Download miễn phí Đề tài Quảng cáo và quảng cáo trên báo dưới góc độ tâm lý học có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để cho nó ra đời và tồn tại





MỤC LỤC
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
I-Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II 2
NỘI DUNG 2
I. Khái niệm quảng cáo và quảng cáo thương mại 2
II. Cơ sở tâm lý của quảng cáo 4
III. Đặc điểm và bản chất của quảng cáo 9
III. Chức năng tâm lý của quảng cáo 10
1. Chức năng truyền bá: 11
2. Chức năng gợi dẫn. 11
3. Chức năng giáo dục. 11
4. Chức năng tiết kiệm của quảng cáo. 12
IV. Một vài nét về lịch sử phát triển hoạt động quảng cáo ở Việt Nam 12
V-Truyền thông qua ấn phẩm báo chí - phương tiện quảng cáo cơ bản 14
PHẦN BA 18
KẾT LUẬN 18
Tài liệu tham khảo 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c tuyên truyền trong các lĩnh vực khác. Để đánh bại đối thủ trong cạnh tranh, chỉ được phép tuyên truyền quảng cáo những mặt tốt về những sản phẩm của chính nhà máy, công ty mình sao cho khách hàng tin yêu và khuyến khích họ đến mua hàng. Muốn làm được, điều đó quảng cáo phải dựa trên cơ sở tâm lý học, mà dẫn dụ một cách trung thực, không được phép bôi xấu, xuyên tạc đối thủ. Vì vậy, khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, các nhà kinh doanh, quảng cáo cần nắm vững các quy luật, cơ chế của quá trình chú ý, hứng thú, nhận thức, và hành động mua hàng. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng quy luật tâm lý được vận dụng trong quảng cáo.
Quảng cáo khi nhắm vào bất kỳ một đối tượng nào (người tiêu dùng hay cơ quan xí nghiệp) đều nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Muốn làm được điều đó, trươc hết quảng cáo phải gây được chú ý ở khán giả. Chú ý là sự tập trung ý thức của một con người vào một đối tượng nào đó, nhằm mục đích nhận thức đối tượng và chỉ huy hoạt động có kết quả. Trong quảng cáo, chú ý là sự định hướng các cơ quan thụ cảm vào các thông tin quảng cáo. Ví dụ: đọc các mục quảng cáo trên báo, tạp chí; xem các hình ảnh quảng cáo trên truyền hình hay quan sát các panô, aphích ngoài trời…Thông thường ở khách hàng có hai loại chú ý: chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định. Chú ý có chủ định chỉ xuất hiện khi khách hàng có nhu cầu cần mua một loại hàng hoá nào đó. Ví dụ: một gia đình có nhu cầu mua một cái tivi màn hình phẳng 29 ich, mua tủ lạnh cho mùa hè… chính nhờ các nhu cầu này đã thúc đẩy họ chăm chú theo dõi các mục quảng cáo. Như vậy, chú ý có chủ định là sự tri giác có mục đích do nhu cầu đặt ra. Mục tiêu của quảng cáo nhắm vào nhu cầu cơ bản là kích thích nhu cầu về một nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, sự chú ý có chủ định lại được dựa trên cơ sở của sự chú ý không có chủ định. Sự tác động mạnh của quảng cáo dẫn đến ghi nhớ không có chủ định, ghi nhớ trong óc, tới khi có nhu cầu mua loại hàng ấy thì sẽ đến chính cửa hàng để mua.
Con người đã bị tác động bởi các doanh nghiệp, những người này đã khéo léo khai thác những mối lo, niềm hi vọng, và nỗi sợ của con người. Các doanh nghiệp đã gợi nên những xúc cảm và đánh vào tâm lý con người bằng cách làm cho con người cảm giác rằng những sản phẩm của họ giúp con người đạt được sự cân bằng, sự chấp nhận trong xã hội, thậm chí xây dựng được tình yêu. Người ta đã bị thúc đẩy để mua những thứ mình thực sự không cần thay vì mua sắm những thứ thiết yếu thoả mãn những nhu cầu cơ bản hơn như thực phẩm hay quần áo. Đó là một quảng cáo thành công nó đã gây được sự chú ý ở khán giả, gây ra chủ thể sự tri giác bởi các mục quảng cáo hấp dẫn, giật gân, mang tính độc đáo, sôi động dẫn họ đến hành động mua hàng bản chất của hoạt động này chính là ở đặc tính tâm lý của con người là hay hiếu kỳ, thích tìm hiểu những cái mới lạ. Sự chú ý này được lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự ghi nhớ không có chủ định, các tên hãng, các danh mục, đồ vật hay nhu yếu phẩm. Ví dụ: quần jean CK, Tommy, Moschino, bia Sài Gòn, Henniken, sữa cô gái Hà Lan, sữa ông thọ; xe máy của hãng Honda, Yamaha, giầy Adidas, giầy Thượng Đình…. đền khi có nhu cầu mua các sản phẩm trên, người ta sẽ mau chóng tìm thấy các mục quảng cáo để nhớ lại địa chỉ mua hàng.
Như vậy, chú ý có chủ định được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu, của trí nhớ và sự chú ý không có chủ định. Nó được nảy sinh trong hai điều kiện: một là, vật kích thích phải mới lạ, độc đáo - đây là những nhân tố khêu gợi tính tò mò, tính ham hiểu biết của con người. Hai là, cường độ của vật kích thích phải đủ mạnh để tạo nên hưng phấn và ức chế được các hưng phấn khác. Các hình ảnh, các mục quảng cáo phải tạo ra mức độ chú ý cao thu hút khán giả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các kích thích không được quá ngưỡng, một kích thích để gây ra các cảm giác phải nằm trong ngưỡng tối đa và tối thiểu.
Áp dụng các quy luật trên, các nhà quảng cáo mới làm ra những bộ đèn nhấp nháy, những tranh cổ động rất mới lạ, những pha gay cấn, nguy hiểm, gây cười trong các mục quảng cáo trên truyền hình, là nhằm gây sự chú ý không có chủ định. Trong quảng cáo, muốn duy trì được sự chú ý của mọi khách hàng, tránh nhàm chán thì các nhà quảng cáo phải luôn luôn đổi mới nội dung, hình thức quảng cáo. Phải luôn tự làm mới mình, có như vậy quảng cáo mới tạo ra được một sức thu hút riêng mạnh mẽ để nhằm đạt mục đích quảng cáo.
Trong hoạt động quảng cáo các nhà quảng cáo đã sử dụng những quy luật tâm lý sau để chi phối sự chú ý ở khách hàng vào các tiết mục quảng cáo :
1. Quy luật thói quen chi phối sự chú ý: Biểu hiện rõ nhất của sự chi phối của quy luật này là mọi hành động, trí nhớ, chú ý được lặp đi lặp lại thành thói quen sẽ giúp cho con người tiết kiệm được nhiều năng lượng, ý chí. Thói quen như chúng ta đã biết là những hành vi không cần sự nỗ lực, hành động đã trở thành tự động hoá, nhanh, chính xác. Những tiết mục quảng cáo hấp dẫn, thường xuyên cũng gây ra thói quen chú ý không có chủ định rất tốt cho con người.
2. Quy luật tiết tấu - chu kỳ : Sự chú ý của con người có lúc mạnh, lúc yếu theo một chu kỳ nhất định. Vì vậy các nhà kinh doanh và quảng cáo phải biết duy trì sự chú ý của khách hàng bằng từng chiến dịch quảng cáo ngắn, dài sao cho phù hợp với tâm sinh lý của con người.
3. Quy luật nhu cầu kích thích chú ý : Tất cả mọi mua sắm đều xuất phát từ nhu cầu mà người tiêu dùng thấy rằng trong tình trạng hiện tại của mình còn có chỗ trống: Không có sản phẩm và trong tình trạng lý tưởng: có sản phẩm. Nếu bạn đói bụng thì tất nhiên bạn có nhu cầu muốn ăn, khát thì muốn uống, nếu bạn thấy cuộc sống của mình thiếu hứng thú, bạn có thể phát sinh nhu cầu đi nghỉ mát, thay đổi công việc hay ghi tên vào một lớp học ngoại ngữ… Trong các loại nhu cầu của con người có nhu cầu thuộc về nhu cầu tự nhiên và có cả nhu cầu xã hội. Các nhu cầu tự nhiên như ăn uống, mặc, làm đẹp cho con người gọi chung là nhu cầu vật chất, nhu cầu này theo đà phát triển của xã hội dần sẽ được nâng cao: ăn phải ngon, mặc đẹp… đây là những nhu cầu cơ bản mà các nhà kinh doanh cần tập trung vào các nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, giữa nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội (nhu cầu được kính trọng, nhu cầu được thể hiện) là sự phát triển tất yếu các cấp độ nhu cầu của con người từ thấp lên cao. Nhu cầu kích thích chú ý, bởi lẽ nhu cầu là một khái niệm bao hàm trong nó cốt lõi của mọi hành động. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết nhu cầu còn là một khái niệm vượt ngoài giá trị vật chất của sản phẩm, là một yếu tố rất quan trọng trong khâu thiết kế quảng cáo của nhiều doanh nghiệp. Động cơ thúc đẩy người mua hàng thường phản ánh nhu cầu hơn là phản ánh các giá trị vật chất của sản phẩm. Các nhu c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ hàng hóa con thoi Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ngôn ngữ quảng cáo mỹ phẩm của tiếng Hán hiện đại và cách dịch sang tiếng Việt Ngoại ngữ 0
Y Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu công ty quảng cáo và truyền thông ADCOM Luận văn Kinh tế 0
M Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH quảng cáo và tm P&G Kiến trúc, xây dựng 0
L Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công ty cổ phần quảng cáo đông Nam Luận văn Kinh tế 0
A Giá thành sản phẩm tại công ty tạo mẫu in và quảng cáo Prin Tad Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và so sánh hai quảng cáo Bia Heineken và Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực ở công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad Công nghệ thông tin 0
A Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top