lackythoinay88

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu





Nhìn chung, truyện của ĐỗChu có thểxếp vào loại cốt truyện tâm lý (kểcả ởkiểu cốt
truyện đơn tuyến). Nó cho phép tạo ra một lối kết cấu rất đặc trưng: kết cấu theo dòng cảm xúc
hòa hợp giữa nội tâm và ngoại cảnh. ĐỗChu thường bắt đầu miêu tảnhững trạng thái cảm xúc
của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên. Các biến thái từthếgiới bên ngoài thường mang tính
tình huống khởi sinh cảm giác, gợi nhắc ấn tượng và khơi nguồn tâm trạng. Ta bắt gặp một mô
típ rất quen thuộc : sựtương giao với ngoại cảnh làm khơi gợi quá khứcủa nhân vật. Nó xuất
hiện hầu hết trong các cách mào đầu truyện ngắn của ông. Nó tạo nên duyên cớtuôn trào dòng
cảm xúc, suy tư. Trong truyện ngắn Tháng Hai, mở đầu bằng việc miêu tảthiên nhiên vào xuân
ởmột vùng đồi núi: “Năm ấy mưa xuân phủkhắp đồi. Con đường rải sỏi cứtươi roi rói như
tấm lụa điều của mấy bà thơnhuộm treo phất phơtrước cửa hàng vào những phiên chợhuyện.
Con đường chạy vòng vèo qua xóm Trại, qua ngõ nhà Xiêm rồi chạy miên man lên vùng hồcây
giẻ. Những bụi giẻgai mọc hai bên đường cũng vậy, um tùm và xanh ngát, chúng rì rào cùng
gió, thỉnh thoảng một con chim gì lông lốm đốm trắng lại từtrong lùm lá bay vụt lên, nó hót
tính tang, tính tang.”[18, tr.423]



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ược để làm giàu thì
cũng phải dựng. Sống mà chỉ có nghĩ đến kẻ đã chết thì liệu có còn là người nữa hay không.”
[17, tr.86] Chỉ bằng cách cá thể hóa ngôn ngữ, nhân vật Hinh của Đỗ Chu trở thành một nguyên
mẫu rất thật, rất sống động của thời buổi kinh tế thị trường những năm 1990.
Nhìn chung, kiểu nhân vật tính cách – số phận của Đỗ Chu những năm 1986 trở về sau đã
đủ sức mạnh lý giải hiện thực đời sống muôn màu muôn vẻ . Nhân vật của ông đa dạng và được
cá tính hóa rõ nét thông qua ngôn ngữ, hành động, và độc thoại nội tâm…Một số nhân vật chưa
đạt đến kiểu nhân vật điển hình nhưng đã có quá trình vận động, phát triển tâm lý phức tạp.
Nhân vật có thể thay mặt cho một loại hạng người nào đó trong xã hội và khả dĩ có thể “bước ra
từ trang sách để trò chuyện cùng chúng ta”.[56, tr.25] Bên cạnh kiểu nhân vật tính cách – số
phận, Đỗ Chu còn dụng công tạo ra kiểu nhân vật tư tưởng nhằm chuyển tải các thông điệp,
triết lý về đời sống.
2.2.3.3 Nhân vật tư tưởng
Nhu cầu triết lý, bày tỏ quan niệm về cuộc sống và con người trong tác phẩm sau 1975
của Đỗ Chu ngày càng gia tăng. Do đó, truyện ngắn của ông xuất hiện kiểu nhân vật tư tưởng.
Trong tác phẩm của Đỗ Chu, nhân vật tư tưởng thường là nhân vật “tôi” (hiện thân của chính
nhà văn) (truyện Lão Mai, Quanh một bàn tiệc) hay là những ông lão phảng phất cốt cách
“người muôn năm trước” như ông Vồ, lão Mai (truyện Lão Mai, Người của muôn năm trước)
hay nhân vật thần thánh như bà chúa Đền (truyện Lão Mai, Ngày đang trôi). Các nhân vật này
chủ yếu được khắc họa qua lời nói hay dòng suy nghĩ, tâm trạng. Nhân vật ưa suy ngẫm và đưa
ra các triết lý về nhân tình thế sự.
Trước năm 1975, nhân vật “tôi” của Đỗ Chu thường đóng vai trò nghe câu chuyện của
đồng đội và kể lại theo quan điểm của mình đồng thời bộc lộ sự ngưỡng vọng, ngợi ca con
người trong thời đại đấu tranh giữ nước. Sau 1975, các nhân vật “tôi” tiến đến bày tỏ quan
điểm, thái độ đối với những câu chuyện đời mắt thấy tai nghe. Họ trở thành nhân vật phát ngôn
cho tư tưởng của nhà văn trước một hiện thực nào đó. Quanh một bàn tiệc là câu chuyện do
nhân vật “tôi” kể về những người bạn cũ gặp lại nhau ngay trong một bàn tiệc. Ai cũng cư xử
lịch thiệp và chuẩn mực. Trừ anh lớp trưởng cũ cứ phẩm bình về chức tước của các người bạn
học cũ và huyên thuyên về sự bất mãn của mình với thời cuộc. Có hai nhân vật ngồi chung bàn
tiệc nhưng dường như không ai biết và có ý trò chuyện với họ: một ông già và một người đàn
ông có vết sẹo dài trên má. Một cuộc xô xát nhỏ giữa anh lớp trưởng và người đàn ông có vết
sẹo. Chị Hồng - chủ nhân của buổi tiệc cưới xuất hiện giới thiệu lai lịch hai người đàn ông xa lạ
ấy. Hóa ra họ có mối quan hệ sâu sắc với chị Hồng và điều đáng bàn hơn họ đều là những người
lính lẫy lừng chiến tích. Câu chuyện kể tưởng chừng như rời rạc nhưng lại được xâu chuỗi bằng
chính những ý nghĩ và triết lý của nhân vật “tôi”. Anh ta quan sát tất cả mọi sự việc xảy ra và
thể hiện thái độ của mình đúng lúc. Trước những tham vọng của anh lớp trưởng cũ của mình,
nhân vật “tôi” triết lý: “Ấy, ở đời những người không biết tạo dựng cho mình, thì chính đời sẽ
tạo dựng cho họ, không biết tới tương lai thì rồi tương lai sẽ tự tìm đến họ, mà đó là một tương
lai tốt đẹp, nhiều may mắn. Mưu sự lắm làm gì, hãy cứ sống cho hồn nhiên có hay hơn
không…” [17, tr.106]
Trước thái độ đánh giá con người qua địa vị, tiền tài của anh lớp trưởng, nhân vật “tôi”
đã phát biểu về lẽ sống của mình : “chúng ta đều chỉ là những người bình thường, mà là những
người bình thường mới hay” , “còn gì vui bằng được sống một ngày bình thường như tất cả mọi
người đang sống. Nghĩ được như thế thì anh sẽ vui, sẽ yêu mình lắm, yêu cuộc đời lắm.” [17,
tr.110] “Con phượng thì múa, con nghê thì chầu, gầm trời này mỗi người đang có một việc, một
chỗ đứng và ai nấy hãy cứ ung dung mà sống.” [17, tr.110]
Ở một số truyện khác, nhân vật tư tưởng là các bậc tuổi cao bóng xế, phảng phất nét tâm
linh như Lão Mai, ông Vồ, ông Thiều… Đỗ Chu sử dụng bút pháp huyền thoại hóa để khắc họa
kiểu nhân vật này. Nhân vật từ hình dáng, đến lời nói, việc làm đều mang nét kỳ bí. dáng
lão Mai hiện lên như không giống với người thường: “Ông cười móm mém mà sao nom tươi
sáng quá, hóm hỉnh quá. Cả khuôn mặt ông cũng rạng rỡ. Như có một phép nhuộm màu nào
khiến khuôn mặt vốn già nua, nhàu nát vì thời gian bỗng phút chốc trẻ hẳn lại. Ông ghé mắt
nhìn vào tui mới bí hiểm làm sao”. [17, tr.12] Thông qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, Lão Mai
như một danh y ẩn mình. Ông “chẳng khác nào một gốc lão mai, một con rồng ẩn giữa cái
thành phố đang ngày một nhốn nháo này, rồi một ngày con rồng ấy cũng sẽ uốn mình bay vào
cõi vĩnh hằng”. [17, tr.12] Bên trong con người đầy bí hiểm đó là cả một “kho” triết lý về sự
đời. Đó cũng là những trăn trở, suy tư của Đỗ Chu về cuộc sống hiện đại: “Đất nó giữ quá
nhiều điều huyền bí và sầu muộn là vì thế, chỉ có con người đang sống là vẫn nhơn nhơn, con
người suốt đời chạy vạy tìm kiếm rặt những thứ vớ vẩn, đâm chém tranh cướp nhau rặt những
thứ vớ vẩn, trong khi đó lại mang cất giấu dưới lòng đất biết bao sự quý giá tốt đẹp. Cho nên
con người ngày một nghèo, vàng bạc giát khắp nhà mà hóa ra tội nghiệp.” Con người ấy có
khả năng tiên tri về tương lai. Ông phán rằng “sang thế kỷ tới, loài người phải nếm trải nhiều
cơ cực, có giời mới cứu nổi.” [17, tr.11]
Trong tác phẩm Ngày đang trôi, ông Thiều được miêu tả qua cảm nhận của Hồng như
một người cõi trên, xa lạ với hồng trần.: “Nhiều buổi ngồi thần ra Hồng chợt nhận thấy ở ông
già thoáng có cái vẻ là lạ như thể anh chưa một lần được gặp. Mái tóc bạc phơ bay trong
sương lạnh, đôi mắt bình thản nhìn vào một nơi nào rất khó tới và cái cằm vênh ra, chòm râu
bạc cũng vênh ra đầy bướng bỉnh, kiêu ngạo. Tưởng như ông già đã ngồi đợi anh ở đây từ rất
lâu.” [17, tr.54]
Con người này có khả năng tiên đoán được số mệnh của mình. “Không hiểu căn cứ vào
đâu ông tin như đinh đóng cột ông sẽ qua đời vào độ xuân sang.” [17, tr.37] Con người quen
với nếp sống thong thả, vui buồn theo cái lẽ tự nhiên, lẳng lặng chiêm nghiệm sự đời. Một ngày
xuân có gió nồm gió bấc rệu rã cả người thế mà ông lại thấy kỳ thú. “Người đi bồng bềnh như
lẫn cả vào mây, hồn đất hồn người hòa quyện trong một nhịp điệu sao mà hữu tình đến thế.
Nằm xuống đấy mà vẫn như đang còn ở lại, dấu vết một kiếp người vẫn như đang quẩn quanh
phảng phất đó đây.”[17, tr.37] Những giấc mơ của ông Thiều nhuốm màu tâm linh, hư ảo. Ông
đã gặp bà Chúa vào lúc nửa đêm, “ông đang nửa tỉnh nửa mê thì bà hiện về. Bà bước vội trên
b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top