Bentleah

New Member

Download miễn phí Lý thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Thăng Long - Hà Hội





Lịch sử cho thấy, vào khoảng đầu Công nguyên, người Việt ở đất Giao Chỉ, đặc biệt là ở vùng Long Biên - Hà Nội, đã bắt đầu tiếp xúc với tiếng Hán do việc các quan thái thú bắt đầu mở trường dạy chữ Hán ở Long Biên. Khi Trung Hoa loạn lạc, rất nhiều người thuộc tầng lớp quan lại Trung Hoa đã chạy sang đất Giao Chỉ sinh sống và họ cư trú chủ yếu ở vùng Long Biên - Hà Nội. Đây là một bộ phận cư dân quan trọng góp phần thúc đẩy sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa Việt - Hán và tạo nên diện mạo lịch sử của tiếng Việt giai đoạn này. Có thể nêu một cách khái quát diện mạo đó như sau:
- Sự tiếp xúc với tiếng Hán ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển nội bộ của tiếng Việt. Những từ gốc Hán được tiếng Việt vay mượn vào thời kỳ này được giới Việt ngữ học gọi là các từ Hán - Việt cổ. Thời kỳ này, tiếng Việt Mường chung, qua tiếp xúc, đã mượn một số từ Hán lẻ tẻ vào để làm phong phú thêm cho cách diễn đạt của mình. Những từ được mượn thời đó là những từ Hán Cổ và được đọc mô phỏng theo âm Hán cổ, không giống với cách đọc Hán Việt của thời kỳ sau (từ đời Đường trở đi). Đối chiếu một số từ được mượn thời kỳ này và đọc theo âm Hán cổ với chính nó được mượn vào thời kỳ sau và đọc theo âm Hán Việt có thể thấy điều đó:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

 LÝ THUYẾT LÀN SÓNG TRONG NGHIÊN CỨU                     NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA THĂNG LONG - HÀ HỘI                                                                                                                                                                                  TS. Trịnh Cẩm Lan *  1. Lý thuyết làn sóng là gì?
            Lý thuyết làn sóng (Wave theory) hay Mô hình làn sóng (Wave model) là một lý thuyết về sự biến đổi ngôn ngữ, trong đó, những hình thức mới của một ngôn ngữ lan truyền từ một điểm trung tâm ra các vùng ngoại vi trong trạng thái sôi động ở trung tâm và yếu dần ở ngoại vi. Mô hình này thường được so sánh với hình ảnh được tạo ra khi ta ném một hòn đá xuống mặt nước.
            Lý thuyết làn sóng được xem là do các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Truyền bá luận (diffussionism) châu Âu nêu ra từ cuối thế kỷ XIX. Những người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này là hai nhà nghiên cứu người Đức Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt vào năm 1872 [1]. Các nhà truyền bá luận cũng như hai nhà nghiên cứu là tác giả của lý thuyết làn sóng đều chủ trương rằng, mọi sự biến đổi và cách tân ngôn ngữ (cũng như trong văn hóa) bao giờ cũng xuất phát từ một nơi rồi lan truyền ra các vùng khác và chính sự lan truyền ấy đã tạo nên một động lực của sự phát triển ngôn ngữ (hay văn hóa).
            Liên quan đến lý thuyết làn sóng là một số các khái niệm, các mô hình lý thuyết khác, không chỉ trong nghiên cứu ngôn ngữ, mà rộng hơn, cả trong và trước hết là trong nghiên cứu văn hóa. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhân chủng học phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX nhắc đến các khái niệm như sự thiên di, sự lan tỏa, sự loang ra… của văn hóa. Đó là sự truyền bá các hiện tượng văn hóa thông qua những cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc, các bộ lạc bằng buôn bán, di dân và thậm chí… bằng xâm lược. Cũng có một số học giả gọi lý thuyết truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa là lý thuyết về các vùng văn hóa hay các khu vực văn hóa[2]. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng nhắc đến hàng loạt các khái niệm phát sinh trên cơ sở lý thuyết này như sự truyền bá, sự lan tỏa, sự khuyếch tán… của các yếu tố ngôn ngữ chủ yếu thông qua tiếp xúc và di dân. Một trong những hệ luận nổi tiếng của Truyền bá luận là lý thuyết Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa (và không loại trừ cả trong ngôn ngữ) do các nhà nhân học Xô Viết đưa ra qua công trình “Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa từ sau các phát kiến địa lý” vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ thực tế hình thành và phát triển của các nền văn minh lớn trên thế giới như văn minh Đông Á mà Trung Hoa là trung tâm, văn minh Nam Á mà Ấn Độ là trung tâm… các tác giả Nga Xô Viết đã phát hiện ra quy luật về sự lan truyền các yếu tố văn hóa từ trung tâm theo mô hình làn sóng, cũng như sự tác động qua lại giữa trung tâm và ngoại vi trong các khu vực văn hóa [3]. Kết quả đó đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng để giải thích không chỉ các quy luật văn hóa mà cả các quy luật ngôn ngữ trong các nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ học hiện đại sau này. Liên quan trực tiếp đến lý thuyết làn sóng, lý thuyết trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu ngôn ngữ là một khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ học, đó là khái niệm và lý thuyết về các khu vực ngôn ngữ, những khu vực được tạo ra do những làn sóng ngôn ngữ với trung tâm và ngoại vi của nó. Các khu vực ngôn ngữ thường được nhắc đến nhiều là khu vực ngôn ngữ Đông Á, khu vực ngôn ngữ Ấn Độ, khu vực ngôn ngữ Ban Căng…
Hình 1: Mô hình làn sóng của Johannes Schmidt, 1872
Nguồn: Asher  R. E., The Encyclopedia of Languages and Linguistics, Pergamon Press, 1994.
Từ khi ra đời năm 1872 đến nay, lý thuyết làn sóng đã có những bước phát triển mới. Từ lý thuyết ban đầu mà Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt đưa ra theo mô hình được minh họa ở hình 1, đến năm 1973, Charler Bailey trong nghiên cứu “Những phương pháp mới để phân tích biến thể trong tiếng Anh” (New ways of Analyzing Variation in English)[4] đã đưa ra một mô hình làn sóng mới (Hình 2 và Hình 3) trên cơ sở nghiên cứu, kiểm chứng quy luật lan truyền của những làn sóng ngôn ngữ trong ngôn ngữ học xã hội hiện đại.
Hình 2: Mô hình làn sóng mới theo không gian và thời gian
của Charler Bailey, 1973
Nguồn: Walt W, Ralph W. Fasold, The study of Social Dialects in American English, Newbury House Publishers & Rowley, Massachusetts, 1974, tr. 76.
Hình 3: Mô hình làn sóng mới theo một hướng
của Charler Bailey, 1973
Nguồn: Walt W, Ralph W. Fasold, The study of Social Dialects in American English, Newbury House Publishers & Rowley, Massachusetts, 1974, tr. 77.
Trên đây là mô hình làn sóng mới của Charler Bailey được biểu diễn bằng sự lan tỏa trong không gian và thời gian. Yếu tố không gian được thể hiện qua những vòng sóng. Yếu tố thời gian được thể hiện quan các thời điểm khác nhau, từ thời điểm đầu tiên (Time i) đến thời điểm cuối cùng (Time vii). Theo mô hình này, các vòng sóng đều khởi phát từ một điểm rồi lan truyền đều đặn ra xung quanh (Hình 2) hay lan truyền theo một hướng (Hình 3) và tạo nên những khu vực ngôn ngữ (hay phương ngữ) gồm trung tâm và ngoại vi cùng có chung những đặc trưng ngôn ngữ nhất định. Về nguyên lý, đặc trưng cơ bản của khu vực trung tâm (focal areas), theo Walt W và Ralph W. Fasold, là sự thu hút, tích hợp hay hội tụ (convergence), định hình rồi lan tỏa (spreading). Do vị thế chính trị, văn hóa, xã hội… mà trung tâm bao giờ cũng có sức thu hút cao những yếu tố từ ngoại vi. Người ta gọi đó là chức năng “tụ nhân, tụ tài” của trung tâm. Sau quá trình thu hút và tích hợp vào trung tâm, các yếu tố đó sẽ được nhào nặn và định hình. Với chức năng động và sôi động của trung tâm, các sản phẩm đã được định hình lại lan tỏa, truyền bá ra ngoại vi, dần dần tạo nên sự thống nhất diện mạo của một khu vực ngôn ngữ hay phương ngữ. Trung tâm còn có một đặc trưng nữa, nó không chỉ là đầu mối giao lưu, tiếp xúc trong khu vực mà còn cả ngoài khu vực. Với đặc trưng này, trung tâm trở thành trạm trung chuyển những tiếp xúc từ các trung tâm bên ngoài vào khu vực. Còn các khu vực ngoại vi, chúng không chỉ chịu lực hút từ trung tâm mà còn tiếp nhận sự lan toả của trung tâm. Ngoại vi bao giờ cũng ít sôi động hơn trung tâm, những làn sóng ngôn ngữ ra ngoại vi thường thưa hơn, yếu hơn và có phần tĩnh lặng làm cho ngôn ngữ ở ngoại vi thường lưu giữ được những dạng thức cổ hơn so với trung tâm. Các nhà ngôn ngữ gọi đây là những khu vực di tích (relic areas)[5] hay các hóa thạch ngôn ngữ.
Mặc dù đều dựa trên một nguyên lý chung là sự lan truyền của những vòng sóng từ một điểm nào đó trong không gian rồi lan tỏa ra những khu vực lân cận (theo Schmidt) và ngoại vi (theo Bailey) nhưng những mô hình minh họa được đưa ra trước và sau một thế kỷ đã có những khác biệt đáng kể. Mô hình làn sóng của Schmidt, về bản chất, hình như vẫn chưa phản ánh được những quy luật lan truyền th
 
Top