chips_tulip

New Member

Download miễn phí Học thuyết Mác và vấn đề hoàn thiện các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay





Triết học tiến bộ phải có vai trò to lớn, mà như C.Mác khẳng định,
đó là chức năng cải tạo thế giới. Vậy, lý luận của C.Mác về lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng có đóng góp gì cho viêc phát triển nền sản xuất xã hội, mang
lại sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam ngày nay?
Đây là vấn đề rộng lớn mà trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày
một số nội dung cơ bản trong sự vận dụng quan điểm của C.Mác về
lực lượng sản xuất vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế và hội
nhập của Việt Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

HỌC THUYẾT MÁC VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NGUYỄN HỮU KHIỂN(*)
Dựa trên quan điểm của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội
nói chung, về phát triển lực lượng sản xuất nói riêng, trong bài viết
này, tác giả đã làm rõ một số nguyên tắc, phương châm cơ bản
trong việc vận dụng quan điểm của C.Mác nhằm phát triển và hoàn
thiện các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
1. Quan niệm duy vật về lịch sử trong triết học của C.Mác được coi
là bước ngoặt có tính cách mạng trong toàn bộ lịch sử triết học của
nhân loại, trong đó có quan điểm về sự tồn tại và vận động của xã
hội. Cùng với lập trường duy vật biện chứng lấy thế giới để giải thích
sự tồn tại và phát triển của chính nó, C.Mác và người cộng sự của ông -
Ph.Ăngghen còn trình bày những quan niệm duy vật về lịch sử, khẳng
định xã hội là xã hội của con người, con người xuất hiện và tạo ra xã
hội của họ, gắn liền với các hoạt động sản xuất vật chất. Chính sản xuất
xã hội của con người với năng lực, trình độ, cơ chế hợp tác khác
nhau… là những yếu tố căn bản nhất đóng vai trò quyết định trong việc
tạo ra các chế độ xã hội khác nhau cũng như sự khác biệt giữa chúng.
Bằng phương pháp biện chứng và lập trường duy vật về lịch sử,
C.Mác, lần đầu tiện trong lịch sử triết học, đã trình bày những nhận
thức khoa học về lịch sử, xã hội qua học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội. Theo đó, loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển cao thấp
khác nhau, với những tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng tiêu
chuẩn cơ bản nhất để nhận biết, phân biệt các chế độ xã hội khác
nhau chính là dựa vào sự khác nhau thông qua các yếu tố cấu thành
trong quan hệ về hình thái kinh tế - xã hội, một xã hội cụ thể trong
một giai đoạn với một cách sản xuất đặc trưng (với một lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp); một xã hội với cơ sở
hạ tầng nhất định và kiến trúc thượng tầng phù hợp.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội được C.Mác trình bày không phải
là sản phẩm của óc tưởng tượng thuần tuý, nó được ông nhận thức,
kế thừa, phát hiện và khái quát từ chính đời sống của xã hội. Ông
đưa ra một kết luận khái quát có tính khoa học rằng, sự vận động của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Với óc
khái quá hoá và trừu tượng hoá độc đáo, C.Mác vạch rõ tính quy luật
và quy luật vận động, phát triển của một số hiện tượng xã hội cấu thành
trong sản xuất, trong sinh hoạt xã hội và hoạt động của thể chế.
Cùng với phát hiện có tính lịch sử về sự vận động của các hình thái
kinh tế - xã hội, với phương pháp luận đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ
khái quát đến các yếu tố của sự vật và hiện tượng, C.Mác đã kế thừa
các học thuyết triết học xã hội trước đó và khẳng định rằng, phương
thức sản xuất ra của cải vật chất của con người là những yếu tố quan
trọng và quyết định nhất, đồng thời là tiêu chí cơ bản thể hiện trình
độ của tiến bộ xã hội, phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Với
phương pháp luận này, C.Mác không dừng lại ở việc nhận thức vai
trò to lớn của cách sản xuất đối với lịch sử, mà còn tiếp tục
“giải phẫu” cấu trúc của cách sản xuất. Ông chỉ ra rằng,
cách sản xuất xã hội là sự thống nhất của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, các yếu tố này tác động biện chứng lẫn nhau;
trong đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định còn quan hệ sản
xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Sự tác động
biện chứng giữa chúng là quy luật cơ bản, xuyên suốt toàn bộ lịch sử
vận động và phát triển của các cách sản xuất cho đến ngày
nay và nó vẫn hoàn toàn đúng, nếu chúng ta xem xét ở bất kỳ quốc
gia nào. Với phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, bằng những sự
kiện của lịch sử trong sản xuất xã hội và các quá trình xã hội khác,
chúng ta có thể làm sáng tỏ thêm rằng, chính mối quan hệ, sự tác
động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quyết
định sự phát triển của các cách sản xuất và do vậy, quyết định
sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.
Triết học tiến bộ phải có vai trò to lớn, mà như C.Mác khẳng định,
đó là chức năng cải tạo thế giới. Vậy, lý luận của C.Mác về lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng có đóng góp gì cho viêc phát triển nền sản xuất xã hội, mang
lại sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam ngày nay?
Đây là vấn đề rộng lớn mà trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày
một số nội dung cơ bản trong sự vận dụng quan điểm của C.Mác về
lực lượng sản xuất vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế và hội
nhập của Việt Nam.
2. Như đã nêu trên, vấn đề lực lượng sản xuất xã hội là một trong
những nội dung trọng yếu trong triết học xã hội của C.Mác, đồng
thời cũng là một trong những tiêu chí phân biệt nhận thức sự vận
động xã hội của những người mácxít với các quan điểm triết học xã
hội khác. Triết học Mác coi lực lượng sản xuất là yếu tố năng động
nhất trong các yếu tố cấu thành cách sản xuất xã hội, quyết
định xu hướng, tốc độ, nhịp độ vận động của các quan hệ sản xuất.
Cho đến nay, quan điểm đúng đắn đó vẫn còn nguyên giá trị, đồng
thời là cơ sở nhận thức và khảo cứu thực tiễn, xem xét những chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của các nước nói chung và của Việt
Nam nói riêng.
Vậy, vận dụng quan điểm của C.Mác về lực lượng sản xuất và vai trò
của nó trong sản xuất xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào, phương
pháp tiếp cận ra sao? Theo chúng tôi, cần dựa trên các nguyên tắc căn
bản sau:
- Nhận thức đúng đắn quan điểm của C.Mác (và V.I.Lênin - người
kế tục xuất sắc của ông);
- Không máy móc, giáo điều. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi
học thuyết của các ông chỉ là kim chỉ nam. Học thuyết của Mác ra
khỏi hoàn cảnh lịch sử đương thời chắc chắn nó cần được vận
dụng một cách sáng tạo sao cho có thể thích ứng với một xã hội cụ
thể, một quốc gia, dân tộc cụ thể (với quy mô dân cư, trình độ dân
trí, thể chế xã hội, tương quan trong nước và thế giới…).
- Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể sao cho có thể hướng tới việc phát huy cao nhất các yếu tố vốn
có, các yếu tố mới sáng tạo, các nguồn lực của đất nước và dân tộc.
Cần xác định rõ vị trí và vai trò của lực lượng sản xuất trong xã hội,
cũng như vị trí, vai trò của từng yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.
Trong lực lượng sản xuất, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đối với nước ta, ưu thế của nguồn lực con người đã được khẳng định
(thông min...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Học thuyết giá trị của mác và ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
A Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mác và ý nghĩa của việc nghiên cứu và thực hiện vấn đề lợi n Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển con người toàn diện Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Môn đại cương 0
W [Free] Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế-xã hội Luận văn Kinh tế 0
T Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhờ hai phát hiện vĩ đại của Mác, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành có tưởng Tài liệu chưa phân loại 3
S Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
S Học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội Tài liệu chưa phân loại 0
N Sự nhận thức và vận dụng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
F Nhờ hai phát hiện vĩ đại của MÁc, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà CNXH từ không tưởng thành có tưởng Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top