTTT. Một nhà nghiên cứu kinh tế - chính trị người Đức, ông Buri, sau khi đúc kết từ thực tiễn đã khẳng định rằng, “bất cứ một xã hội nào cũng đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top