Mead

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU .1
NỘI DUNG .2
I. Khái quát chung về vận tải đường biển .2
1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển.2
2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế .2
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển .3
II. Các cách thuê tàu chuyên chở hàng hoá trong vận tải quốc tế .3
1. cách thuê tàu chợ .3
2. cách thuê tàu chuyến.4
III.Giao nhận hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại cảng Sài Gòn5
1.Tình hình giao nhận hàng hoá XNk tại cảng Sài Gòn.5
2. Khái quát chung về giao nhận và người giao nhận.6
3. Giao nhận hàng hoá XNK tại cảng Sài Gòn.6
KẾT LUẬN .
MỞ ĐẦU

Nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, trực thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn là cảng lớn nhất của cả nước, là cửa khẩu lớn nhất của miền Nam nói chung và của đồng bằng Nam bộ nói riêng. Cảng Sài Gòn là đầu mối giao thông trọng yếu với hậu phương rộng lớn bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam Trung bộ, phía Tây và đồng bằng sông Cửu Long.
Cảng Sài Gòn không ngừng đầu tư để tăng lực, đổi mới công nghệ bốc xếp và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hoá và kế hoạch phát triển kinh tế cho toàn khu vực phía Nam. Cảng nằm trải dài sông Sài Gòn, sông này nối liền và thông thương với các kênh rạch khu vực phía Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các phương án liên hợp vận chuyển sông – biển có hiệu quả kinh tế cao. Cảng Sài Gòn có vị trí rất thuận lợi trong việc phục vụ hàng xuất nhập khẩu, cảng nằm trên đường hàng hải quốc tế nối liền châu Âu, châu Phi với trung Quốc và Nhật Bản.
Cảng Sài Gòn có tên là “ Saigon Port”, là cửa ngõ chính của Việt Nam trong quá trình quan hệ thương mại với các nước ở khu vực, trên thế giới và hiện nay cảng Sài Gòn đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Vì thế việc mở rộng, đẩy mạnh và phát triển hệ thống vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển Sài Gòn là rất cần thiết. Để tìm hiểu hơn nữa về vấn đề này, em đã chọn đề tài:“ Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Sài Gòn”.Qua đề tài nghiên cứu này, em có thể hiểu biết sâu hơn những vấn đề liên quan tới quá trình giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển.
Bài viết của em còn nhiều thiếu sót nên rất mong quý thầy cô giáo chỉ bảo thêm để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
1.Khái quát chung về vận tải đường biển
2.Các cách thuê tàu chuyên chở hàng hoá trong vận tải quốc tế
3.Giao nhận hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại cảng Sài Gòn

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
Các tuyến đường vận tải biển hầu hết đều là những tuyến đường giao thông tự nhiên
Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyển chở của các công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạnchế như các công cụ của các cách vận tải khác.
Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp
- Nhược điểm:
+Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
+Tốc độ tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn hạn chế.
Từ những khái quát về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển, ta có thể đưa ra tổng quát về phạm vi áp dụng :
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyển chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyển chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên một cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển là yếu tố không thể tách rời buôn bán thương mại quốc tế
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.


3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
Các tuyến đường: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hay hàng hoá.
Cảng biển: Là nơi neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tùa và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của mỗi quốc gia có biển.
Phương tiện vận tải: phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển
II. CÁC PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ
Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu phổ biến:
cách thuê tàu chợ (Liner charter)
cách thuê tàu chuyến(Voyage charter)
1. cách thuê tàu chợ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ
1.1.1 Khái niệm
Tàu chợ là tàu chạy theo một tuyến đường nhất định, ghé qua những bến cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên một tuyến đường nhất định nên còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
1.1.2 Đặc điểm của tàu chợ
Căn cứ vào đặc điểm của tàu chợ, có thể chia ra thành một số đặc điểm cơ bản sau:
* Tàu chợ thường chở hàngbách hoá có khối lượng nhỏ
* Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các tàu khác
* Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
1.2 cách thuê tàu chợ
1.2.1. Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước thuê tàu chợ( liner booking note).Thuê tàu chợ là người chủ tàu( shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới(broker) yêu cầu chủ tàu( ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này sang cảng khác.Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong cách thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định.
1.2.2. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình các bước thuê tàu chợ được khái quát như sau:
Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
Bước 2: Người môi giới gửi giấy lưu cước tàu chợ(liner booking note)
Bước 3: Người môi giới và chủ tàu thoả thuận một số điều kiện trong xếp dỡ và vận chuyển.
Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng biết về kết quả lưu cước với chủ tàu.
Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu .
Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay thay mặt chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành có nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
2. cách thuê tàu chuyến
2.1.Khái niệm và đặc điểm của thuê tàu chuyến
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

junboojae

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Sài Gòn

Bạn ơi cho mình xin tiểu luận này với ạ <3
Chân thành Thank bạn!!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Sài Gòn

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top