Download Luận văn Thu hút và quản lý rủi ro vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Download miễn phí Luận văn Thu hút và quản lý rủi ro vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài





MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, đồ thị
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1- Đầu tư gián tiếp nước ngoài.1
1.1.1- Khái niệm
1.1.2- Tầm quan trọng của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.2- Kênh thu hút vốn đầutư gián tiếp nước ngoài.2
1.2.1- Thị trường chứng khoán
1.2.2- Công tycổ phần.3
1.2.3- Quỹ đầu tư .4
1.3- Lợi ích và rủi ro gắn liền với dòng vốn gián tiếp.5
1.3.1- Lợi ích
1.3.2- Rủi ro .7
1.4- Dòng vốn đầu tư gián tiếpvà hội nhập tài chính .8
1.5- Phòng ngừa rủi ro dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.10
1.5.1- Các biện pháp kiểm soát vốn
1.5.2- Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh nhằm phòng ngừa rủi
ro cho dòng vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài .12
1.6- Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn FPI ở cácnước trên thế giới .13
1.6.1- Trung Quốc.15
1.6.2- An Độ .16
1.6.3- Thái Lan .17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO VỐN ĐẦU
TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1- Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài .18
2.1.1- Toàn cảnh vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1999 đến nay
2.1.2- Hoạt động của một số quỹ đầu tư, định chế tài chính trung gian
trong thời gian qua .23
2.1.2.1- DragonCapital .24
2.1.2.2- VinaCapital.26
2.1.2.3- Công ty Tàichính Quốctế .27
2.1.3- Những vấn đề đã đượcchính phủ giải quyết nhằm thu hút luồng vốn đầu tư g
2.2- Quản lý rủi ro vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.31
2.2.1- Nhận diện rủi rovốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại VN trong thời gian qua
2.2.2- Chính sách của Chính phủ.32
2.2.3- Tình hình triển khai các công cụ tài chính phái sinh.34
2.3- Những tồn tại trong thu hút và quản lý rủi ro dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài trong thời gianqua .35
CHƯƠNG 3: THU HÚT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
3.1- Dự báo mức độ hộinhập tài chính của VN trong giai đoạn sắp đến.41
3.2- Dự báo những rủi ro đi kèm với dòng vốn FPI .43
3.3- Biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư gián tiếp nướcngoài.45
3.3.1- Hoàn thiện hệ thống luật pháp
3.3.2- Phát triển thị trường chứngkhoán .47
3.3.3- Đẩy mạnh cổ phần hoá, tư nhân hoá .51
3.3.4- Thực hiện chính sách minh bạch hoá .52
3.3.5- Phát triển cơ sở hạ tầng tàichính .54
3.4- Nâng cao quản lý rủi ro vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài .55
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những chính sách này đã làm cho môi
trường đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của các nhà đầu tư
nước ngoài.
2.2 Quản lý rủi ro vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.1 Nhận diện rủi ro vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
trong thời gian qua
Trong thời gian qua, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ (khoảng 2-3%) trong tổng vốn đầu tư nói chung nhưng luồng vốn này đã có
những tác động nhất định đến thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng
khoán nói riêng. Chỉ tính riêng trên thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư
của các nhà đầu tư trong nước luôn bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các nhà đầu
tư nước ngoài. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi cho các nhà đầu tư trong nước vì
các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán
sẽ có những tác động lên thị trường để thu lợi nhiều nhất. Chính vì thế, nâng cao
nhận thức cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước cũng là một cách để giúp thị
trường phát triển lành mạnh, hạn chế rủi ro.
Hoạt động đầu tư gián tiếp nhìn chung rất năng động nhưng điều đó cũng
hàm chứa những rủi ro nhất định. Các quỹ đầu tư huy động vốn để đầu tư vào
Việt Nam nhưng khi nhận thấy môi trường kinh doanh không còn thuận lợi thì họ
có thể rút vốn về một cách nhanh chóng. Trước đây, đã có 6 quỹ ngừng hoạt
động trước thời hạn với số vốn rút về nước khoảng 250 triệu USD trên tổng số
vốn huy động được để đầu tư vào Việt Nam là 390 triệu USD.
Nhìn chung, do lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn
rất nhỏ bé nên những rủi ro mà nó mang lại cũng chưa thật sự rõ ràng. Tuy
nhiên, trong tương lai khi nguồn vốn này được xem trọng và có những chương
40
trình thu hút cũng như sự phát triển của thị trường tài chính đến một mức nào đó
thì việc nhận diện rủi ro cần được xem xét một cách tổng thể để Việt Nam
có thể tránh được những tổn thương cho nền kinh tế.
2.2.2 Chính sách của Chính phủ
Đầu những năm 1990, những quỹ đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được
phép hoạt động tại Việt Nam với số vốn huy động được là trên 400 triệu USD.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 thì hầu hết các quỹ này
đều rút lui, chỉ còn duy nhất Dragon Capital. Cuộc khủng hoảng tài chính đã để
lại dấu ấn khá sâu đậm đối với chính phủ Việt Nam về mặt trái của luồng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài nên đến nay tâm lý dè chừng nguồn vốn này vẫn
còn rõ nét. Chính phủ nhìn chung chưa thật sự quan tâm đến nguồn vốn này
trong thời gian qua nên hầu hết các cánh cửa dành cho nguồn vốn này lưu thông
đều bị đóng kín hay hé mở.
Sự thận trọng của Chính phủ dành cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài thể hiện qua việc ban hành các lĩnh vực ngành nghề mà nhà đầu tư nước
ngoài được phép tham gia. Ban đầu, chính phủ cho phép 15 ngành nghề được
bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đến đầu năm 2002 đã sửa đổi và mở
rộng cho 35 ngành nghề. Đang có những kiến nghị của Hiệp hội đầu tư tài chính
Việt Nam đề nghị chính phủ chỉ ban hành những ngành nghề không cho phép
đầu tư gián tiếp nước ngoài, còn những ngành nghề khác thì các nhà đầu tư nước
ngoài được phép đầu tư không hạn chế. Vấn đề này hiện đang được chính phủ
xem xét.
Đối với các giao dịch trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư nước
ngoài hay các cá nhân đều được tham gia nhưng không giao dịch bằng ngoại tệ
mà phải thông qua đồng tiền Việt Nam. Đây cũng là một trong những biện pháp
để chính phủ kiểm soát luồng vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư.
Nhìn chung, những chính sách và luật lệ được ban hành cho đến thời điểm
này thể hiện mong muốn của chính phủ trong việc kiểm soát luồng vốn đầu tư
41
gián tiếp nước ngoài một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, khi kiểm soát quá chặt chẽ
thì có thể dẫn đến bất lợi trong việc hướng tới tự do hoá tài chính. Theo thông lệ
chung ở các nước thì họ thường kiểm soát trên các dòng vốn vào và không đặt
nặng quá mức hay huỷ bỏ hoàn toàn kiểm soát vốn ra. Các chính sách kiểm
soát đối với các dòng vốn quốc tế thường là không khuyến khích ngay từ đầu các
dòng vốn ngắn hạn thông qua việc đánh thuế nặng trên các khoản lợi nhuận từ
các khoản đầu tư ngắn hạn hay áp đặr các khoản dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng
Nhà nước ở mức cao và không được hưởng lãi. Việc xoá bỏ rào cản trên các
dòng vốn ra chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp triệt để nhất và có tác
dụng quyết định đối với thu hút vốn FPI vào Việt Nam.
2.2.3 Tình hình triển khai các công cụ tài chính phái sinh
Thị trường các dịch vụ tài chính Việt Nam trong thời gian qua hầu như
hoàn toàn thiếu vắng một dạng dịch vụ cao cấp là các sản phẩm phái sinh. Việc
phát triển các sản phẩm phái sinh nhằm mục đích chính là giúp các nhà đầu tư
có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro để tránh tình trạng tháo chạy khi thị trường
có những biến động mạnh.
Trên thị trường hiện nay đã tồn tại một số công cụ phòng ngừa rủi ro giá
cả như các giao dịch kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap), các quyền chọn tiền tệ
(currency option). Tuy nhiên, các công cụ phòng ngừa rủi ro trên chỉ tồn tại cho
có và cũng rất ít doanh nghiệp sử dụng. Các ngân hàng thương mại cũng chưa
mặn mà trong việc phát triển các giao dịch này. Chính phủ cần có chính sách
khuyến khích hệ thống ngân hàng phát triển các sản phẩm phái sinh nhiều hơn
nữa để nó trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu cho thị trường cũng như
phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư.
Đối với thị trường chứng khoán thì các công cụ này mới chỉ được biết qua
sách báo trong khi đây lại là những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cho các nhà
đầu tư trên thị trường. Có lẽ do các nhà hoạch định chính sách quá lo sợ những
mặt trái của nó hay sợ các nhà đầu tư trong nước bị rối khi tham gia thị trường
42
vì nhiều công cụ quá mới mẻ và khó hiểu. Mặt khác, thị trường sản phẩm phái
sinh cũng có tác động rất lớn trong việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư mạnh hơn vào một thị trường mà họ có thể quản
trị rủi ro cho đồng vốn của mình. Phát triển thị trường phái sinh vừa có tác dụng
phòng ngừa rủi ro cho dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vừa có tác dụng thu
hút những luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Hiện tại, quy mô thị trường chứng khoán của Việt Nam còn rất nhỏ bé,
chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Với lượng vốn hoá chỉ khoảng 4
tỷ USD nên nếu xảy ra khủng hoảng ngay từ bây giờ thì cũng chưa thể làm cho
nền kinh tế suy sụp, nhưng trong tương lai khi nhiều doanh nghiệp được niêm yết
trên thị trường chứng khoán và quy mô của nó tăng lên gấp nhiều lần so với hiện
nay thì đó quả là một vấn đề lớn. Nếu chính phủ không thực h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Khách hàng và các biên pháp thu hút khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Luận văn Kinh tế 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top