vydieu_0605

New Member
Download Tiểu luận Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN giai đoạn hiện nay và Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác kinh tế - Thương mại ASEAN

Download miễn phí Tiểu luận Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN giai đoạn hiện nay và Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác kinh tế - Thương mại ASEAN





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Tổng quan về ASEAN 1
1. Quá trình hình thành và phát triển. 1
2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động. 2
II. Nội dung hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN trong giai đoạn hiện nay. 3
1. Hợp tác trong lĩnh vực thương mại. 3
2. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư. 4
3. Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ. 4
4. Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). 5
4.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa. 5
4.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ và tự do di chuyển lao động lành nghề. 6
4.3 Tự do hóa đầu tư và tự do lưu chuyển vốn. 6
4.4 Thu hẹp khoảng cách phát triển. 6
5. ASEAN – Hợp tác kinh tế - thương mại trong khu vực và trên thế giới. 7
III. Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang là vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay. Những thành tựu mà các tổ chức, liên minh trước đó (WTO, EU, NAFTA) đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên minh, liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Việc ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó. Hợp tác kinh tế - thương mại là nội dung quan trọng nhất và cũng là mục tiêu mà ngay từ khi thành lập các thành viên ASEAN hướng tới. Hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN trong giai đoạn hiện nay gồm những nội dung nào? Và là một thành viên của tổ chức này Việt Nam đã tham gia hợp tác kinh tế thương mại ra sao? Bài tiểu luận dưới đây sẽ giải đáp những nội dung trên.
NỘI DUNG
Tổng quan về ASEAN
Quá trình hình thành và phát triển.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng Cốc ngày 8/8/1967 của Hội nghị ngoại trưởng năm nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine và Indonesia. Từ năm nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có mười quốc gia thành viên, bao gồm thêm năm thành viên mới gia nhập là Bruney (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Myanma (1997) và Campuchia (1999). Xem:
Trụ sở của ASEAN đặt tại Jakarta, Indonesia. ASEAN có tổng diện tích vào khoảng 4,43 triệu km2, dân số gần 595 triệu người và tổng thu nhập quốc dân của các nước năm 2009 đạt đạt 1.492 tỷ USD.
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN được quy định tại Hiến chương ASEAN, nhìn chung hoạt động của ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau:
Duy trì và tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định cũng như sự vững chắc của khu vực, bảo đảm ASEAN là một khu vực phi vũ khí hạt nhân.
Tạo ra thị trường chung, thống nhất có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do lưu thông.
Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền.
Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa. Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục…
Để đạt được các mục tiêu trên các quốc gia trong ASEAN luôn tuân theo những nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác của Đông Nam Á (hiệp ước Bali) kí tại hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali – Indonexia năm 1976 và Hiến chương ASEAN 2007, theo đó gồm có 2 nhóm nguyên tắc:
Các nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN:
ASEAN hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc đồng thuận.
Nguyên tắc bình đẳng.
Nguyên tắc ASEAN – x.
Các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên với nước bên ngoài:
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á ký kết năm 1976 cùng nhiều văn kiện khác của ASEAN đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản hướng đến mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời đã hệ thống và tái khẳng định rõ hơn những nguyên tắc này tại khoản 2, Điều 2 Hiến chương. Xem:
Nội dung hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Hợp tác trong lĩnh vực thương mại.
Hợp tác trong lĩnh vực thương mại được thể hiện rõ nét qua việc thành lập, hoạt động và phát triển của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội. Để đối phó với tình hình đó, năm 1992, theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Xingapo đã quyết định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA).
AFTA là bước ngoặt về mặt pháp lý khu vực trong hợp tác kinh tế ASEAN, nâng hợp tác kinh tế ASEAN lên một tầm cao mới, vượt xa thỏa thuận về PTA. AFTA hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại trong nội bộ bằng cách loại bỏ tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra một thị trường thống nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường khu vực, thúc đẩy phân công lao động trong nội khối ASEAN và phát huy lợi thế so sánh của từng nước.
AFTA được thi hành dựa trên Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT cũng được ký kết vào năm 1992. Đây là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan. Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây:
Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.
Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB) : Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...) Các hạn chế về số lượng có thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác.
Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan, thể hiện qua các nội dung: Thống nhất biểu thuế quan; thống nhất hệ thống tính giá hải quan; xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan và thống nhất thủ tục hải quan.
Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư.
Để đảm bảo thực hiện hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đã được ký kết tại AEM lần thứ 30 năm 1998. Theo quy định tại Điều 3, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, mục tiêu cơ bản của AIA là tạo một thị trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn nhằm thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất, thu hút đầu tư vào ASEAN từ các nguồn trong và ngoài nước. Từ đó, AIA sẽ góp phần hướng tới tự do lưu chuyển đầu tư vào năm 2020.
Thông qua AIA, ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thu hút đầu tư. ASEAN là khu vực chính nhận dòng vốn FDI ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và bất chấp sự suy yếu kinh tế toàn cầu vào những năm 2000 – 2001. AIA cũng đồng thời cho phép các nhà đầu tư khai thác những lợi thế của các quốc gia thành viên để tối đa hóa hiệu quả sản xuất và kinh doanh với chi phí thấ. Với những kết quả trên, có thể cho thấy, AIA đã có tác dụng lớn, bước đầu tạo ra một khu vực đầu tư có sức hút và khả năng cạnh tranh, làm thông thoáng hơn môi trường đầu tư giữa các quốc gia.
Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ.
Những quy định của AFTA chủ yếu hướng tới tự do hóa lĩnh vực thương mại hàng h...
 

Hangsusu

New Member
Re: Download Tiểu luận Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN giai đoạn hiện nay và Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác kinh tế - Thương mại ASEAN

cho mình link down bài này được k, thanks nhìu nhìu :)
 

tctuvan

New Member
Re: Download Tiểu luận Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN giai đoạn hiện nay và Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác kinh tế - Thương mại ASEAN

Bạn download ở file đính kèm
 

Attachments

  • hop_tac_kinh_te_thuong_mai_asean_giai_doan_hien_nay.rar
    17,2 KB · Lượt xem: 5
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A tiểu luận: đánh giá, kiểm tra và đưa ra chiến lược phù hợp cho công ty trong giai đoạn này Luận văn Kinh tế 3
W Tiểu luận: CẤU TRÚC TỔ HỢP HƯƠNG VÀ XÂY DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG HỒNG Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Liên minh châu Âu là một hô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu v Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là n Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là nh Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP (2005) VỀ CÔNG TY HỢP DANH Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top