Download miễn phí Triết học Mác - Nền móng cho sự xác lập quan hệ hài hoà giữa con người và tự nhiên





Nếu con người cứ mải miết chạy theo những lợi ích của riêng mình mà không
bận tâm đến sự tồn tạivà phát triểncủa tự nhiên, say sưa "thống trị tự nhiên
như một kẻ xâm lược đi thống trịmột dân tộc khác'', thì đến một lúc nào đó,
sự tổn thương của tự nhiên tích tụ bởi những tác động theo chiều hướng xấu
hay quá giới hạn tự nhiên cho phép sẽ dẫn đến những hậu quả không thể
lường trước. Như một quy luật vay trả, khi đó, con ng ười sẽ phải gánh chịu sự
"trả thù" của tự nhiên. Trước đây, sự tiêu vong của nền văn minh Maya, như
khoa học hiện đại đã xác định, là do nền nông nghiệp độc canh v à đốt rừng
tràn lan để lấy đất canh tác. Hiện nay, sự nóng lên của khí hậu Trái đất, băng
tan làm mực nước biển dâng cao, nguy cơ diệt chủng của một số loài động
thực vật quý hiếm dẫn đến khả năng mất cân bằng sinh thái, tình trạng ô
nhiễm và nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt,



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRIẾT HỌC MÁC - NỀN MÓNG CHO SỰ XÁC LẬP QUAN HỆ HÀI HOÀ
GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN
NGUYỄN ĐÌNH HOÀ (*)
Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng nhằm làm rõ rằng, triết học Mác
là một trong những cơ sở lý luận cho sự xác lập mối quan hệ hài hoà giữa
con người và tự nhiên. Triết lý của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên đã chỉ rõ cơ sở của chiến lược phát
triển bền vững. Triết lý đó không chỉ khẳng định vai trò của con người, mà
còn làm nổi bật sự quy định lẫn nhau của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội,
sự đồng tiến hoá giữa con người và tự nhiên.
Tăng trưởng kinh tế một cách thuần tuý từng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu
của nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt một thời gian dài. Song, càng
ngày người ta càng nhận ra rằng, mặc dù là yếu tố cơ bản và có vai trò
quan trọng, nhưng kinh tế không phải là cái duy nhất quyết định chất lượng
sống của con người. Chính vì vậy, phát triển bền vững với một đặc trưng
nổi bật - tạo lập, duy trì quan hệ hài hoà giữa con người với tự nhiên - đang
trở thành sự lựa chọn chiến lược của các nước. Có thể nói, một trong
những cơ sở lý luận cho sự xác lập mối quan hệ hài hoà giữa con người và
tự nhiên chính là triết học Mác.
Đối lập với quan điểm của Đuyrinh coi tính thống nhất của thế giới là ở sự
tồn tại của nó, Ph.Ăngghen khẳng định: "Tính thống nhất của thế giới
không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất
của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế
giới phải tồn tại đã... Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất
của nó...". Với luận điểm đó, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, với tính cách
những bộ phận của thế giới vật chất, con người và giới tự nhiên thống nhất
ở tính vật chất, và điều này, theo ông, được chứng minh "không phải bằng
vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu
dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên"(1). Thực vậy, khoa học
tự nhiên đã đưa ra những bằng chứng để chứng minh một cách khoa học và
có sức thuyết phục về sự hình thành, tồn tại và phát triển của giới tự nhiên.
Con người không phải là một thực thể do một sức mạnh siêu nhiên nào
sáng tạo ra và độc lập với giới tự nhiên; trái lại, như các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác khẳng định, là sản phẩm cao nhất của sự tiến hoá vật chất trong
hàng triệu năm, là một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra
được. Theo đó, con người không đối lập với giới tự nhiên, mà là một bộ
phận hữu cơ của giới tự nhiên. Nói cách khác, con người và giới tự nhiên
thống nhất ở tính vật chất của chúng.
Về vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên, tư tưởng của Ph.Ăngghen
hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của C.Mác. Trong Bản thảo kinh tế -
triết học năm 1844, C.Mác đã từng khẳng định: "Giới tự nhiên... là thân thể
vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là
giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải
ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống
thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế
chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì
con người là một bộ phận của giới tự nhiên"(2). Theo các ông, khi xem xét
lịch sử, tức là từ góc độ nhận thức luận, người ta có thể chia lịch sử thành
lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại; tuy nhiên, trên thực tế, hai mặt đó
chẳng những không tách rời nhau, mà còn luôn "quy định lẫn nhau".
Sự "quy định lẫn nhau" đó phải được hiểu là mối quan hệ biện chứng giữa
giới tự nhiên và con người: một mặt, giới tự nhiên tác động đến sự tồn tại
và phát triển của con người, xã hội loài người; mặt khác, con người cũng
tác động vào tự nhiên, thực hiện sự trao đổi chất với tự nhiên. Ph.Ăngghen
đã phê phán quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử - cái quan niệm coi
"chỉ có tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có những điều kiện tự
nhiên mới quyết định ở khắp mọi nơi sự phát triển lịch sử của con người".
Theo ông, "quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng con người cũng tác
động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên và tạo cho mình những điều kiện
sinh tồn mới"(3). Thực vậy, nếu chỉ biết lấy những gì có sẵn trong tự nhiên
mà không tác động, cải tạo giới tự nhiên nhằm phục vụ lợi ích của mình thì
con người đã không thoát khỏi thế giới động vật để trở thành con người
theo đúng nghĩa, đã không sáng tạo nên lịch sử của mình. Đáng tiếc là, thay
vì tìm kiếm những giải pháp thực tế hơn để khắc phục, ngăn chặn và giải
quyết một cách tích cực những vấn đề môi trường sống bức xúc, trong
những năm vừa qua, ở một số nơi trên thế giới, một bộ phận người đã phục
hồi lại quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử dưới một hình thức mang
tính cực đoan: trở lại lối sống nguyên thuỷ, hoang dã kiểu bầy đàn. Đó
không phải là sự lựa chọn khôn ngoan, mà chỉ là một phản ứng tiêu cực,
bởi nó kéo lùi lịch sử về thời kỳ mông muội của loài người. Nói cách khác,
hiện tượng đó phản ánh sự bế tắc trong quan niệm và lối sống của một số
nhóm người trước trình trạng môi trường sống bị huỷ hoại và đứng trước
nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng.
Từ chỗ coi tự nhiên, xã hội và con người là những tiểu hệ thống trong hệ
thống thế giới vật chất, coi giới tự nhiên và con người luôn thống nhất với
nhau ở tính vật chất và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đi đến một kết luận quan trọng khác rằng,
trong thế giới đó không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả; trái lại, hiện
tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại. Điều đó có nghĩa là,
những tác động đến giới tự nhiên, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp,
tức thời hay lâu dài,... đều có ảnh hưởng đến con người với tư cách một bộ
phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Nói cách khác, theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, tất cả những gì thù địch với tự nhiên cũng là thù địch với con
người. Với vai trò là cái nôi và môi trường sống, là nguồn cung cấp năng
lượng cho sự tồn tại và phát triển của con người, rõ ràng, khi tự nhiên bị tổn
thương thì nó không thể không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, sản xuất vật chất là nền tảng của xã
hội, là cách tồn tại của con người. Trong quá trình sản xuất, thông
qua lao động của mình, con người tác động vào tự nhiên, sáng tạo nên
những sản phẩm vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát
triển. Chính trong quá trình lao động sản xuất, tác động vào tự nhiên và cải
biến tự nhiên, con người không chỉ tạo ra cho m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học mác lê nin Môn đại cương 0
N Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Kiến trúc, xây dựng 0
D TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (CAO HỌC KINH TẾ) Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên qua giảng dạy môn triết học Mác- Lê Nin tại trường Luận văn Sư phạm 0
L Triết học Mác về lịch sử quá trình pháp triển Luận văn Sư phạm 0
D Lênin, người bảo vệ và phát triển thành công triết học Mác Môn đại cương 0
D Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó Kinh tế chính trị 0
L Phát triển quan điểm triết học của C. Mác và Ph. Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top