angel_baby

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chế định thừa kế
trong Pháp luật phong kiến việt nam


I. I) một vài nét về pháp luật phong kiến

Pháp luật ra đời, các vua chúa phong kiến có trong tay một phương tiện hữu hiệu trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Vì vậy, các vua chúa phong kiến đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Pháp luật phong kiến được xây dựng và ban bố ở triều vua này nhưng lại tiếp tục được bổ sung và áp dụng ở những đời vua sau. Tuy nhiên, do tình hình chính trị xã hội ở từng triều đại và mỗi đời vua có những biến động nên hoạt động xây dựng pháp luật được quan tâm và phát triển ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưới giác độ pháp điển hoá, pháp luật phong kiến Đại việt về căn bản có những bộ luật cơ bản như Bộ hình thư thời nhà Lý; Bộ hình thư thời nhà Trần; Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ thuộc triều hậu Lê và Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) của triều Nguyễn…
Song, pháp luật phong kiến mang đặc điểm chung là chưa được chia tách một cách rạch ròi các ngành luật. Mỗi triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp và bộ luật đó có hiệu lực trong suốt thời kỳ tồn tại của triều đại đó. Đặc biệt những thành tựu lập pháp trong thời gian này tập trung nhất ở thời kỳ Lê sơ, đỉnh cao là thời kỳ vua Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực. Trong gần 40 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều luật lệ và còn được lưu lại đến ngày nay. Không chỉ ban hành nhiều luật lệ (qua các chiếu, chỉ, đạo dụ, sắc phong...) mà hoạt động tập hợp hoá, pháp điển hoá pháp luật cũng được chú trọng thích đáng. Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật tiêu biểu nhất trong hoạt động lập pháp trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
Trừ bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật về tố tụng, các bộ luật khác trong thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo các bộ luật của Trung quốc, cách trình bày của các bản điều trong mọi lĩnh vực, hầu hết đều được trình bày dưới hình thức các quy phạm pháp luật hình sự. Các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời cận hiện đại sau này. Tuy nhiên, các bộ luật thuộc các triều đại phong kiến Việt nam có phạm vi điều chỉnh rất rộng, nó tác động tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
II. II) chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt nam
Thừa kế là một trong những chế định được đề cập đến trong nhiều bộ luật và đặc biệt là khá chi tiết trong Quốc triều hình luật, quy định ở phần cuối của chương điền sản và phần luật hương hỏa. Có thể nói đây là một chế định mới mẻ và nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê. Nó là cơ sở để chúng ta kế thừa, phát triển và dần dần hoàn thiện trong Bộ luật Dân sự Việt nam ngày nay như: hình thức di chúc, hình thức thừa kế, một số quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế... Nội dung chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật có nhiều quy định rất mới và lần đầu tiên có trong lịch sử lập pháp phong kiến với việc cho người vợ có quyền quản lí tài sản trong gia đình sau khi chồng mất, cho người phụ nữ được quyền thừa kế và phần của con gái bằng phần của con trai, cho thấy vị thế của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao hơn. Như vậy, với quy định trên ít nhiều các nhà làm luật thời Lê đã có cái nhìn ưu ái và công bằng hơn đối với người phụ nữ.
Chế định luật thừa kế triều Nguyễn cũng như triều Lê chủ yếu điều chỉnh các vấn đề tài sản và gia đình. So với bộ luật Hồng Đức, luật Gia Long có điểm khác. Luật Gia Long đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi một gia đình tuyệt tự. Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực gia đình và tài sản luật Gia long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ” mà xử. Quy định này đã bổ khuyết cho pháp luật nhà Nguyễn về luật thừa kế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: [Free] Tiểu luận Chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam

gửi minh xin link bài này, Thank .
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế định thừa kế trong luật dân sự Việt Nam năm 2005 Luận văn Luật 0
L Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Luận văn ThS. Luật: 60 38 3 Luận văn Luật 0
X Lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật Luận văn Luật 0
T Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
M Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
C [Free] Tiểu luận Chế định thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Những vướng mắc khi áp dụng chế định thừa kế Tài liệu chưa phân loại 0
J [Free] Tiểu luận Những quy định về chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật của thời Lê Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top