thang_1441986

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ





Tác giả dân gian của bài ca dao trên đã có công phát hiện một vẻ đẹp mang ý nghĩa kết
tinh vô cùng giản dị, thân thuộc mà cũng thật là kỳ diệu. Kỳ diệu bởi sự gắn bó hài hòa mới hồn
nhiên làm sao, chân thực làm sao, giữa cái “đẹp nhất” của thiên nhiên và của con người, của
lịch sử ngàn năm và của cách mạng hiện đại. Một vẻ đẹp tinh khiết, thơm thảo, vừa cụ thể vừa
tượng trưng, mênh mang hương sắc cổ truyền mà cũng giàu tính biểu tượng mới mẻ. Tác giả
dân gian đã sáng tạo bằng ngôn ngữ bình dân trong sáng, nhuần nhuyễn cái khung liên tưởng
đối tỉ rất đẹp, rất Việt Nam, cổ kính mà hiện đại:
Tháp Mười – Sen Đồng Tháp
Việt Nam – Tên Cụ Hồ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đây đó xa gần / Noi gương liêm chính, kiệm cần của Cha; Chúng con giành lúa nuôi quân
/ Sản xuất tiết kiệm cho vừa lòng Cha; Chúng con khuya sớm chuyên cần / Từng trang giáo án
thấm lời Bác khuyên; Chúng con vượt đỉnh đèo cao / Bỗng nghe thơ Bác gọi vào mừng xuân;...
Kế thừa cách xưng hô trong ca dao cũ nhưng ca dao về Bác lồng vào đó nội dung mới, từ xưng
hô mới có tác dụng nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt giữa Bác và nhân dân. Nhân dân gọi
Người là Bác, là Cha và xưng mình là con, là cháu. Dường như, khoảng cách giữa lãnh tụ và
nhân dân đã bị xóa bỏ, thay vào đó là mối quan hệ Cha-con, Bác-cháu ruột thịt thân thiết,
không tách rời.
Tóm lại, hiện tượng trùng lặp từ ngữ nêu trên cho thấy bộ phận ca dao về Bác có sự kế
thừa ca dao cổ truyền. Đó là sự kế thừa về đề tài. Các đề tài mà thể loại ca dao nói chung lựa
chọn phần lớn xoay quanh gia đình, làng xóm, quê hương và đất nước. Ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi
các anh hùng dân tộc thuộc vào đề tài ngợi ca quê hương, đất nước. Cách giải quyết chung của
tác giả dân gian là thường xoáy vào khẳng định tình cảm và củng cố tình cảm tốt đẹp đối với
đối tượng mà họ hướng đến để bày tỏ. Ca dao về Bác cũng thế. Việc lặp đi lặp lại liên tiếp
những từ ngữ biểu lộ cảm xúc, trạng thái như yêu thương, biết ơn, kính trọng, mong chờ,...
chính là cách mà nhân dân muốn khắc sâu tình cảm của mình với Bác. Hơn nữa việc lặp lại như
vậy cũng làm cho những tình cảm ấy của nhân dân đối với Bác càng trở nên đậm đà hơn.
Trong quá trình khảo sát mảng ca dao nói trên, người viết còn phát hiện một điều thú vị
khác, đó là bộ phận ca dao này đã kế thừa một số công thức quen thuộc của ca dao xưa:
Công thức “ chiều chiều”
“Chiều chiều” trong ca dao là một công thức thời gian quen thuộc. Lấy thời điểm cuối
ngày với nhiều tâm trạng, ca dao truyền thống đã có hàng trăm bài lựa chọn công thức thời gian
này để thể hiện tâm tư tình cảm của mình, ở đây là nỗi nhớ thương da diết, sâu nặng. “Chiều
chiều” là thời khắc tụ họp trở về, gặp gỡ đoàn viên nên thời khắc này như chạm vào sợi dây
lòng vốn đang rất nhạy cảm của tâm hồn nhân vật trữ tình. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê (Bâng
khuâng nhớ mẹ chí chiều ruột đau), nỗi nhớ người yêu ( Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai),
nỗi nhớ bạn (Ta đây nhớ bạn bạn rày nhớ ai/)…Và giờ đây trong ca dao về Bác, một nỗi nhớ rất
mới, rất hiện đại, đó là nhớ Bác, nhớ lời dạy của Bác được truyền tải và làm phong phú thêm
cho nỗi nhớ “chiều chiều” trong ca dao nói chung: Chiều chiều nhớ lại chiều chiều / Nhớ lời
Bác dạy nhớ điều Bác khuyên / Những lời vàng ngọc không quên / Con đường thống nhất càng
bền đấu tranh; Chiều chiều ra tắm giếng Vàng / Ngó về Ngũ Phúc, ngó sang Thiên Cầm / Mẹ
già cuốc bẫm cày sâu / Vụ chiêm gặt hái đã gần xong chưa? Đêm qua trời đổ cơn mưa / Đắp
bờ giữ nước vụ mùa ai lo / Ai bàn kế hoạch giúp cho / Kịp ngày sinh nhật Bác Hồ dâng lên;…
Công thức “ đêm nay”
Cũng là công thức thời gian nghệ thuật, nhưng “đêm” là yếu tố thời gian biểu thị một
trạng thái xúc cảm khác của nhân vật trữ tình. Đêm là thời khắc vạn vật đã đi vào giấc ngủ,
cảnh vật yên ắng, tĩnh mịch. Con người thấy rõ mồn một tâm trạng của mình như được phơi
bày ra trong đêm. Đêm để thương nhớ cũng có (Đêm năm canh anh ngủ được một canh đầu,
Còn bao canh nữa buồn rầu không nguôi), đêm để cô đơn cũng có (Đêm nằm lưng chẳng bén
giường, đêm nằm vuốt bụng thở dài…), đêm để hò hẹn gặp gỡ, để thề nguyền ước hẹn ( Đêm
trăng thanh anh mới hỏi nàng…)…
Trong bài ca dao dưới đây, nhân vật trữ tình xưng “con” cho ta thấy nỗi lòng của một
người con nhớ cha, khao khát được gặp cha, nhân dịp rất đặc biệt là ngày 19 tháng 5- ngày sinh
nhật của người Cha kính yêu. Lấy tâm hồn ví như ánh trăng sáng để đối lập với màn đêm, nhân
vật trữ tình hẳn là một người dân đang bị cầm tù, cất tiếng nói thay mặt cho hàng triệu đồng bào
miền Nam ruột thịt chúc thọ Bác Hồ, hướng về Bác và cảm nhận như chính hình ảnh Bác đã soi
sáng vào tâm hồn mình, nhớ Bác để tâm hồn mình thanh lọc, trong sáng hơn: Đêm nay mười
chín tháng năm / Hồn con sáng tợ trăng rằm trung thu / Con đang chúc thọ trong tù / Con đang
dựng một rừng cờ trong tim / Đêm nay mộng hóa thành chim / Tung qua cửa sắt con tìm đến
Cha. Và nhiều nữa những bài ca dao có cùng công thức: Đêm nay ngồi dưới chiến hào… Đêm
nay trăng sáng đầy trời… Đêm nay trăng tỏ mặt người …
Công thức “ ai đi”, “ai về”, “ai lên”
ở nhóm chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ta gặp rất nhiều những công thức
quen thuộc như ai đi, ai về… Các công thức này thường đứng ở đầu câu, gắn với một địa danh
cụ thể. Và câu ca dao như một lời mời gọi, rủ rê, “dụ dỗ” ai đó về với quê mình. Để từ đó mở ra
một loạt các hình ảnh về phong cảnh, sản vật, con người…như để chỉ ra nét đặc trưng rất riêng
làm nên màu sắc, làm nên dấu ấn địa phương.
Ca dao xưa:
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang
Ghé qua Đồng Tháp, bạt ngàn bông sen.
Ca dao mới về Bác cũng có trường hợp như thế, cũng giới thiệu vẻ đẹp của địa phương
nhưng rồi mục đích cuối cùng lại là đề cập đến lòng biết ơn của nhân dân địa phương ấy đối với
Bác Hồ:
Ai về nhớ ghé Bạc Liêu,
Ăn chùm nhãn ngọt chín riu mật vàng.
Rồi xuôi xuống chợ Cây Bàng,
Đi thăm bãi cát trải vàng biển khơi.
Ai xây, ai đắp, ai bồi,
Công ơn của Bác chói ngời Bạc Liêu.
Và hàng loạt các bài khác mở đầu bằng công thức trên: Ai ra Việt Bắc… Ai lên Việt
Bắc… Ai ra miền Bắc… Ai về đất tuyến Vĩnh Linh…Ai về An Dưỡng, Hoàng Mô… Ai về nhắn
bạn đường xa… Ai về thưa với Bác Hồ…
Không chỉ kế thừa công thức mở đầu, ca dao về Bác còn kế thừa cả dòng mở đầu của ca
dao cổ truyền. Ca dao về Bác mượn nguyên dòng đầu quen thuộc của ca dao xưa và lắp vào đó
nội dung mới. Chẳng hạn:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Bác Hồ hơn mẹ hơn cha,
Ơn cao nghĩa cả bao la biển trời.
Hai câu đầu bài ca dao cũ đề cao công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ để từ đó
hai câu sau nhắc nhở con cháu phải trọn đạo làm con, phải hiếu thảo, yêu kính cha mẹ. Ca dao
về Bác lặp lại hai câu đầu nhưng qua đó nhân dân khẳng định, ngợi ca công ơn biển trời của
Bác Hồ, công ơn ấy còn hơn cả cha mẹ.
Ca dao cũ:
Còn người, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
Câu đầu chỉ mang tính chất gợi hứng. Nội dung câu sau là cảm xúc say sưa ngây ngất của
chàng trai đối với cô bán rượu.
Còn non, còn nước, còn người
Tình thương Bác để đời đời cho con.
Cũng lặp lại nguyên câu đầu của ca dao cổ, nhân dân một lần nữa khẳng định tình thương bao
la của Bác dành cho các thế hệ con cháu Việt Nam.
Ca dao cũ:
Bao giờ chạch đẻ ngọn cây
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Câu ca dao biểu hiện lời thề “bất hợp tác” giữa ta với...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top