cobe_kobitnoi

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng





Thơlục bát của Bùi Giáng cũng gần gũi nhưlục bát của Đoạn trường
tân thanhvà gần nhưca dao, có cảthơ đùa cợt kiểu ca dao ( Tuy nhiên, Em có
mặc quần, Lời sơn nữ)Nhiều bài thơcủa Bùi Giáng có giọng thơcủa thơlãng
mạn 1930 – 1945 ( Ly Tao I, Ly Tao III, Màu trời đó ) Cảm hứng chính của
thơBùi Giáng là cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền ( Chào Nguyên Xuân,
Cỏhoa hồn du mục, Dưvang )



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ết nếp nền/Cung vang
lừng bậc điệu đền bù xoang/Mẹ về ngõ vắng vườn hoang/Thừa thiên sông
lạnh kéo sang khu rừng"..."Mẹ nhìn con nữa còn chăng/Mẹ đi đứng gót mẹ
hằng hằng qua/Lúc vui buồn mẹ nhớ nhà/Quận châu xứ sở con đà lãng
quên/Phùng thăng mẹ chớ xui nên/Từng cơn điên dại khôn đền cho con"...
`
"Nghe tin con chết giữa đường/Mẫu thân Phùng Khánh càng thương con
nhiều/Con bèn tái điệp giấn liều/Chết thêm một trận hoang liêu song
trùng/Mẹ càng bất tuyệt nhớ nhung/Ngày đêm mẹ khóc vô cùng vì con"...
"Con thương Phùng Khánh vô ngần/Phùng thăng thân mẫu cũng gần như
nhiên/Nguyệt rừng lộng lẫy man nhiên/Trăng ngàn thơ dại ngậm nghiêng
nghiêng vành"...
Những câu thơ này, dù không được bình thường, nhưng nó lại gieo vào
lòng người đọc một nỗi niềm man mác. Phải chăng trong tiếng gọi mẹ thiêng
liêng ấy là một sự cô độc tận sâu thẳm hồn người ? Nhưng Bùi Giáng là như
vậy. Trong suy tư, trong cảm xúc, trong cuộc đời... ông lúc nào cũng hồn
nhiên như con trẻ.
Thơ tình Bùi Giáng đôi khi có nhắc đến một vài người cụ thể : “Bình
sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà
Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh ( tức Trí Hải Ni Cô) “ ( tiểu sử
tự ghi ) Nhưng những người phụ nữ này được Bùi Giáng tôn vinh như là mẫu
thân sinh đẻ ra mình , tuyệt không có chút gì là quan hệ nhục thể cuả tình yêu
nam nữ , nhớ mong , hờn ghen , đau khổ, hẹn hò, mộng mơ như trong thơ tình
cuả những nhà thơ khác.
Tặng đời đóa đóa hoa sầu
Nhớ nhau từ đóa mộng đầu rã đôi
( Theo Áng Mây bay )
Những thương nhớ lạnh bao giờ
Đường Thu chia ngã chân trời rộng tênh
( Mai Sau Em về )
`
Kính thưa công chúa Kim Cương,
Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây .
Tờ thư rất mực móng dày,
Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?
( Kính Thưa )
Con về giũ áo đười ươi
Nực cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân
Đẻ con một trận vô ngần
Mẹ còn đẻ nữa một lần nữa thôi
Mẫu thân Phùng Khánh tuyệt vời
Chiều xuân thơ mộng dưới trời bước đi
( Thơ Điên )
Chuyện tình yêu chỉ thoáng qua rất nhẹ vậy “ Niềm đau đớn xót xa như
vĩnh quyết “ cuả Bùi Giáng là gì ? Có lẽ xuất phát từ thẳm sâu ý thức về thân
phận thiên tài , số kiếp kẻ phong vận bạc mệnh mà Nguyễn Du nói đến trong
Độc Tiểu Thanh Ký ? Xưa nay người phong vận phải mang lấy những hận sự
, những kỳ oan , như một định mệnh , biết “ hỏi đoạn trường từ đâu “ , “dù có
hỏi trời cũng không có lời giải đáp ” . Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong
vận kỳ oan ngã tự cư “. Bùi Giáng tự kham lấy những nghiệp chướng ấy
chăng , rồi nín thinh như cỏ cây:
`
Em về trúc thạch mốt mai
Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên
( Mười Hai Con Mắt )
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
( Chào Nguyên Xuân )
Dấu bèo phong vận nín thinh
Sóng phơi trường mộng bình minh vô thường
Nắng hồng chiếu bóng đài gương
Lời nghi hay hỏi đoạn trường từ đâu …
( Vẫn Là Là )
Tình yêu trong thơ Bùi Giáng vô vàn thể điệu và rất nhiều mẫu số. Ông
có Mẫu thân Phùng Khánh, mẹ Trí Hải, Kim Cương Kì Nữ, Nường Monroe,
gái Xiêm La, Gái Tô Châu, Hà Thanh Ca Sĩ, mấy em da Đen Phi Châu, Em
Mọi, Nàng Đạm Tiên, Thuý Vân, Thuý Kiều, Bé Con Bình Thạnh, những chị
miệt quê, Thiếm Năm sáo xã Tân Phong/ Thiếm về chín suối long đong thế
nào.
Những con người hữu hình, những em vô hình, những nàng sương
bóng. Bây giờ em ở nơi đâu/ cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?, đã mang mác
thị trùng trong một Bùi Giáng tha thiết đến tê điếng, điên ngây. Bàng hoàng
đuổi bắt một bản lai diện mục ẩn huyền. Mỗi Phùng Khánh Trí Hải, mỗi Kiều
Nhi, mỗi Em Mọi là mỗi trận đại cuồng mê đế đằm đìa phủ chụp người thơ
trong bàng hoàng nương náu. Bàng hoàng thể phách, mộng hoài đêm Da Đen
`
tới Rú Rừng, Da Trắng, Apollinaire tìm người yêu có thật, dấn mình trong
diễm ảo nhu cầu. Bùi Giáng hư vô hoá tất cả trong miên trường vọng kĩ nhân
hề thiên nhất phương. Nhân vật Em trong thơ Bùi Giáng thấp thoáng bóng
hình một con người của thực tại, của kỷ niệm yêu thương, nhưng cũng là
huyễn hay “sương bóng” tâm tưởng để Bùi Giáng giãi bày:
Em đi sương bóng vô ngần
Nhìn anh như ngó một lần người điên
( Mộng)
Xin ngó lại bàn chân em bước
Vì em đi vào lúc gió đương bay
Năm ngón nhỏ như sương đầm lá ứot
Em đưa tay anh vói bắt chừng này
Ngồi kểlại chuyện ngày xưa cũ kĩ
Em không nghe vì anh cũng không nghe
( Nhiên tượng)
Bây giờ em đứng nơi đâu
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?
Gắng thu xếp gấp rồi vào
Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không?
Trong này thiên hạ rất đông
Ăn mặc thật đẹp nhưng trong không mặn mà bằng em..
Nhà thơ buồn nhớ không biết em giờ ở đâu và “ngọn cỏ trong mình
mẩy” của em “sầu ra sao?”. Câu thơ đầy ẩn ý, hư hư thực thực, trần thế mà
phiêu bồng, rồi “Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không?" Tại sao là
`
“tấm” mà không là “cái”, là “chiếc” hay chỉn chu hơn là ”manh” (tấm áo,
manh quần). Chữ “tấm“ ở đây rất dân giã thể hiện được cái cùng kiệt của đối
tượng nhưng phủ đầy sự thân thương của tác giả .Chao, thi sĩ tuy mơ màng
nhưng câu hỏi ở đây, rất thực, rất chân tình, có cái gì như bẽ bàng như trách
móc mà cũng đầy thương yêu!“Trong này thiên hạ rất đông” - người thành
phố mà, ăn mặc cũng thật đẹp nhưng tác giả không thấy “mặn mà” như em
nơi thôn dã ( chắc em ở miệt ngoài chân quê). Con người bao năm mơ màng
nơi phố phường nhưng tận sâu trong lòng vẫn da diêt một thâm tình quê
kiểng, nâng niu vẻ đẹp mặn mà nguyên sơ .Và với một tình cảm như vậy nên
từ khi cất bước “khắp bến giang hà” thì ở đâu cũng không nghĩ đến ai khác
ngoài em thân thuộc, ngọc ngà “Nơi nào cũng thấy ngọc ngà đèo truông”.
Câu thơ gợi cả hai trường nghĩa đen và nghĩa bóng ! Còn thì nhớ nhung , mất
thì xa xót, cái tình người của Bùi cũng rất nhân thế. Người bạn tấm mắn của
Bùi Giáng qua đời đã ngót nửa thế kỷ, có lẽ cảnh chia biệt đó đã tạo cho ông
những xót xa buồn khổ, để rồi từ đó ông thổ lộ một cách vô cùng sâu sắc trên
những trang thơ, dựng nên bóng dáng ấm áp của những người em, người vợ .
Một nỗi nhớ nhung xa xót khôn nguôi, đôi tình nhân lỗi hẹn:
Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi cho ta nắm tay em ..
…Một hôm nào em mở cửa đầu khe
Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ
Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả
Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá
Chóc chim xanh đòi đẻ trứng bây giờ …
Em là cái dáng toàn thiện toàn mỹ của người nữ trong cuộc đời :
em ở khắp nẻo đường, em là mây gió, là cây lá, là sông hồ..Tác giả nâng hình
ảnh em lên tầm hoàn vũ :
`
…Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn mây mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng !
Những câu thơ vừa thực vừa ảo. Những câu thơ nói về một người con
gái đẹp đẽ, thánh thiện nhưng là của một tình yêu chiêm bao, một tình yêu
k...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top