gaplatu_1991

New Member
Download Luận văn Mô hình du lịch vì người cùng kiệt tại vườn quốc gia Cúc Phương

Download miễn phí Luận văn Mô hình du lịch vì người cùng kiệt tại vườn quốc gia Cúc Phương





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 . Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu 3
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 4
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học 4
5. Đóng góp của luận văn 4
6. Nội dung luận văn 5
6. Nội dung luận văn 5
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÌ NGƯỜI NGHÈO 6
1.1. Người nghèo 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Nguyên nhân 7
1.1.3. Chuẩn đói nghèo 10
1.2. Vai trò của du lịch tới công cuộc xoá đói giảm nghèo 12
1.3. Du lịch vì người nghèo 17
1.3.1. Khái niệm 17
1.3.2. Các cách của du lịch vì người nghèo 21
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch vì người nghèo tại một số quốc gia 22
1.3.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của Thái Lan [29] 22
1.3.3.2. Kinh nghiệm về việc đảm bảo mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng ở Indonesia [28] 24
1.3.3.3. Kinh nghiệm về tổ chức, quản lý hoạt động và chia sẻ lợi ích từ du lịch tới cộng đồng dân cư địa phương thông qua loại hình du lịch ở nhà dân của Paraguay và Uruguay [21,48] 25
Tiểu kết chương I 38
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÚC PHƯƠNG 39
2.1. Tài nguyên du lịch 39
2.1.1. Vị trí địa lý 39
2.1.2. Tài nguyên sinh vật 40
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn- địa hình 42
2.1.4. Các yếu tố văn hóa, lịch sử 43
2.1.5. Các tuyến điểm tham quan 44
2.2. Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch 45
2.3. Nguồn nhân lực 47
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của VQG Cúc Phương từ năm 2002 đến năm 2006 48
2.4.1. Số lượng khách 48
2.4.2. Doanh thu 50
2.5. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với hoạt động du lịch tại Cúc Phương 51
2.5.1. Khái quát về cộng đồng địa phương tại Cúc Phương 51
2.5.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Cúc Phương 58
2.5.3. Những vấn đề đặt ra cho hoạt động du lịch cộng đồng tại Cúc Phương 64
Tiểu kết chương II 67
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG TỔ HỢP DU LỊCH NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÚC PHƯƠNG 68
3.1. Mục đích 68
3.2. Cấu trúc của tổ hợp 70
3.3. Nguồn nhân lực 75
3.3.1. Nguồn lao động 75
3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực 75
3.3.2.1. Nội dung đào tạo: 76
3.3.2.2. Các hình thức đào tạo 78
3.4. Đầu tư 80
3.4.1. Các hạng mục đầu tư chủ yếu 80
3.4.1.1. Cơ sở hạ tầng 80
3.4.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 80
3.4.1.3. Phương tiện vận chuyển 81
3.4.2. Nguồn vốn đầu tư 81
3.4.2.1. Từ ngân sách 81
3.4.2.2. Từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế 82
3.4.2.3. Từ các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nước 82
3.5. Phương án hoạt động 83
3.6. Quan hệ giữa tổ hợp du lịch với VQG Cúc Phương 85
3.7. Công tác quảng cáo 87
3.8. Kiến nghị 88
* Chính sách cho vay vốn ưu đãi 88
* Hỗ trợ và hợp tác của Ban Du lịch VQG Cúc Phương 89
* Nâng cao nhận thức của cư dân 89
* Về chương trình đào tạo 90
Tiểu kết chương III 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Tài liệu tiếng Việt 93
Tài liệu tiếng nước ngoài 95
Phụ lục 96
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ 103
HỆ THỐNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 104
LỜI CẢM ƠN 105
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cao thu nhập, cải thiện cuộc sống thông qua phát triển hoạt động du lịch cho những người dân sống tại các vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa - những nơi khó có điều kiện phát triển kinh tế như những vùng khác.
Như vậy, trong bối cảnh các quốc gia, khu vực đang có nhiều nỗ lực đẩy lùi vấn đề cùng kiệt đói như hiện nay thì du lịch sẽ là một công cụ hữu hiệu nhằm giúp người dân cùng kiệt có thể đẩy nhanh được vấn nạn này thông qua quá trình tham gia của họ vào quá trình hoạt động phục vụ du lịch.
Chương II. Thực trạng hoạt động du lịch tại Cúc Phương
2.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý của vườn quốc gia Cúc Phương
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, với diện tích 22.200 ha nằm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá - Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi đá vôi nằm gần kề châu thổ sông Hồng. Đây là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiều cây lâu năm, nhiều loại chim thú quý hiếm, có những vết tích lịch sử của nhiều đại địa chất ở nước ta.
Do có giá trị cao về tự nhiên, lại giữ được tính chất nguyên sinh nhất ở Việt Nam nên Cúc Phương đã trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học, thực tập về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới. Ngày 7/7/1962 Chính phủ đã phê duyệt khu rừng cấm Cúc Phương là VQG đầu tiên của Việt Nam. Ngoài mục đích bảo vệ nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học, VQG Cúc Phương còn là điển hình về cảnh quan rừng nhiệt đới có giá trị tham quan du lịch, giải trí nghỉ ngơi cho du khách.
2.1.2. Tài nguyên sinh vật
Cúc Phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Với diện tích nhỏ, chỉ bằng 1/1500 lần diện tích của cả nước nhưng đã phát hiện được 1983 loài thực vật, chiếm 17,27% trong tổng số loài thực vật của Việt Nam. Bước vào rừng già nguyên thuỷ Cúc Phương con người cảm giác sững sờ, nhỏ bé khi lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vĩ trường tồn. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ tuổi ngàn năm cao trọc trời từ 45 đến 75 mét, sống âm thầm trước bão táp nắng mưa mà trở lên khổng lồ. Để đứng vững chúng phải có bộ rễ thật đồ sộ, phần chìm sâu dưới lòng đất, phần nổi dựng đứng như thành, chạy dài hàng chục mét như cây đăng cổ thụ cao 45m, đường kính 5m; cây Vù hương cao 45m, đường kính 2,5m; cây Chò chỉ cao 70m, đường kính 1,5m; cây sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 2,5m với hệ thống bạnh vè cao chừng 10m chạy dài 20m tựa như bức tường thành; cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m.
Có những loài không phải là cây gỗ lớn, không thuộc tầng rừng nào, chúng sống nương nhờ trên thân cây khác, đó là các loài tổ diều, phong lan, tầm gửi. Rừng nhiệt đơi là xứ sở huyền diệu của các loài phong lan với hoa lạ, rất thanh tao, quý phái được ví như những cô gái kiều diễm tô hương sắc trong rừng.
Hệ dây leo trong VQG Cúc Phương cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng trườn từ cây này sang cây khác như những con trăn khổng lồ. Giống như các loài phong lan, tổ diều, các loài dây leo mềm yếu cũng phải dựa vào cây chủ, cắm chân từ mảnh đất ẩm ướt, vươn ngọn quấn quanh cây chủ mà leo dần để đón ánh mặt trời.
Khác với loài dây leo lại có loài cây ống bội bạc làm sao, chúng sinh ra từ trên thân cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi rễ bám đất chúng phát triển rất nhanh rồi bóp chết cây củ bằng bộ rễ lớn - người ta gọi đó là loài Đa bóp cổ, một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật vô chi, vô giác. Thế mới biết cuộc sống sinh tồn của cỏ cây cũng cam go khốc liệt, thế giới thực vật vô cùng phong phú như vô tận, chứa đựng biết bao điều bí ẩn.
Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 loài côn trùng.
Trong các loài thú của Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa... và nhiều loài đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ... Sống trên núi đá vôi phổ biến là các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn, voọc, ban ngày chúng lang thang kiếm ăn, đêm về trú ngụ trong hang động. ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng - một báu vật của tạo hoá, loài voọc này đã được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương.
Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới và nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh, giọng hót.... Từ mờ sáng đến chiều tối rừng già vang lên không dứt bản hoà tấu của các loài chim. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất đuôi cụt, bụng vằn.... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm lý tưởng để các nhà khoa học trong nước và trên thế giới tham quan và nghiên cứu về các loài chim.
Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Trước những kẻ thù, các loài côn trùng nhỏ bé yếu đuối, chỉ có cách ẩn mình trốn tránh. Có loài được tạo hoá cho phép tàng hình, như loài bọ lá thân hình giống như chiếc lá tươi khi chúng ẩn mình hoà vào cỏ cây thì khó có đôi mắt tinh tường nào biết được. Có loài bọ que giống hệt cành cây nhỏ, khẳng khiu, ngộ nghĩnh, đây cũng thực sự là những kiệt tác của tạo hoá. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bày như một bức tranh kỳ ảo. Bởi vậy, Cúc Phương được chọn là điểm đến của nhiều du khách trong những kỳ nghỉ hè.
Hình 2.2: Hệ động thực vật trong vườn quốc gia Cúc Phương
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn- địa hình
Cúc Phương thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá theo mùa. Do có thảm thực vật dày, cùng với địa hình tương đối cao nên nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn các vùng xung quanh. Nhiệt độ bình quân 22,50C. Lượng mưa dao động từ 1700 - 2200mm, độ ẩm tương đối cao bình quân 85% và khá đều trong năm. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 5-11) và mùa khô hanh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi cao trung bình 300 - 400m. Hai dãy núi cao chạy song song ở giữa là một thung lũng mở rộng về phía Tây Bắc, hẹp dần về phía Đông Nam. Nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Mây Bạc, đỉnh Kim Giao... Thuộc dạng điạ hình kartơ nửa che phủ, Cúc Phương nằm trọn trong cảnh địa lý đồi kartơ xâm thực, tạo nên các hang động đẹp. Các hang động ở Cúc Phương có thể khai thác cho tham quan, nghiên cứu như: động Người Xưa, động Trăng Khuyết...
2.1.4. Các yếu tố văn hóa, lịch sử
Từ xa xưa, Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò... mang đậm sắc thái văn hoá dâ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Ứng dụng mô hình tầm quan trọng - hiệu suất (IPA) tại Công ty TNHH MTV Thương Mại & Du Lịch Xứ Đà Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững c Khoa học Tự nhiên 0
E Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng mô hình hàm cầu du lịch cho Vườn quốc gia Cát Bà Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình Địa lý & Du lịch 0
K Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây Địa lý & Du lịch 0
C Xây dựng mô hình du lịch vì người nghèo tại vườn quốc gia Cúc Phương Địa lý & Du lịch 0
D Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) : Luậ Luận văn Sư phạm 0
L Phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán trong doanh nghiệp thương mại du lịch có quy mô lớn Luận văn Kinh tế 0
V Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top