Markus

New Member
Download Đề tài Tố hữu – người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại

Download miễn phí Đề tài Tố hữu – người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Giới hạn đề tài
5. Đóng góp mới
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.
2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
 
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

n đèn”. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. “Mới bảy mươi sao đã gọi là già”. Bút pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Phẩm chất nội tâm vốn có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một tiếng đờn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá, chột nưa. Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở thế thuận. Tuy vậy, Tố Hữu vẫn lấy niềm tin, lấy kinh nghiệm cuộc sống của đời mình mà nhìn hiện tại “Nắng tự lòng ta cứ ấm dần”. Dù có phải làm lại tự đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn cảnh. Trong cái bình đạm của giọng thơ,có sức rắn lại của ý chí “ Ta lại đi, như từ ấy ra đi – Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại”.
Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên tiến của thời đại cách mạng, lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn thơ Tố Hữu thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, của Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ đối với ông là phương tiện để phục vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn ông là nỗi niềm người chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm, cách xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng bàn về cách mạng, bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp chung.
2.3 CON ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu hay nhất khi cảm hứng thơ kết hợp được một cách tự nhiên ba chủ đề sau:
Ngợi ca lý tưởng cách mạng
Diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa
Thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thủy.
Trong thơ Tố Hữu, ba chủ đề nói trên, thật ra vẫn có cơ sở thống nhất ở lí tưởng cộng sản. Bởi vì niềm vui trong thơ Tố Hữu không phải gì khác là niềm tin ở lý tưởng ấy, thể hiện cụ thể trong quan hệ với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với Bác Hồ, với đồng chí, đồng bào, với nguyên tắc, với những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Cho nên danh hiệu phù hợp với Tố Hữu một cách tổng quát nhất vẫn là: Nhà thơ của lý tưởng cộng sản.
Từ ấy trong tui bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tố Hữu đã đề từ cho tập thơ đầu của mình như thế. Và nhân vật của ông, từ Lênin, Bác Hồ, anh bộ đội, anh giải phóng quân, mẹ Tơm, mẹ Suốt, chị Lý, anh Trỗi đến em Lượm, em Hòa,… đều mang “mặt trời chân lý” ấy trong tim, và được xem là “Những con người như chân lý sinh ra”.
Trong những ngày đen tối dưới ách thực dân, thơ ông đem lẽ sống đến cho những thanh niên đang hoang mang trước ngã ba đường. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông lại muốn trở thành ý thức về lẽ sống của toàn Đảng, toàn dân trên mỗi chặng đường lịch sử.
Đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ này (Từ ấy) không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tui hết sức trong sáng hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.
Đến giai đoạn Việt Bắc, lý tưởng không phải là đối tượng thể hiện trực tiếp. Nó được vận dụng như là quan điểm tiếp cận, đánh giá và khái quát hiện thực. Cảnh tượng vĩ đại của toàn dân đứng lên giết giặc đập mạnh vào cảm quan thẩm mỹ của ông. Cái tui của nhà thơ muốn ẩn mình sau những nhân vật quần chúng cách mạng đi vào thơ ông từ hiện thực. Thế giới nghệ thuật của ông trở thành hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quê hương đất nước đứng lên giết giặc, trước hết trên địa bàn chiến khu Việt Bắc.
Từ cuối giai đoạn Việt Bắc, những khái quát nghệ thuật của Tố Hữu về hiện thực lịch sử ngày càng vướn tới ý nghĩa rộng lớn hơn, đồng thời cái tui của thi sĩ cũng xuất hiện trở lại một cách đậm nét trong thế giới hình tượng của mình:
- tui chạy trên miền Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân…
- Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười...
Nhưng cái tui Tố Hữu trong Từ ấy và cái tui Tố Hữu trong những tập thơ sau này không hoàn toàn là một.
Ở Từ ấy, người thi sĩ trẻ tuổi chỉ muốn thay mặt cho chính cái cá nhân cá thể của mình. Xét về phương diện này, nó nằm trong phạm trù của cái tui thơ mới.
Thế hiện tính cá thể, cái tui Tố Hữu trong Từ ấy có những nét riêng rất đáng yêu.
Này đây, dáng điệu vừa hiên ngang, vừa non nớt của cậu học sinh trường Quốc học Huế mới giác ngộ cách mạng :
Ta nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi !
Và đây, niềm vui say cuống nhiệt, có một cái gì như là thái độ buông thả không muốn tự kiềm chế của nhà thơ trong không khí Huế tháng Tám :
Chừ đây Huế, Huế ơi ! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc !
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc
Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta ?
Ta hát huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh?
Nhực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời…
Cái tui của Tố Hữu từ cuối tập Việt Bắc, nhất là từ Gió lộng trở đi, không còn như vậy nữa. Nó hầu như mất hẳn cái riêng để trở thành cái ta của Đảng, của dân tộc. Nó tự đặt mình trên đỉnh cao của thời đại, trò chuyện với lịch sử, với nhân loại ( Bài ca mùa xuân 1961, Chào xuân 67, v.v..). Nhà thơ tự xem mình là trường hợp tiêu biểu của mối quan hệ giữa Đảng, cuộc sống và thơ (“Làm bí thư hoài có bí… thơ? – Rằng: Thơ với Đảng nặng duyên tơ” và “Nghề bí thư đâu chuyện giấy tờ? – Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ”,…). Và ông tin chắc đây là một mối lương duyên bền chặt. Nhưng chính ông chứ không phải ai khác, từ Ra trận trở đi, đã làm cho mối tình ấy nhiều lúc trở nên lỏng lẻo. Nhiều bài thơ của ông, nhất là những bài thơ xuân (Chào xuân 67, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bài ca xuân 71,v.v..) muốn trở thành một thứ thơ đường lối, thơ huấn thị, vừa ồn ào, vừa khô khan, nặng “giấy tờ” mà ít chất sống thực tế.
Tố Hữu trước hết là một nhà cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông đã “dành riêng cho Đảng phần nhiều”. Đảng yêu cầu ông trước hết phải nhằm vào đại chúng mà tuyên truyền vận động cách mạng. Ý thức về đối tượng ấy đã ảnh hưởng sâu sắc tới phương hướng phát triển của phong cách nghệ thuật của ông. Đại chúng là nơi kết tinh sâu sắc và bền vững nhất những truyền thống tinh thần dân tộc. Thơ ông dễ đi vào đại chúng cũng vì có tính dân tộc đậm đà. Người ta thường nói về màu sắc Việt Nam trong thế giới hình tượng của ông từ phong cảnh đất nước tới những con người, đặc biệt là hình tượng Bác Hồ, những bà mẹ, anh bộ đội,… Bút pháp vẽ cảnh, vẽ người cũng có một cái gì đó rất Việt Nam: màu sắc tươi sáng mà dịu dàng, loáng thoáng mấy n
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top