Download miễn phí Câu hỏi ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ học


3. Ngôn ngữ có tính giai cấp không? Tại sao?
Trả lời 1:
Trước hết ngôn ngữ thuộc về tất cả các thành viên trong xã hội, nếu ngôn ngữ chỉ thuộc một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội làm sao có thể giai tiếp được với nhau. Truyền thống ngôn ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận sự phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Giai cấp thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học, hai vấn đề thuộc hai phạm trù khoa học khác nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn xã hội, ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế sự phân hóa giai cấp không dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp trong xã hội vẫn bình thường. Mọi sự phân chia tiến trình biến đổi của ngôn ngữ theo sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội là bất hợp lí.


Môn: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Phần chung
Phân tích bản chất và chức năng của ngôn ngữ.
Trả lời:
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tui hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.
Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngôn ngữ không có tính giai cấp, không phân biệt tầng lớp xã hội.
Ngôn ngữ không phải công cụ để sản xuất.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
Ngoài ngôn ngữ con người có thể dùng các phương tiện khác để giao tiếp, nhưng tất cả đều không đáp ứng được mục đích giao tiếp tốt như ngôn ngữ.
+ Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh họat và lao động, có thể truyền tải trí tuệ, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất dù nó không sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó giúp con người lĩnh hội những kiến thức mới, hợp tác cùng phát triển
+ Ngôn ngữ là công cụ để đấu tranh giai cấp. (dùng ngôn ngữ để tuyên truyền các đường lối, tư tưởng…)
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ hay câu nào mà không biểu hiện một khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại cũng không có khái niệm hay tư tưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi khái niệm, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ.
Các đơn vị của ngôn ngữ và tư duy
Trả lời:
Ngôn ngữ có 5 đơn vị ngôn ngữ chủ yếu là: âm vị, hình vị, từ và ngữ, câu, văn bản
Ngôn ngữ có tính giai cấp không? Tại sao?
Trả lời 1:
Trước hết ngôn ngữ thuộc về tất cả các thành viên trong xã hội, nếu ngôn ngữ chỉ thuộc một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội làm sao có thể giai tiếp được với nhau. Truyền thống ngôn ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận sự phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Giai cấp thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học, hai vấn đề thuộc hai phạm trù khoa học khác nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn xã hội, ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế sự phân hóa giai cấp không dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp trong xã hội vẫn bình thường. Mọi sự phân chia tiến trình biến đổi của ngôn ngữ theo sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội là bất hợp lí.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận giai cấp có ảnh hưởng tới ngôn ngữ và sự phân hóa giai cấp có tác động đến một bộ phận nào đó của cấu trúc ngôn ngữ cũng như việc sử dụng ngôn ngữ. Cho nên « trong một chừng mực nào đó ngôn ngữ là thước đo của ứng xử giai cấp»
Trả lời 2: Ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là sản phẩm của toàn xã hội và phục vụ toàn xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp và tư duy.giai cấp thống trị và giai cấp bị trị vẫn phải liên hệ với nhau về kinh tế, về tổ chức xã hội. Do đó, giữa họ cần thiết phải có một phương tiện giao tiếp chung. Ngôn ngữ có thể được các giai cấp sử dụng như một phương tiện đấu tranh giai cấp, nhưng bản thân nó không mang tính giai cấp, nó là phương tiện giao tiếp của toàn dân.
Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Trả lời:
Con người khác với các động vật khác là ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một loại phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải là một hiện tượng của tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là một hiện tượng có tính cá nhân, tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Nó là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó có phụ thuộc vào sự tồn tại và phát tiển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy. Mặt khác, nói nó là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ mà con người dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Trong cuốn Hệ tư tưởng Ðức, Mác và Ăn-ghen cho rằng: Ngông ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tui nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác. Khi đề cập tới một hiện tượng xã hội, người ta thường xem xét chúng trên cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi tự nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế thuộc thượng tầng kiến trúc vì mọi thiết chế của thượng tầng kiến trúc như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo... đều dựa trên cơ sở của hạ tầng. Cơ sở hạng tầng còn thì kiến trúc thượng tầng còn, cơ sở hạng tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi, với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết học, luật pháp, chính trị... mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời đại là tư tưởng thống trị. Nói khác đi, ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là tài sản của toàn xã hội. Vì lẽ đó, các nhà ngôn ngữ đều nhìn nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Các đặc điểm của kí hiệu ngôn ngữ? Cho thí dụ
Trả lời:
Tính khu biệt: Tính khu biệt của kí hiệu ngôn ngữ là giá trị khu biệt. Mỗi kí hiệu ngôn ngữ thể hiện ở khả năng phân biệt của nó.
Ví dụ: [gà] à /g/
[ ka] à /k/
Sự khác biệt giữa /g/ và /k/ là ở đặc trung hữu thanh và vô thanh. Hữu thanh và vô thanh là giá trị khu biệt của /g/ và /k/ để phân biệt hai âm tiết [gà] và [ka].
Tính võ đoán: là giữa hình thức ngữ âm của 1 từ và khái niệm nội dung của từ ấy, không có 1 tương quan nào.
Ví dụ: Ta không thể giải thích lí do v...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Link download cho các bạn đây
download
 
Tags: câu hỏi trắc nghiệm ngôn ngữ nói và viết, trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ quiz, đề thi dẫn luận ngôn ngữ haui, đề cương môn dẫn luận ngôn ngữ học có đáp an, tài liệu ôn thi dẫn luận ngôn ngữ học, tổng ôn dẫn luận ngôn ngữ trắc nghiệm, dẫn luận ngôn ngữ đề ôn tập, đề thi trắc nghiệm môn dẫn luận ngôn ngữ - ngành ngữ văn Anh?, ngôn ngữ có phải là tư duy không tại sao, một số câu hỏi trắc nghiệm môn dẫn luận ngôn ngữ chương 3, chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trả lời câu hỏi trong dẫn luận ngôn ngữ học của hoàng dũng, đáp án dẫn luận ngôn ngữ học đà nẵng, ôn thi môn dẫn luận ngôn ngữ học, đỀ CƯƠNG ÔN TẬP nGÔN NGỮ HỌC, de cuong on tap dan luan ngon ngu, vì sao nói ngôn ngữ là công cụ của tư duy, ngân hàng đề trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ, hướng dẫn ôn dẫn luạn ngôn ngữ, câu hỏi ôn tập cơ sở ngôn ngữ học đại cương có đáp an, câu hỏi trắc nghiệm về dẫn luận ngôn ngữ học, làm câu hỏi trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ học, dẫn luận ngôn ngữ học trắc nghiệm, đề cương ôn tập dẫn luận ngôn ngữ, Đề Dẫn luận ngôn ngữ học, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ phụ thuộc vào, tài liệu ôn tập dẫn luận ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và tư duy ví dụ, trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ có đáp an, ví dụ về ngôn ngữ không mang tính di truyền, câu hỏi dẫn luận ngôn ngữ chương 3, câu hỏi ôn tập đại cương về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, ngân hàng trắc nghiệm câu hỏi môn dẫn luận ngôn ngữ học có đáp án, Vì sao nói ngôn ngữ là một loại ký hiệu?, ôn thi dẫn luận ngôn ngữ, đề cương ôn tập môn dẫn luận ngôn ngữ học, vì sao ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân, câu hỏi vấn đáp dẫn luận ngôn ngữ học, tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt cho ví dụ, Trắc nghiệm trường nghĩa dẫn luận ngôn ngữ học, tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt dẫn luận ngôn ngữ, câu hoi ôn tập dẫn luận ngôn ngữ, nghĩa của từ là gì dẫn luận ngôn ngữ, các câu hỏi dẫn luận ngôn ngữ, câu hỏi về tại sao ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội dặc biệt, Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội câu hỏi trắc nghiệm

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ maquanht:
Dear Admin

Vui lòng giúp tài liệu này. Cám ơn.


Link download cho các bạn đây
 
Top