hanhphuc.72611

New Member

Download miễn phí Khóa luận Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 lịch sử những phép đo lường và trắc nghiệm 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2. ở nước ta 8
1.2. Các khái niệm 9
1.2.1. Trắc nghiệm là gì? 9
1.2.2. Trắc nghiệm khách quan là gì? 13
1.2.3. Các tiêu chuẩn để đánh giá các câu TN và bài thi TNKQ 25
1.2.4. Lý thuyết ứng đáp câu hỏi và mô hình Rasch 42
CHƯƠNG 2: LẬP DÀN BÀI TRẮC NGHIỆM 49
2.1. Mục đích của bài TN 49
2.2. Phân tích nội dung môn học 49
2.3. Thiết lập dàn bài TN 50
2.4 Quá trình thực hiện. 50
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 52
3.1. Phân tích bài tn 52
3.1.1. Phân tích câu TN 52
3.1.2. Phân tích bài TN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh kép, không để học sinh đoán được câu trả lời nhờ chiều dài của câu, nên dùng các từ định tính hơn định lượng
Phương pháp chấm điểm loại TN đúng sai:
Có hai phương pháp được áp dụng cho loại TN đúng sai:
Phương pháp thứ nhất là cho mỗi câu trả lời đúng một điểm và không kể đến câu sai hay không làm.
Phương pháp thứ hai thường dùng hơn đếm số câu trả lời đúng R và trừ đi số câu trả lời sai W . Công thức tính điểm khi đó sẽ là:
Điểm số = Số câu đúng R - Số câu sai W
Nguyên nhân dùng công thức này là, theo lí thuyết, một học sinh không biết gì, dùng cách đoán mò, có thể trả lời 50 câu và sai 50 câu trong một bài 100 câu hỏi. Nhiều nhà TN cho rằng một người đoán mò như thế phải bị điểm không, nên điểm số của học sinh trên bằng số câu hỏi đúng nhờ may rủi (50) trừ số câu sai (50). Nhiều chuyên viên TN như W.B.Michacl, J.A.R.Wilson và M.C Robeck (1969) khuyên không nên dùng công thức hiệu chỉnh cho số câu TL sai trừ trường hợp bài TN tốc độ. Việc dùng công thức hiệu chỉnh thường đưa vào một nguồn sai số làthói quen trả lời câu hỏi theo một khuynh hướng nào đó (liều lĩnh hay thận trọng) sẽ làm giảm giá trị của bài trắc nghiệm.
1.2.2.3.4. Trắc ngiệm có nhiều phương án trả lời (MCQ).
ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về một số loại câu hỏi TNKQ và cũng thấy được rằng các loại đó vẫn còn nhiều nhược điểm. Một loại câu hỏi mà khắc phục được nhiều nhược điểm đó chính là TN-MCQ (TN có nhiều phương án TL). Đây là dạng TNKQ được ưa chuộng nhất, thường được kí hiệu là MCQ.
Đặc điểm: Một CH loại này gồm một phần phát biểu chính,thường gọi là lời dẫn, hay CH, và bốn, năm, hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để TS chọn ra câu TL đúng nhất, hay hợp lí nhất. Ngoài một câu đúng, các câu TL khác trong các phương án chọn lựa phải có vẻ hợp lí với TS.
Ưu điểm của TN-MCQ:
Có thể đo được các mức khả năng tâm linh khác nhau. Với sự phối hợp của nhiều phương án TL để chọn cho mỗi CH có thể kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau một cách khá toàn diện.
Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò may rủi của học sinh giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi TLCH. Tính chất tuyệt đối trong loại đúng sai nhường chỗ cho tính chất tương đối khi HS phải chọn lựa câu TL đúng nhất hay hợp lí nhất trong số các phương án TL đã cho.
Tính chất giá trị tốt hơn do dạng TN này có thể đo được đầy đủ các mức tâm linh khác nhau như: nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Có thể phân tích được tính chất mỗi CH. Dùng phương pháp phân tích câu hỏi, chúng ta có thể xác định câu nào dễ quá, câu nào khó quá, câu nào mơ hồ hay không giá trị đối với các mục tiêu cần TN. Ngoài ra, chúng ta có thể xét xem câu TL cho sẵn nào không ích lợi, hay làm giảm giá trị CH. Phương pháp này không thực hiện với loại CHTL, hay khó thực hiện với loại TN khác.
Tính khách quan khi chấm bài thi. Dựa vào máy, bài thi được quét và vào điểm một cách hoàn toàn khách quan. Ngay cả những khi bài thi được chấm bằng tay thì điểm số trên bài thi của TS cũng không phụ thuộc vào người chấm vì TNMCQ không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, hay khả năng diễn đạt tư tưởng.
Ngoài ra, TNMCQ còn có tất cả các ưu điểm khác của TNKQ.
Nhược điểm của loại CHTNMCQ:
Ngoài những nhược điểm của CHTNKQ so với TL mà ta đã so sánh ở trên thì TNMCQ còn có những tồn tại sau:
Khó soạn CH. Việc soạn CHMCQ sẽ mất nhiều thời gian và sự công phu mới viết được những CH đạt tiêu chuẩn, đúng kĩ thuật. Yêu cầu đặt ra ở đây là phải chọn ra phương án đúng nhất trong khi các phương án nhiễu đề ra cũng phải có vẻ hợp lí. Qua đó ta mới có thể đo được các mục tiêu đã định sẵn và các mức kĩ năng cao hơn mức nhớ.
Đối với những TS học khá thường khó chịu với những CH mà họ có thể có phương án TL hay hơn. Vì vậy khi soạn CH thì GV phải cố gắng soạn để có câu TL tốt nhất và hay nhất.
Còn có những nhược điểm khác là: tốn nhiều giấy để in CH, và TS sẽ phải tốn nhiều thời gian để đọc CH.
Nếu so với CHTL thì CHMCQ không thể đo được khả năng giải quyết vấn đề khéo léo hay khả năng phán xét , nhìn nhận vấn đề của TS.
Các quy tắc khi soạn CHTNMCQ:
Một yếu tố không thể thiếu trong TNMCQ là phần chính, hay câu dẫn của CH phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Các câu TL để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. Tránh dùng những câu có vẻ như CH loại "đúng, sai" không có liên hệ với nhau sắp chung một chỗ.
Phần chính của câu hỏi nên mang chọn ý nghĩa và phần câu TL để chọn nên ngắn gọn. Tránh những từ rườm rà không cần thiết để diễn tả ý nghĩa câu hỏi.
Nên có nhiều phương án TL để TS lựa chọn nhưng cũng không nên nhiều quá gây rối cho TS, làm giảm giá trị của những mồi nhử. Nếu phương án chọn ít qúa sẽ làm tăng yếu tố may rủi nên dừng lại ở bốn hay năm phương án.
Đối với câu hỏi: a) Nên tránh thể phủ định, hay hai thể phủ định liên tiếp, nếu có thì phải gạch chân hay viết hoa để TS chú ý hơn.
b) Câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận, hay khả năng áp dụng các nguyên lí vào các trường hợp mới thì phải trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau và mới mẻ.
Nếu câu hỏi đề cập đến vấn đề nhiều tranh luận thì phải nêu rõ nguồn gốc, quan điểm... trong lời dẫn.
Đối với các phương án TL:
Phải chắc chắn chỉ có một câu đúng.
Độ dài các câu phải gần bằng nhau.
Phải đồng nhất với nhau. Tính chất đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hay cùng là động từ, tính từ, danh từ.
Lưu ý đến những điểm liên hệ về văn phạm giúp TS nhận biết câu TL.
Không nên dùng hai phương án trái nghĩa nhau làm cho TS chỉ chú ý đến hai phương án này. Điều này làm cho câu hỏi TNMCQ giông dạng TN " đúng sai".
Phương án đúng nên đặt một cách ngẫu nhiên ở các vị trí và không nên dùng các từ mang ý nghĩa chung chung như: “không câu nào trên đây đúng” hay “tất cả các câu trên đây đều đúng”.
Phương án cho điểm loại câu hỏi MCQ:
Giả sử một TS có số câu TL đúng là R và số câu TL sai là W với số phương án TL cho sẵn để lựa chọn là k thì công thức thường được dùng để chấm điểm là:
Điểm =
Đây là công thức có hiệu chỉnh do yếu tố đoán mò may rủi. Nguyên nhân là do nếu bài thi gồm có 60 câu, mỗi câu có năm phương án lựa chọn. Xác suất để một người đoán mò đoán đúng là 20% tức là 12 câu, và sẽ trả lời sai là 48 câu. Chia 48 cho (5-1) thì ta được 12. Khi trừ con số này cho 12 câu trả lời đúng chỉ nhờ may mắn, người đó sẽ được điểm không. Tuy nhiên nhiêu công trình và nhiều tác giả cho thấy là việc áp dụng công thức là không cần thiết vì sẽ dùng điểm âm.
1.2.3. Các tiêu chuẩn để đánh giá các câu TN và bài thi TNKQ
1.2.3.1. Các mức độ mục tiêu trong lĩnh vực nhận thức
1.2.3.1.1. Các mức kĩ năng trong lĩnh vực nhận thức
Theo B. S. Bloom, các hoạt động giáo dục bao gồm ba lĩnh vực, đó là lĩnh vực về nhận thức, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thành phố uông bí đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần xây dựng xây lắp Đà Nẵng (Coxiva) Kiến trúc, xây dựng 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại sở xây dựng tỉnh thái nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
P Xây dựng chương trình trao đổi thông điệp trong mạng nội bộ Luận văn Kinh tế 0
H Nghên cứu và xây dựng chương trình ứng dụng giao tiếp VIDEO trong môi trường mạng nội bộ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top