thang4_1976

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ TNDN. 2
1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế TNDN. 2
1.2 Vai trò của thuế TNDN. 3
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2008 VÀ MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH NÀY. 4
2.1 Những nội dung cơ bản về Luật thuế TNDN 2008 và những quy định về đối tượng nộp thuế theo Luật thuế TNDN năm 2008. 4
2.1.1 Khái quát cơ bản về Luật thuế TNDN 2008. 4
2.1.2 Những quy định về đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật thuế TNDN năm 2008. 5
2.2 Đánh giá các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. 7
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc mà các tổ chức hay cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Về bản chất, thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, là loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng thuế ra đời và tồn tại là khách quan, là điều kiện vật chất quan trọng đề nhà nước tồn tại và phát triển. Để tạo cơ sở pháp lí ổn định vững chắc cho nguồn thu thuế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đòi hỏi nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật thuế đồng bộ.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp, chi tiết và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nhà nước và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong rất nhiều các loại thuế của hệ thống thuế nước ta. Đây là một loại thuế trực thu, là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Cũng như các loại thuế khác, thuế TNDN cũng được điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm chi tiết và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế TNDN thay thế cho Luật thuế lợi tức được sử dụng trong những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90. Tiếp đó, ngày 17/6/2003, Quốc hội thông qua Luật thuế TNDN sửa đổi để thay thế cho Luật thuế TNDN năm 1997. Qua các lần sửa đổi, Luật thuế TNDN ngày càng trở nên hoàn thiện, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm. Để khắc phục những nhược điểm này, ngày3/6/2008, Quốc hội nước ta thông qua Luật thuế TNDN năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Luật thuế TNDN năm 2008 có nhiều thay đổi trong đó phải kể đến những thay đổi quan trọng về đối tượng nộp thuế. Đây là một chủ trương rất quan trọng của Nhà nước, tạo ra bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một luật thuế TNDN thống nhất và hoàn chỉnh. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, đề tài xin nghiên cứu nội dung: “Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008”.
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ TNDN.
1.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế TNDN.
Thuế TNDN là một bộ phận của thuế thu nhập nói chung, cùng với thuế thu nhập cá nhân. Đây là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp) có thu nhập phát sinh từng lần hay trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định. Có thể khái quát “Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lí của các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển” (7, trang 213).
Thuế TNDN mang những đặc điểm của quan trọng của thuế như có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp, nó cũng có những đặc điểm của thuế thu nhập nói chung như: có đối tượng đánh thuế là thu nhập, là loại thuế trực thu, là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao.
Ngoài những đặc điểm chung trên, thuế TNDN còn mang những đặc điểm riêng biệt như:
Là loại thuế đánh vào lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh nên mức động viên của ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều, ngược lại những doanh nghiệp có thu nhập thấp hay gặp khó khăn sẽ được nộp thuế ít, thậm chí được giảm thuế, miễn thuế.
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định.
Do là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế TNDN.
Thuế TNDN chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó.
Về nguyên tắc, thuế có tính chất lũy tiến. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể mà một số nước trong đó có Việt Nam áp dụng thuế suất thống nhất đối với thuế TNDN.
1.2 Vai trò của thuế TNDN.
Thuế TNDN là một loại thuế phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vai trò quan trọng của thuế TNDN được thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Thứ hai, Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
Thứ ba, Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Thứ tư, Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2008 VÀ MỘT VÀI ĐÁNH GI
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
D Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhìn lại và suy ngẫm Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận Bất bình đẳng giới Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Luận văn Luật 0
B Tiểu luận: Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: tư tưởng của Pháp gia chủ trương dùng pháp trị để bình ổn và phát triển xã hội Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top