Download miễn phí Khóa luận Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3
1.1. Sự cần thiết phải quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.1.1. Vai trò bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.1.1.1. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.1.1.2. Bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương 4
1.1.2. Yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1.1.2.1. Yêu cầu quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9
1.2. Các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương 10
1.2. 1. Các hình thức trả lương 10
1.2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian 10
1.2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 11
1.2.1.3. Hình thức trả lương khoán 12
1.2.2. Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp 13
1.2.2.1. Chế độ phụ cấp 13
1.2.2.2. Chế độ thưởng 14
1.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 16
1.3.1. Nguyên tắc hạch toán: 16
1.3.2. Hạch toán tiền lương và thanh toán với công nhân viên 17
1.3.2.1. Hạch toán chi tiết 17
1.3.2.2. Hạch toán tổng hợp 20
1.3.3. Hạch toán các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 23
13.3.1.Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương 23
13.3.2. Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương 24
1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27
1.4.1. Hình thức ghi sổ nhật ký sổ cái 27
1.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ 28
1.4.3. Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chứng từ 28
1.4.4. Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chung 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ PHÍA BẮC 31
2.1. Đặc điểm chung của Công ty đại lý vận tải quốc tế phía Bắc 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 32
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 38
2.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty 39
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 41
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 41
2.1.3.2. Hình thức kế toán của công ty 43
2.1.3.3.Chứng từ, hệ thống tài khoản và các loại báo cáo kế toán 45
2.2. Thực trạng tổ chức kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc. 47
2.2.1. Hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. 47
2.2.1.1. Hạch toán số lượng lao động 47
2.2.1.2. Hạch toán thời gian và kết quả lao động của công ty vận tải quốc tế phía Bắc 48
2.2.2. Nội dung quỹ tiền lương hình thức trả lương tại công ty NorthFreight 50
2.2.2.1. Nội dung quỹ tiền lương 50
2.2.2.2. Các hình thức trả lương tại công ty 51
2.2.3. Trình tự kế toán tiền lương, thu nhập khác tại công ty 52
2.2.4. Trình tự các khoản trích theo lương tại công ty 53
2.2.5. Thực tế công tác quản lý lao động sử dụng quỹ lương và chế độ chính sách lao động tiền lương tại công ty 53
2.2.6. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp 59
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ PHÍA BẮC 66
3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 66
3.1.1. Về ưu điểm 66
3.1.2. Về nhược điểm 70
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 71
3.3. Một số ý kiến đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đại lý vận tải quốc tế
phía bắc 73
3.3.1. Ý kiến đề xuất về việc hoàn thiện mức tối thiểu 73
3.3.2. Ý kiến đề xuất về hoàn thiện việc phân phối tiền lương trong công ty. 73
3.3.3. Ý kiến đề xuất về hoàn thiện công tác tiền lương của tổ chức công đoàn 74
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


Nền kinh tế nước ta được chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ đó dẫn đên hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Một trong những vấn đề này là quản lý và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả.
Để khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng lao động của mình nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng việc cải tiến và hoàn thiện công tác tiền lương. Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiền lương được sử dụng như một công cụ quan trọng, đòn bẩy kinh tế để kích thích và động viên người lao động hăng hái sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động, đồng thời nó cũng là khoản chi phí đối với người sử dụng lao động. Đứng trước tầm quan trọng của nó, những nàh quản lý luôn quan tâm suy nghĩ và đưa ra những phương án hiệu quả để tăng năng suất lao động và tối đa hoá lợi nhuận.
Tiền lương mà hợp lý chẳng những đảm bảo thu nhập để tái sản xuất sức lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động mà còn phát huy đựơc sức mạnh to lớn của đòn bẩy kinh tế. Mặt khác nó cò làm cho người lao động từ lợi ích vật chất trực tiếp của mình mà quan tâm đến thành quả lao động, chăm lo nâng cao trình độ lành nghề, không ngừng tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương có khả năng làm cho người lao động phát huy một cách tối đa sức lao động và cả trí óc nếu như thành quả lao động của họ được bù đắp xứng đáng. Do vậy, ý nghĩa của tiền lương càng đặc biệt quan trọng hơn. Một hệ thống tiền lương chỉ phát huy hiệu quả kinh tế khi nó phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người góp phần quan trọng vào khả năng phát triển của doanh nghiệp. Vì thế không ngừng hoàn thiện các hình thức tổ chức tiền lương trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Việc hoàn thiện tổ chức tốt vấn đề tiền lương sẽ là động lực thúc đẩy công nhân viên làm việc hăng say góp phần tăng năng suất lao động thu nhập người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nền kinh tế phát triển không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp mà còn phát sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội khác. Sự quan tâm của xã hội tới người lao động là rất cần thiết thông qua các tổ chức liên quan đến lợi ích của người lao động ta gọi là các khoản trích theo lương.
Là một sinh viên, trong những năm học tập và rèn luyện tại trường em đã tích luỹ được vốn kiến thức nhất định, với mong muốn nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu một cách toàn diện về kế toán tiền lương vận dụng trong thực tế, đồng thời góp phần kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý tiền lương, BHXH.. Qua thời gian thực tập, em đã nhận thức được vai trò, vị trí cần thiết của vấn đề trên. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi cùng tập thể cán bộ trong công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc. Em đã mạnh dạn tìm hiểu về đề tài: "Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc”. Mục đích của khoá luận này là vận dụng lý thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào nghiên cứu thực tế công việcnày tại Công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc. Trên cơ sở đó phân tích những mặt còn tồn tại, góp phần vào việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Khoá luận của em gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc
Chương 3: Một số nhận xét, ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng với kiến thức hiểu biết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn hạn chế cũng như thời gian có hạn nên khoá luận của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1. Sự cần thiết phải quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Vai trò và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề "tiền lương" được rất nhiều người quan tâm, kể cả người tham gia lao động và người không tham gia lao động trực tiếp.
Trong nền kinh tế thị trường chức năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sản xuất và kinh doanh hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Để thực hiện tốt chức năng này thì vấn đề đối tượng lao động và sức lao động của con người là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình này. Sẽ không tồn tại việc tái tạo của cải vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động của con người. Vì vậy, các doanh nghiệp không ngừng có nhiệmvụ sản xuất sản phẩm, mà còn tổ chức tốt vấn đề tiền lương cho người lao động, khi đó doanh nghiệp mới thực hiện được chức năng của mình.
Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách lâu dài và hiệu quả, là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động, tăng năng suất lao động, dẫn đến hoạt động sản xuất cũng sẽ phát triển theo.
Bên cạnh đó, tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, kích thích và mối quan tâm với những người lao động và họ sẽ lao động càng hiệu quả hơn. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là yếu tố gián tiếp, quyết định sự tồn tại của quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội. Vì ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất đó là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động của con người, sẽ không tồn tại việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần nếu thiếu yếu tố lao động. Như vậy tiền lương là nghiệp vụ rất quan trọng với hoạt động của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là giá cả sức lao động, chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, là cơ sở để đánh giá trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì các nghiệp vụ phát sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết, đó là các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Đó là việc phân phối phần giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người để bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn, thai sản, bệnh nghề nghiệp …
Các khoản trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khôi phục những mặt mạnh yếu của cơ chế thị trường.
1.1.1.2. Bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương
a) Bản chất của tiền lương
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, sức lao động với tư cách là lao động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượngld thành các vật phẩm có ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình.
Đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu thông qua giá trị thặng dư. Mà theo Mác "Sức lao động có đặc điểm là khi tiêu dùng sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn. Vì thế có thể coi nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động". Để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường và liên tục thì nhất thiết phải có yếu tố sức lao động, nếu thiếu nó thì quá trình sản xuất không thể diễn ra.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như hiện nay, sức lao động mang tính chất là một loại hàng hoá đặc biệt. Người lao động có quyền tự do làm chủ sức lao động của mình, có quyền đòi hỏi được trả công chính đáng với sức lao động mình bỏ ra. Với ý nghĩa đó, tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà các doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được thoả thuận hợp lý của người mua và người bán sức lao động. Trong xã hội phát triển, tiền lương trở thành một bộ phận của họ. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bảy kinh tế. Để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
Cũng như các loại hàng hoá khác trên thị trường, tiền lương cũng tuân theo quy luật cung cầu, quy luật giá cả trên thị trường và theo quy định của Nhà nước. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động vì thế nó không tạo được động lực phát triển sản xuất. Chỉ từ khi đổi mới cơ chế nền kinh tế, nó mới thực sự đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy, ta có thể tổng hợp khái niệm về tiền lương: "Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải cho cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước". Tiền lương vừa là một phạm trù về phân phối vừa là một phạm trù của trao đổi và tiêu dùng.
Trên thực tế, tiền lương chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Xã hội càng phát triển, trình độ và kỹ năng làm việc của người lao động ngày càng cao, tiền lương không chỉ đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người lao động. Người lao động không quan tâm đến khối lượng tiền nhận được mà thực chất là họ quan tâm đến khối lượng hàng hoá dịch vụ mà họ có thể mua được bằng tiền của mình. Do vậy, đã tồn tại hai khái niệm là tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NPhLun

New Member
Re: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Đại lý vận tải quốc tế phía Bắc

bài viết rất bổ ích, thanks chủ thớt.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Khóa luận Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác tổ chức tiền lương tại Xí nghiệp xây lắ Tài liệu chưa phân loại 0
S Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán thanh toán hàng Tài liệu chưa phân loại 0
D Khóa luận Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịc Tài liệu chưa phân loại 0
K Khóa luận hoàn thiện lưu chuyển hàng xuất khẩu và xác đinh kết quả tại Công ty xuất nhập khẩu nông l Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Fit Active Việ Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khóa luận Ứng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt Tài liệu chưa phân loại 2
H Khóa luận trích ly pectin từ vỏ cam Khoa học Tự nhiên 0
D Khóa luận ứng dụng vật liệu perovskite Khoa học Tự nhiên 0
D Khóa luận Chất thuận từ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top