hehhe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trường Sơn- Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long.
Cư dân nói ngôn ngữ Mon- Khơmer ở Tây Bắc trước đây có tên chung là
người Xá. Nhưng đây không phải là một khối thống nhất mà bao gồm nhiều dân
tộc riêng biệt. Đó là các dân tộc: Kháng, Mảng, Xinhmun, Khơ mú. Mảng là
những cư dân đã cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận của các dân
tộc này cư trú ở bên Lào. Ở Tây Bắc và miền núi Thanh- Nghệ có 5 dân tộc :
Khơ mú, Kháng, Mảng, Xinh mun, Ơ đu là những cư dân bản đại trên bán đảo
Đông Dương, họ sống xen kẽ với người Thái và các dân tộc nói ngôn ngữ Tạng
- Miên. Quá trình cộng cư lâu đời này đã tạo nên một diện mạo văn hoá- Lịch sử
khác biệt với cư dân nói ngôn ngữ Môn- Khơmer ở Trường Sơn- Tây Nguyên.
Mới đây chúng tui xin trình bày sơ lược 3 dân tộc: Kháng, Mảng, Xinh Mun.
I. KHÁNG
1. Tên tự gọi : Mơ Kháng.
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
2. Tên gọi khác: Háng, Brển, Xá Khao, Xá Xủa, Xá don, Xá dàng, Xá
hộc, Xá ái, Xá bung, Quảng Lâm.
3. Dân số: 3.921 người.
4. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơmer (ngữ hệ
Nam Á). Họ nói thạo tiếng Thái.
5. Lịch sử: Dân tộc Kháng là cư dân cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam.
Khi người Thái di cư từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đến vùng này (từ thế kỉ
thứ VII đến thế khỉ XIV) đã thấy người Kháng cư trú ở đây. Đó là một dân tộc
nhỏ sống tản mát ở hầu khắp các châu. Hiện nay họ cư trú chủ yếu ở các huyện
Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La (Sơn La), Phong Thổ, Mường Lay,Mường
Tè (Lai Châu) với những tên gọi khác nhau.
- Hoạt động sản xuất: Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với các hình
thức phát đồi, chọc lỗ tra hạt. Cũng có nơi đồng bào làm ruộng nước nhưng
phần lớn là ruộng xấu. Có thể phân thành 3 nhóm.
- Nhóm sống du canh du cư : Làm rẫy.
- Nhóm du canh bán định cư: Làm rẫy kết hợp làm ruộng.
- Nhóm định canh định cư: Làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng
lúa nếp kết hợp trồng ngô, khoai sắn, lạc, vừng, các loại bầu, bí, dứa, bông… Họ
canh tác chủ yếu bằng con dao, chiếc rùi sắt, gậy chọc lỗ, và đôi nơi dùng cuốc
hay cày. Đặc biệt cuốc là sử dụng của người Thái làm nương cuốc, sử dụng cày
Hơmông, học kĩ thuật cày bừa và cách canh tác lúa nước của người
Thái. Nhờ vậy đã kéo dài thời gian sử dụng đất, tạo ra năng suất lao động cao
hơn và có cuộc sống định cư.
* Chăn nuôi: Người Kháng nuôi gà, vịt, lợn để ăn thịt, tiếp khách, kết hợp
các dịp cúng bái, sử dụng trong cưới xin, ma chay. Đàn gia súc của đồng bào có
trâu, bò, ngựa… phục vụ cho sản xuất và vận tải.
* Săn bắn và hái lượm: Do chuyên sống bằng nương rẫy du canh du cư
nên đời sống đồng bào rất thấp. Săn bắn hái lượm là cộng việc hàng ngày của
đồng bào đóng vai trò hết sức quan trọng. Đi làm nương trở về đồng bào luôn
mang được thứ gì đó về góp vào bữa ăn. Săn bắn kết hợp với việc bảo vệ mùa
Doc.edu.vn3
màng và kiếm thịt ăn để cải thiện đời sống. Đồng bào săn bắn theo 2 phương
thức: Săn cá nhân và săn tập thể. Vũ khí săn bắn gồm có các loại: Bẫy, nỏ, súng
và tên thuốc độc. Đồng bào sử dụng các loại bầy khác nhau: Bẫy phóng lao, bẫy
sập dùng mồi, hãm chông, lưới vây…
* Ngành nghề phụ: Để bù đắp vào phần thức ăn thiếu thốn đồng bào sống
dựa vào những thứ hái lượm được trong rừng. Đó là các loại cây có củ như: Củ
mài, củ nâu, bột báng, các loại rau rừng như măng, nấm… để đổi lấy lúa gạo,
quần áo vải mặc… hay tìm bắt ếch, nhái, tôm cua ở khe suối.
Người Kháng giỏi nghề làm thuyền độc mộc đùa én. Làm thuyền để dùng,
vừa bán cho người Thái và các dân tộc khác. Đan lát cũng là một nghề khá nổi
tiếng của đồng bào có thể đan được những chiếc màm, chiếc ghế bằng mây, tre,
nứa rất đẹp được nhiều người ưa thích.
Người Kháng biết làm ruộng, dệt vải, đan chiếu, làm nón như người Thái
nên mức sinh hoạt tương đối cao hơn các ngành thuộc ngành Xá khác…
- Văn hoá, giáo dục:
* Chữ viết: Trong lịch sử, dân tộc Kháng chưa có chữ viết.
* Giáo dục: Từ lâu, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục bằng cách đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, cử các cán bộ giáo viên
tình nguyện với mức trợ cấp lớn đã đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức và đội
ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các cấp. Biểu hiện rất rõ về mặt này ở
nhiều chủ trương, đường lối với những chính sách ưu tiên như cộng thêm điểm
vào kết quả thi tuyển sinh, mở các trường nội trú, các trường dựbị đại học nhằm
mục đích tạo ra đội ngũ cán bộ tương đối toàn diện đáp ứng sự nghiệp phát triển
của các dân tộc và miền núi. Tuy vậy sự nghiệp giáo dục ở dân tộc Kháng phát
triển còn chậm, trẻ em ít đi học. Dân tộc Kháng mới có 5 người có trình độ Đại
học.
* Văn học nghệ thuật:
“Văn hoá dân gian của người Kháng khá phong phú, phản ánh đời sống
văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng trọt vùng núi với điều kiện hết sức khó
khăn.
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
- Xã hội:
* Quan hệ xã hội: Nằm trong sự quản lí của các mường Thái trước đây,
người Kháng không có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là:
Quan cai gần như Tạo bản người Thái. Trong các bản người Kháng đã có sự
phân hoá giàu nghèo.
Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại
một số tàn dư của chế độ mẫu hệ: Tục ở rể, vai trò ông cậu… Trưởng họ vẫn có
vai trò nhất định. Theo tập quán sau khi cưới chàng rể phải đến nhà bố vợ ở rể
có thời hạn. Thông thường từ 1 đến 3 năm. Trong thời gian ở rể con sinh ra lấy
họ mẹ, chỉ sau khi đến nhà chồng con cái mới lấy họ cha, có nơi vẫn lấy họ mẹ.
Hết thời hạn ở rể, nhà trai tổ chức lễ đón dâu trở về nhà, lúc này họ nhà gái phải
có trách nhiệm sắm cho con gái và con rể cùng cháu ngoại đủ mọi thứ cần thiết
cho một gia đình riêng.
* Cưới xin: Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do
vừa phải qua nhiều nghi thức. Sau bốn năm đêm tìm hiểu ngủ lại nhà người con
gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi và rất nhiều nghi thức mà
đôi trẻ và hai bên nhà trai nhà gái phải thực hiện. Sau 3 năm ở rể đôi vợ chồng
trẻ phải làm lễ ra mắt hai họ, nhà trai mới tổ chức đón dâu. Đây là lễ quan trọng
nhất.
* Ma chay: Người Kháng có tục chia của cho người chết gồm: Chăn, đệm,
dao, bát, đĩa, hòm đựng quần áo, ống nước, giỏ xôi… và những gì khi còn sống
người quá cố thường dùng. Tất cả những lễ vật này được đặt phía trên đầu mộ.
Ở phía đầu mộ còn chôn một cái cột cao, trên đó buộc treo một hình con chim
bằng gỗ và một cái áo mà người chết thường mặc. Sau khi chôn xong về đến
nhà, anh em, bà con phải đứng dưới gầm sàn để ông cậu cắt mỗi người một
nhúm tóc bỏ vào bát nước lã đựng trứng hay cá sấy khô rồi đem vứt ở vệ
đường vào bãi tha ma để hồn người chết không về quấy rối con cháu, người
thân.
* Thờ cúng: Họ tin rằng con người có 5 hồn. Một hồn chính ở trên đầu và
4 hồn ở tứ chi. Khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu còn 4
Doc.edu.vn5
hồn còn lại biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi “ăn”. Người ta còn tin nhiều
loại ma khác như: ma suối, ma bản… Người Kháng thờ ma cả bố và cả mẹ. Việc
cúng bố mẹ được tiến hành 3 năm một lần. Đây là lễ vui nhất, gia đình thường
mời anh em, bà con trong bản tới dự bữa cơm, sau đó xoà, múa thâu đêm.
* Lễ tết: Người Kháng ăn Tết Nguyên đán, Tết Cơm mới và thực hiện các
nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy.
* Văn nghệ: Những làn điệu dân ca của người Kháng thường phản ánh
đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người biết hát các bài hát, áng thơ của
người Thái, thuộc nhiều tục ngữ ca dao.
- Sinh hoạt.
* Ăn uống, hút: Người Kháng lấy nguồn thức ăn từ trồng trọt, chăn nuôi
và săn bắn. Lương thực chính là gạo tẻ và gạo nếp. Đặc biệt đồng bào Kháng ăn
cơm nếp nhiều hơn cơm tẻ. Xôi không không chỉ có mặt trong bữa ăn hàng ngày
mà còn là lễ vật bắt buộc trong cúng lễ.
Đồng bào hay ăn các món nướng, luộc và rất thích ăn cay, ớt là thứ thức
ăn không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Họ cững thích ăn chua như
măng, rau rừng muối chua, kể cả thịt cũng được đem muối chua để dự trữ.
Trong đám cưới người Kháng nhà trai buộc phải đưa sang nhà gái 8 hay 12 ống
cá chua. Các món tiết canh, thịt lợn băm nhỏ trộn lẫn gia vị và ăn tái cũng được
ưa thích. Đồng bào nhuộm vàng, ăn trầu, hút thuốc lá, ăn đất nướng, uống rượu
cần, rượu chưng cất. Đặc biệt người Kháng có tục uống nước bằng mũi mà chỉ
đàn ông mới theo. Sau những buổi lao động mệt nhọc, nếu bữa ăn có thịt, cá,
nấm, măng, đồng bào thường giã muối, ớt, hành, tỏi, rau thơm rồi hoà với nước
(tránh không bỏ gừng) sau đó gạn lấy nước bỏ vào vỏ bầu rồi vừa ăn thịt vừa
nghiêng cái vỏ bầu đổ nước cay vào mũi. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khỏi bị
mệt mỏi sau buổi lao động. Tục này phổ biến trước cách mạng sau chỉ thấy ở
người già.
* Y phục và trang sức:
Đồng bào Kháng có trang phục y như của người Thái. Nam giới mặc áo
xẻ ngực, cổ tròn đứng, 4 túi. Nữ giới đầu đội khăn Piêu, mặc áo cánh Thái có tay
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
và xẻ ngực. Nẹp áo cài 2 hàng khuy bạc hình bướm rất đẹp. Họ mặc váy kiểu xà
rông.
Phụ nữ Kháng từ em bé gái đến cụ già đều búi tóc trên đỉnh đầu, không có
sự phân biệt người có chồng hay chưa. Một số nơi, chị em búi tóc theo kiểu của
phụ nữ Thái Đen, ai có chồng thì búi tóc trên đỉnh đầu, chưa có chồng thì búi tóc
sau gáy.
* Ở: Trước đây, người Kháng làm nương du canh du cư nên cư trú rất
phân tán. Mỗi bản thường có 5- 7 nóc nhà, nhiều lắm là 10 đến 15 nóc. Bản của
họ không ổn định nhỏ bé, lập ngay trên sườn đồi, gần gũi với nguồn nước, theo
hệ thống mật tập, bao xung quanh là những đám nương rẫy. Bản làng dựng trên
một địa điểm nhất định từ 5- 15 năm, sau đó họ lại phải chuyển cư đến một nơi
mới. Nhìn chung bản làng của họ chật chội, không có vườn tược để trồng rau,
cây ăn quả và các cây lưu niên khác. Nhà người Kháng có 3 gian không chái, có
nơi làm thêm 2 chái đầu hồi. Hiện nay người Kháng làm mái nhà mai rùa như
người Thái Đen.
* Cộng đồng làng, bản: Trước giải phóng, các dân tộc Kháng phải chịu
thần phục chúa đất phong kiến Thái. Các làng bản của họ bị phân tán trong lãnh
đại Thái và hầu như không có một bộ phận cư dân nào tập trung đông và xây
dựng được một đơn vị hành chính cấp trên bản. Họ phải chấp nhận sự bóc lột vô
hạn độ của chúa đất, phải làm lao dịch và cống nạp sản phẩm không định mức
và chịu sự khinh rẻ của người khác tộc. Quan hệ này chi phối sâu sắc đời sống
xã hội của họ.
Làng bản của người Kháng nằm rải rác trong lãnh đại Thái, có quan hệ
với nhau không phải bằng tổ chức hành chính mà bằng quan hệ dân tộc, quan hệ
huyết thống. Tuy nhiên, các dân tộc này vẫn được cư trú thành bản riêng, được
tự quản và được cử người có uy tín làm đại diện, cũng có khi người này do
chính giai cấp thống trị Thái cử ra để dễ sai khiến.
Những người này không bị bọn phong kiến Thái bóc lột bằng lao dịch hay
cống nạp. Trái lại, họ được giành cho một số đặc quyền như: Bắt dân làm
nương, phục dịch, hầu hạ, đôi khi còn được bóc lột người đồng tộc bằng biếu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top