cody_tricini

New Member

Download miễn phí Luận văn Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945





Mối quan hệhợp tác làm ăn, chung sống, thểhiện rõ trong “Sống mòn” Thứ, San, Oanh cùng
sống chung một nhà, ăn chung một bàn, làm chung một chỗ, lúc đầu họsống rất thân thiết, gắn bó.
Nhưng sựtha hóa của Oanh đã phá vỡmối quan hệtốt đẹp vốn có của các thành viên trong nhà.
Thứvà San đứng vềmột phía đối trọng lại với Oanh từsuy nghĩcho đến hành động đều thểhiện sự
tương phản, bất hòa. “Y không còn giữvẻthản nhiên, chỉtrông thấy Oanh, nghe thấy Oanh, đã đủ
cho mặt y gờm gờm những cái run ghét giận rồi. Thường thường, y phải quay đi hay lảng ra chỗ
khác. Sựbực tức của San lại càng bộc lộhơn. Y thường bỉu môi hay cười mỉa mai đểchọc tức
Oanh. Y bênh vực người nọngười kia, chẳng phải vì thấy những người ấy đáng bênh, nhưng chỉvì y
muốn mạt xác Oanh cho bỏghét. Những bữa ăn đã trởnên náo nhiệt. Không mấy bữa Oanh và San
không to tiếng với nhau. Họcải nhau toang toang nhưhọp việc làng. Họlàm nhưnói đùa, bới móc
nhau từng cái con con. San tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước
mắm trong một bữa cơm đểbáo thù Oanh cứluôn luôn kêu rằng mình thổi cơm tháng cho San và
Thứnhưvậy lỗ”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

an hệ các sự vật. Sự tồn tại của bất kì một sự vật nào, những đặc điểm và đặc tính riêng
của nó, sự phát triển của nó tùy thuộc vào toàn bộ mối quan hệ của nó đối với các sự vật khác của
thế giới khách quan”. {150; 477}.
Trong đó, các quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt. Con người có quan hệ với những sự vật do
họ tạo ra, với thế giới khách quan và những người khác. Do đó, con người soi thấy bản thân mình
trong cái thế giới mà họ khám phá ra và bắt đầu quan hệ với bản thân mình với tính cách là một con
người (Có sự tự ý thức) chỉ khi có quan hệ với người khác như với một cái gì giống bản thân mình.
Chính vì thế, một mặt giải thích bản chất xã hội của ý thức con người và mặt khác giải thích sự cần
thiết phải nghiên cứu các quan hệ xã hội để nhận thức lịch sử và nhận thức mối quan hệ giữa con
người với con người.
Mối quan hệ hợp tác làm ăn, chung sống, thể hiện rõ trong “Sống mòn” Thứ, San, Oanh cùng
sống chung một nhà, ăn chung một bàn, làm chung một chỗ, lúc đầu họ sống rất thân thiết, gắn bó.
Nhưng sự tha hóa của Oanh đã phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp vốn có của các thành viên trong nhà.
Thứ và San đứng về một phía đối trọng lại với Oanh từ suy nghĩ cho đến hành động đều thể hiện sự
tương phản, bất hòa. “Y không còn giữ vẻ thản nhiên, chỉ trông thấy Oanh, nghe thấy Oanh, đã đủ
cho mặt y gờm gờm những cái run ghét giận rồi. Thường thường, y phải quay đi hay lảng ra chỗ
khác. Sự bực tức của San lại càng bộc lộ hơn. Y thường bỉu môi hay cười mỉa mai để chọc tức
Oanh. Y bênh vực người nọ người kia, chẳng phải vì thấy những người ấy đáng bênh, nhưng chỉ vì y
muốn mạt xác Oanh cho bỏ ghét. Những bữa ăn đã trở nên náo nhiệt. Không mấy bữa Oanh và San
không to tiếng với nhau. Họ cải nhau toang toang như họp việc làng. Họ làm như nói đùa, bới móc
nhau từng cái con con. San tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước
mắm trong một bữa cơm để báo thù Oanh cứ luôn luôn kêu rằng mình thổi cơm tháng cho San và
Thứ như vậy lỗ” {18; 568}. Thông thường, mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi lợi ích của các bên được
đảm bảo. Từ đó, có sự ràng buộc qua lại và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời cần có nhau để cùng tồn
tại và phát triển. Đó là trường hợp lúc mới lập trường, Thứ cần có một chỗ dạy, San cũng cần có
chỗ làm và Oanh cũng cần có người dạy. Mặt khác, mối quan hệ giữa Thứ và Đích rất thân thiết. Họ
luôn cùng chung tiếng nói, chí hướng xây dựng nhà trường đi lên, trường sẽ có nhiều học sinh,
nhiều phụ huynh tin tưởng. Và trong thâm tâm của Thứ, một ngày không xa, anh sẽ làm chủ cái
trường này, để thỏa mãn những chí nguyện làm cho ngôi trường ngày càng phát triển hơn. Nhưng
khi biết rõ sự bòn xén của Oanh, lợi dụng Thứ với San dạy dỗ cực nhọc, ăn uống kham khổ, thiếu
thôn. Và đặc biệt khi biết rõ âm mưu của Đích và Oanh thì Thứ như sụp đổ, mơ ước làm hiệu
trưởng bất thành. Có lẽ, đây là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ của họ. Khi lợi ích của các bên
không còn đảm bảo, cũng là lúc quan hệ giữa họ không còn cơ sở để đảm bảo sự tồn tại. Nhưng đó
là quy luật tất yếu của sự phát triển, theo C. Mác quan hệ mới chỉ hình thành khi quan hệ cũ bị phá
vỡ và mâu thuẩn được giải quyết. Việc hình thành mối quan hệ mới cho thấy tính cách của nhân vật
tiếp tục phát triển, sự phong phú, đa dạng trong suy nghĩ và hành động của nhân vật và tầm nhìn của
nhà văn ở nhiều góc độ và xu hướng khác nhau. Nhân vật không chấp nhận hay chịu sự ràng buộc
của một môi trường sống cố định, an phận mà họ luôn đấu tranh để vươn lên, thực hiện lí tưởng,
nguyện vọng. Tuy nhiên, đó là xu hướng tích cực, theo quy luật của sự phát triển, phá vỡ mối quan
hệ cũ tạo tiền đề cho sự ra đời của quan hệ mới tiến bộ hơn, tích cực hơn.
Còn trong sáng tác của Nam Cao, ở đề tài này chỉ tìm hiểu quá trình tha hóa của các nhân vật
làm thay đổi các mối quan hệ. Các mối quan hệ trong sáng tác của Nam Cao rất đa dạng như quan
hệ vợ chồng, anh em, cha mẹ con cái, bạn hữu, chủ tớ, phe cánh… Các mối quan hệ không đơn
thuần theo phép toán cộng mà chồng chéo lên nhau khá phức tạp. Chỉ riêng cái làng Vũ Đại, trong
“Nghĩ tiếp vế Nam Cao”, Đức Mậu đã tìm ra rất nhiều mối quan hệ giữa người và người “Nếu nhìn
ở góc độ con người là sản phẩm xã hội thì Chí Phèo, Bá Kiến, thị Nở và đám đông đùn ra khi Chí
Phèo ăn vạ – là sản phẩm của làng thôn Việt Nam – cụ thể là làng Vũ Đại. Từ con người, tính cách,
địa vị xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cùng các mối quan hệ giữa những con người ấy là sản
phẩm của cái làng đóng kín vùng đồng bằng Bắc bộ. Sự đóng kín biểu thị ở chỗ lý trưởng có thể
giấu một tên tội phạm mà quan trên không hề hay biết, còn những người hiền lành đi ra khỏi làng,
đi đến một môi trường sống khác, trở về thì thành một con người khác, họ bị tha hóa và thành nỗi
đe dọa đối với tất cả” {60; 159 – 160}. Với quan điểm con người là sản phẩm của xã hội, nên suy
cho cùng sản phẩm của xã hội thực dân phong kiến phần nhiều là những con người tha hóa, họ làm
thay đổi mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Và sản phẩm của xã hội đó là nhiều mối quan hệ
vụ lợi, mong manh, dễ bị thay đổi.
Mối quan hệ giữa các thế lực thống trị như các phe cánh đối đầu với nhau thì Bá Kiến và Đội
Tảo là mối quan hệ sống còn, sự tồn tại của chúng cho thấy có nhiều thành phần khác nhau trong hệ
thống áp bức ở nông thôn Việt Nam. Cùng là những thành phần tha hóa, cặn bã của xã hội, nhưng
giữa chúng không có mối quan hệ tương trợ mà luôn đối đầu, tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. “Làng nào
cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè kết đảng chung quanh một người; cánh cụ Bá Kiến, cánh ông
Đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng… Bằng ấy cánh đu lại với nhau để bóc lột con em,
nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau” {18; 41}. Mối quan hệ giữa các phe
phái trên là tìm cách tiêu diệt lẫn nhau để đi đến sự độc quyền trong việc chèn ép và bóc lột dân
lành. Thực chất không có vây cánh nào thay mặt cho dân cùng kiệt chống lại chúng và sự chống chọi
lẫn nhau giữa chúng cũng chẳng có lợi ích gì cho dân làng. Vì khi phe này thất bại thì phe mới lại
nổi lên, đời sống của người dân như miếng mồi ngon mà cánh nào cũng muốn giành giật về phía
mình. “Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. Vây cánh của ông ta mạnh, vẫn kình nhau với nhà cụ
Bá mà cụ Bá thường vẫn phải chịu bởi hắn là cựu binh, lương hưu trí nhiều, quen thuộc nhiều, lại
ăn nói giỏi. Hắn vay cụ Bá năm mươi đồng đã từ lâu, bây giờ tự nhiên trở mặt vỗ tuột, lấy cớ rằng
số tiền ấy tính vào món tiền chè Lý Cường ra làm lý trưởng, chưa tạ hắn. Cụ Bá tức như chọc họng,
nhưng chưa biết làm thế nào, bởi vì thằng Binh Chức, đầy tớ tay chân của cụ, sở dĩ đương đầu được
với hắn, ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nghiên cứu về sự tha hóa của con người thể hiện trong các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết của Na Văn học 0
N Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và sự vận dụng tư tưởng này trong quá trình giáo dục tha Kinh tế chính trị 0
T Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự : Luận vă Luận văn Luật 0
G Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Tài liệu chưa phân loại 2
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top